1.4. Các quan điểm về nghĩa
1.4.4. Về việc xác định tầng nghĩa, kiểu nghĩa chức năng thuộc từ vựng
Do số lƣợng các từ trong một ngôn ngữ không thể tăng lên vô hạn tƣơng ứng với các nội dung cần biểu đạt nên việc sử dụng các đơn vị có sẵn của hệ thống ngôn ngữ để biểu thị cái vô hạn sinh động trong thực tế khách quan đã trở thành
một phƣơng thức hữu hiệu của ngôn ngữ, dẫn đến cùng một hình thức ngữ âm có thể dùng để biểu đạt nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy, hiện tƣợng đa nghĩa đƣợc xem là một trong những quy luật có tính phổ quát của các ngôn ngữ. Trong kết cấu nghĩa của từ đa nghĩa có sự phân biệt kết cấu nghĩa lịch đại và kết cấu nghĩa đồng đại. Kết cấu nghĩa lịch đại phản ánh mối quan hệ, liên hệ phát triển lịch sử (theo trục thời gian) giữa các nghĩa trong từ đa nghĩa. Kết cấu nghĩa đồng đại cung cấp, phản ánh mối quan hệ hiện tại, mối quan hệ đƣợc xác lập từ các nghĩa hiện hành trong từ đa nghĩa.
Về mặt lịch đại, dựa vào tiêu chí nguồn gốc, thời gian xuất hiện, các nghĩa của mỗi từ đa nghĩa thuộc hai loại: nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. Nghĩa gốc chính là nghĩa có trƣớc và thƣờng phải là nghĩa tự do, còn nghĩa phái sinh là các nghĩa đƣợc hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc. Ví dụ trong tiếng Việt, từ “vố” có nghĩa gốc, nghĩa từ nguyên là “dụng cụ giống nhƣ cái vồ hoặc cái búa nhỏ, quản tƣợng dùng để dạy và điều khiển voi”, nghĩa phái sinh là “lần bị đòn đau hay bị một việc không hay gì đó bất ngờ do ngƣời khác gây ra” [25, tr. 152].
Về mặt đồng đại, tức là xét theo tiêu chí tính ổn định, thống nhất của nghĩa của từ, các nghĩa của từ đa nghĩa đƣợc phân loại theo nghĩa đen - nghĩa bóng, nghĩa hẹp - nghĩa rộng. Tuy nhiên cách phân loại này không triệt để, rõ ràng và nhất quán bởi có khi nghĩa đen là nghĩa gốc, có khi nghĩa đen là nghĩa ít lệ thuộc vào ngữ cảnh hơn cả. Vì vậy, cách phân biệt nghĩa cơ bản (nghĩa chính) và nghĩa không cơ bản
(nghĩa phụ) là hợp lý. Nghĩa cơ bản là nghĩa có chứa nhiều nét nghĩa chính, nét nghĩa tự do, nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và đƣợc nhận thức một cách ổn định, nhƣ nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Nghĩa không cơ bản có nét nghĩa cơ bản tổ hợp với nét nghĩa phụ, nét nghĩa không tự do mà phụ thuộc vào văn cảnh, nghĩa này thƣờng gặp trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ. Ví dụ: “Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn”.
số trƣờng hợp mà thôi. Do đó, nghĩa của từ “áo trắng” là nữ sinh thuộc nghĩa không cơ bản.
Nhƣ vậy, cách phân chia theo hƣớng lƣỡng phân của những từ đa nghĩa nhƣ trên có những hạn chế nhất định. Trong trƣờng hợp từ đa nghĩa có nhiều hơn hai thì nhiều nghĩa phái sinh, nghĩa không cơ bản không đƣợc gọi tên, xác định vị thế tƣơng ứng, không đủ thang độ để loại biệt các thành tố nghĩa còn lại của từ đa nghĩa. Hơn nữa, cách phân chia đó không bao quát hết đƣợc sự đa dạng của vốn từ và các loại hình phong cách chức năng.
Để khắc phục những hạn chế đó, tác giả Lê Quang Thiêm đã đề nghị phân chia các kiểu - loại nghĩa của từ đa nghĩa thành ba tầng nghĩa và sáu kiểu nghĩa bởi theo tác giả, trong rất nhiều các nhân tố tác động và quy định nghĩa từ vựng, nhân tố cần đƣợc ƣu tiên là vai trò của chủ thể ngôn ngữ và sự tri nhận nghĩa. Nghĩa của từ, nghĩa của tín hiệu trong hoạt động là sự nhận thức và ý niệm hóa ý tƣởng của ngƣời nói, của cộng đồng ngôn ngữ xác định. Sở dĩ có sự phân chia thành các tầng nghĩa và các kiểu nghĩa nhƣ vậy là vì ở các phong cách chức năng nhất định, từ đa nghĩa chỉ thể hiện một hoặc một vài nghĩa tƣơng ứng. Các nghĩa này không thể bao quát hết toàn bộ hệ thống nghĩa thực sự của từ. Nội dung phổ nghĩa của từ (theo cách hiểu của J. Lyons: trải dài từ cực duy lí khoa học là một phía và phía khác là cực biểu cảm, biểu trƣng, biểu tƣợng của tín hiệu) chính là sự phản ánh thể hiện qua văn cảnh nội dung của các từ ngữ thuộc các loại hình phong cách chức năng khác nhau. Các yếu tố, thuộc tính nội dung trải dài trong phổ nghĩa từ vựng đƣợc thể hiện tách bạch trong tầng nghĩa, kiểu nghĩa của từ. Với lập luận nhƣ vậy, tác giả đã đƣa ra cách phân chia các kiểu nghĩa và tầng nghĩa từ vựng theo hình 1.3 sau:
Hình 1.3. Sơ đồ tầng nghĩa và kiểu nghĩa từ vựng
“Nguồn: Lê Quang Thiêm, 2008” Chẳng hạn nội dung danh từ - nghĩa của nó tƣơng ứng với những dấu hiệu, thuộc tính, đặc điểm khác nhau của sự vật đƣợc gọi tên thuộc những phạm vi hoạt động, tồn tại cụ thể mà ở đó nghĩa của từ khi nó hoàn thành chức năng thì bộc lộ ra. Ta lấy ví dụ từ “rượu”: với nghĩa thông thƣờng,“rượu” mang nghĩa biểu thị thuộc tầng nghĩa thực tiễn là “chất lỏng, vị cay nồng, thường cất từ chất bột hoặc trái cây
đã ủ men” [97, tr. 811]. Với nội dung thông thƣờng này trong truyền thống tiền khoa
học, ta có các từ rượu nếp, rượu gạo, rượu chuối, v.v. Khi xuất hiện trong ngành Hoá học, “rượu” mang nghĩa biểu niệm thuộc tầng nghĩa trí tuệ: “hợp chất hữu cơ chứa nhóm hyđroxyl –OH kết hợp trực tiếp với nguyên tử cácbon” [14, tr. 258]. Đây là một nội dung xác định trong định danh chức năng khoa học, diễn đạt tri thức hoá học của khoa học tự nhiên.