Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Danh từ Đơn tiết Đa tiết
TĐ Triết học (275 thuật ngữ) 174 (63,28%) 9 ( 5,17%) 165 (94,83%) 2.4.1.4. Nhận xét đánh giá
Kết quả số liệu khảo sát thống kê từ bốn ngữ liệu chuyên ngành trên trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đƣợc thể hiện trong bảng 2.12 và hình 2.3
Bảng 2.12. Tỉ lệ thuật ngữ là danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết trong lĩnh vực KHXH&NV
STT Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Danh từ Đơn tiết Đa tiết
1 TĐ GTTN Ngôn ngữ học (206 thuật ngữ) 162 (78,64%) 15 (9,26%) 147 (90,74%) 2 TĐ Tâm lý (229 thuật ngữ) 109 (47,60%) 30 (27,52%) 79 (72,48%) 3 TĐTN Văn học (187 thuật ngữ 157 (83,96%) 29 (18,47%) 128 (81,53%) 4 TĐ Triết học (275 thuật ngữ) 174 (63,28%) 9 ( 5,17%) 165 (94,83%)
Hình 2.3. Tỉ lệ thuật ngữ là danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết trong lĩnh vực KHXH&NV
Từ bảng và biểu đồ về tỉ lệ thuật ngữ là danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trên, chúng ta thấy rằng từ loại danh từ chiếm số lƣợng áp đảo so với từ loại động từ và tính từ đƣợc khảo sát trong các ngữ liệu thuộc lĩnh vực đó. Những đơn vị này kiêm nghĩa thông thƣờng (kiểu nghĩa biểu thị, tầng nghĩa thực tiễn) và nghĩa thuật ngữ (nghĩa biểu niệm, tầng nghĩa trí tuệ). Trong số các đơn vị đƣợc khảo sát thống kê, các thuật ngữ là danh từ đa tiết chiếm số lƣợng lớn hơn hẳn so với thuật ngữ là danh từ đơn tiết.
0 20 40 60 80 100 TĐ Tr.H TĐ GTTN NNH TĐ TL TĐ VH DT đơn tiết DT đa tiết TN DT
Tỉ lệ thuật ngữ là danh từ xuất hiện trong TĐTN Văn học cao nhất (83,96%), đứng thứ hai là TĐ GTTN Ngôn ngữ học (78,64%), đứng thứ ba là TĐ Triết học (63,28%) và thuật ngữ là danh từ có số lƣợng thấp nhất trong TĐ Tâm lý (47,6%).
Sự phân bố danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết thể hiện rất rõ trong mỗi loại tƣ liệu thống kê trên, đó là: tỉ lệ thuật ngữ là danh từ đa tiết cao hơn nhiều so với thuật ngữ là danh từ đơn tiết. Con số tỉ lệ phần trăm của danh từ đa tiết trong bốn loại ngữ liệu đều trên 70%. Những thuật ngữ là danh từ đa tiết chiếm số lƣợng nhiều nhất trong TĐ Triết học (94,83%), lần lƣợt giảm dần trong TĐ GTTN Ngôn ngữ học (90,74%), sau là TĐTN Văn học (81,53%) và số lƣợng thuật ngữ là danh từ đa tiết chiếm ít hơn cả xuất hiện trong TĐ Tâm lý (72,48%). Những thuật ngữ là danh từ đơn tiết chiếm số lƣợng nhiều nhất trong TĐ Tâm lý (27,52%), lần lƣợt giảm dần trong TĐTN Văn học (18,47%), TĐ GTTN Ngôn ngữ học (9,26%), TĐ Triết học có thuật ngữ là danh từ đơn tiết (5,17%) chiếm số lƣợng ít nhất so với những loại ngữ liệu đƣợc khảo sát thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
2.4.1.5. Tổng hợp và đánh giá chung
a. Tổng hợp
Từ những ngữ liệu đƣợc khảo sát, thống kê trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chúng tôi thu đƣợc kết quả tổng hợp qua hình 2.4 và bảng 2.13 nhƣ sau:
Hình 2.4. Tỉ lệ thuật ngữ là danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết trong lĩnh vực KHTN và lĩnh vực KHXH&NV 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 SGKTH TĐVLPT TĐHHPT TĐSH TĐTR.H TĐGTTNNNH TĐTL TĐVH Đơn tiết Đa tiết
Bảng 2.13. Tỉ lệ thuật ngữ là danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết trong lĩnh vựcKHTN và lĩnh vực KHXH&NV
STT Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Danh từ Đơn tiết Đa tiết
1. SGK Toán học (THPT) (407 thuật ngữ) 326 (80,09%) 45 (13,8%) 281 (86,2%) 2. TĐ Hóa học phổ thông (223 thuật ngữ) 179 (80,27%) 32 (17,88%) 147 (82,12%) 3. TĐ Sinh học (366 thuật ngữ) 293 (80,05%) 119 (40,61%) 174 (59,39%) 4. TĐ Vật lí phổ thông (309 thuật ngữ) 256 (82,85%) 38 (14,84%) 218 (85,16%) 5. TĐ GTTN Ngôn ngữ học (206 thuật ngữ) 162 (78,64%) 15 (9,26%) 147 (90,74%) 6. TĐ Tâm lý (229 thuật ngữ) 109 (47,60%) 30 (27,52%) 79 (72,48%) 7. TĐ TN Văn học (187 thuật ngữ) 157 (83,96%) 29 (18,47%) 128 (81,53%) 8. TĐ Triết học (275 thuật ngữ) 174 (63,28%) 9 ( 5,17%) 165 (94,83%) b. Đánh giá chung
Qua biểu đồ và bảng thống kê phân loại của cả tám loại ngữ liệu trên trong lĩnh vực KHTN và KHXH&NV, chúng tôi nhận thấy:
Về mặt từ loại, danh từ chiếm số lƣợng nhiều nhất trong tổng số thuật ngữ của mỗi loại tƣ liệu. Về mặt cấu tạo từ, trong hai loại đơn vị ngữ liệu đƣợc thống kê (từ đơn tiết và từ đa tiết ghép nghĩa), số lƣợng từ đa tiết trong các ngữ liệu đƣợc khảo sát thống kê chiếm đa số, từ đơn tiết chiếm số lƣợng ít. Những từ đa tiết ghép nghĩa nhƣ đã biết đƣợc tạo nên từ sự kết hợp các hình vị với nhau, đây là con đƣờng chủ yếu làm giàu vốn thuật ngữ và cũng có khả năng kiêm chức năng - nghĩa rõ nét
để phát triển nghĩa theo chiều sâu chuyên môn hóa. Những đơn vị ghép nghĩa về nguồn gốc phần lớn là Hán Việt. Những đơn vị này khi đƣợc tiếng Việt vay mƣợn có hai khả năng: một là nó đƣợc nhìn nhận nhƣ những từ thƣờng để dùng trong lời nói, trong các văn bản phổ thông; hai là trong quá trình phát triển của tiếng Việt cùng với trình độ tƣ duy khoa học, những đơn vị này đƣợc chuyển đổi thành thuật ngữ và hiện nay đƣợc đƣa vào mục thuật ngữ của từ điển chuyên môn. Trong các tài liệu giáo khoa, các đơn vị này đƣợc giải thích, định nghĩa nhƣ là những thuật ngữ biểu đạt khái niệm khoa học.
Nhƣ vậy, thuật ngữ hóa từ thông thƣờng là sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của từ, cấp cho từ đó một nghĩa mới nhằm biểu thị một khái niệm hoặc một sự vật, hiện tƣợng thuộc lĩnh vực chuyên môn nào đó. Đây là kết quả của quá trình chuyển hóa nghĩa của từ thông thƣờng, làm cho nó mang thêm nghĩa thuật ngữ. Đó là quá trình làm cho nghĩa của từ từ nghĩa dùng chung có thêm nghĩa thuật ngữ phản ánh phạm vi cụ thể hơn, chính xác hơn. Nghĩa thông thường đƣợc sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày, còn nghĩa thuật ngữ chỉ đƣợc dùng trong một lĩnh vực khoa học nhất định, lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của một ngành khoa học, là phƣơng tiện giao tiếp và tri nhận giữa các nhà khoa học cùng lĩnh vực. Khi thuật ngữ hóa từ thông thƣờng thì nghĩa của những từ này mang nghĩa chuyên môn để có thể diễn đạt chính xác một khái niệm hoặc đối tƣợng khoa học mà chúng biểu thị và nó trở thành đối tƣợng của sự phân tích, giải thích, miêu tả nghĩa chuyên môn trong các tài liệu khoa học (sách giáo khoa) và là đối tƣợng của cấu trúc vĩ mô của các từ điển chuyên môn.
2.4.2. Kết quả phân tích định tính
Những ngữ liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc về phân tích định tính dƣới đây là rút ra từ việc điều tra khảo sát các tài liệu chuyên môn. Để phản ánh trung thực thực tế biểu hiện, chúng tôi cung cấp nguyên những tài liệu hiện có. Nội dung cung cấp không chỉ là nội dung khái niệm, nghĩa mà còn là cách miêu tả giải thích của các soạn giả từ điển, sách giáo khoa. Về sự bình luận, đánh giá mức độ chuẩn của
nguồn ngữ liệu này, chúng tôi sẽ đề cập đến trong chƣơng cuối của luận án. Dƣới đây là những biểu hiện cụ thể trong thuật ngữ.
2.4.2.1. Chuyển nghĩa của thuật ngữ trong một chuyên ngành
a. Thuật ngữ bao hàm hai nội dung chuyên môn
- Trong lĩnh vực chuyên ngành Toán học, “cạnh” (d.) trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê mang hai nghĩa chuyên môn khác nhau: “3 (chm.). Đoạn làm thành phần của một đƣờng gấp khúc hay của một đa giác. Cạnh hình chữ nhật. 4 (chm.). Đƣờng thẳng hay phần đƣờng thẳng làm thành phần của một hình.
Cạnh hình hộp; cạnh của một góc” [97, tr. 108].
- Trong lĩnh vực chuyên ngành Hóa học, thuật ngữ “men” (d.) mang hai nghĩa: “1. Chất xúc tác sinh học có bản chất protein, do nguyên sinh chất của các tế bào sống tiết ra. 2.Vật liệu bóng trong suốt hoặc có màu dùng làm lớp phủ bảo vệ hay trang trí bên ngoài kim loại và sành sứ” [14, tr. 191].
- Trong lĩnh vực chuyên ngành Sinh học, thuật ngữ “biểu bì” (d.) mang hai nghĩa. Với nghĩa thứ nhất, “biểu bì” là “lớp tế bào bảo vệ phía ngoài của thực vật”
[80, tr. 30]. Vd:“So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín” [153, tr. 22]. Với nghĩa thứ hai, “biểu bì” là “lớp tế bào hoặc mô phía ngoài của động vật, thƣờng dùng để bảo vệ cho các mô ở phía dƣới và bảo đảm cho cơ thể thông bị thấm nƣớc” [80, tr. 30]. Vd: “Trong cơ thể có 4 loại mô chính là mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh” [152, tr. 14].
- Trong lĩnh vực chuyên ngành Vật lí, thuật ngữ “độ” (d.) mang hai nghĩa sau: với nghĩa thứ nhật, “độ” là “đơn vị góc phẳng, bằng 1/90 góc vuông” [6, tr.
66]. Vd: 1 độ chia thành 60 phút hay 3600 giây. Với nghĩa thứ hai, “độ” là “cách
gọi vắn tắt của nhiệt độ” [6, tr. 66]. Vd: “Năm 1742, Xen-xi-út (Celsius, 1701- 1744), người Thụy Điển, đã đề nghị chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với 1 độ, kí hiệu là 1oC” [100, tr. 69].
- Trong lĩnh vực chuyên ngành Ngôn ngữ học, thuật ngữ “vị trí” (d.) mang hai nghĩa: “1. Chu cảnh ngữ âm của âm vị tạo nên những điều kiện phát âm nhất định cho nó. Vd: vị trí cần yếu; vị trí trung hòa. 2. Chỗ do một yếu tố (một đơn vị v.v…) chiếm giữ trong phát ngôn (hoặc một phần của phát ngôn). Vd: vị trí cú pháp” [157, tr. 426].
- Trong lĩnh vực chuyên ngành Văn học, thuật ngữ “phương ngôn” (d.) mang hai nghĩa sau: “1. Những câu tục ngữ đƣợc lƣu hành trong một địa phƣơng, một vùng, miền đất nhất định. Vd:“câu Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống là câu phương ngôn của vùng Thanh - Nghệ nhằm chỉ hai huyện nhiều lúa của hai tỉnh
Thanh Hóa và Nghệ An”. 2. Đồng nghĩa với tục ngữ, chỉ chung toàn bộ những câu
tục ngữ của nhân dân. Vì hầu hết tục ngữ trƣớc khi đƣợc lƣu truyền rộng rãi trong nƣớc, thƣờng là những phƣơng ngôn theo nghĩa hẹp, là sản phẩm của một địa phƣơng nhất định” [50, tr. 264].
- Trong lĩnh vực chuyên ngành Triết học, thuật ngữ “cá nhân” (d.) mang hai nghĩa khác nhau: “1. Con ngƣời với những phẩm chất đƣợc quy định về mặt xã hội và đƣợc biểu lộ ở mỗi cá nhân: trí tuệ, tình cảm, ý chí. 2. Mỗi con ngƣời riêng biệt với những đặc điểm cá nhân vốn có của mình về tính cách, trí tuệ và tình cảm”
[105, tr. 77].
b. Thuật ngữ bao hàm ba nội dung chuyên môn
- Trong cùng lĩnh vực Ngôn ngữ học, thuật ngữ “chức năng”(d.) mang ba nghĩa khác nhau. Nghĩa thứ nhất, “chức năng” là “vai trò, nhiệm vụ mà đơn vị ngôn ngữ đảm nhiệm khi nó hoạt động trong lời nói”. Vd: Chức năng của chủ ngữ.
Chức năng của bổ ngữ. Chức năng của giới từ” [157, tr. 60]. Nghĩa thứ hai, “chức
năng” là “mục đích và đặc điểm của một đơn vị ngôn ngữ nào đó đƣợc thể hiện trong lời nói” [157, tr. 60]. Nghĩa thức ba, “chức năng” là “sự biểu thị khái quát các mặt (bình diện) khác nhau của ngôn ngữ và các yếu tố của nó xuất phát từ góc độ sử dụng vai trò, nhiệm vụ của chúng” [157, tr. 60]. Vd: “Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản: chức năng làm công cụ giao tiếp và chức năng làm công cụ để tiến hành tư duy trừu tượng” [25, tr. 92].
- Trong lĩnh vực chuyên ngành Vật lí, thuật ngữ “vôn” (d.) mang những nghĩa sau: “1. Trong trƣờng tĩnh điện, vôn là điện thế tại một điểm mà công của điện trƣờng di chuyển một đơn vị điện tích (culông) từ điểm đó ra vô cùng bằng một jun. Vôn cũng là hiệu điện thế giữa hai điểm mà khi di chuyển điện tích 1 culông từ điểm nọ đến điểm kia thì công của lực điện thực hiện là 1 jun” [6, tr. 187]. Vd: Biết
hiệu điện thế UMN = 3vôn. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. VM = 3V B. VN = 3V
C. VM – VN = 3V D. VN - VM = 3V
[10, tr. 29]. “2.Vôn là suất điện động của một nguồn điện mà điện tích 1 culông chạy qua mạch kín chứa nguồn sinh ra công 1 jun” [6, tr. 187]. Vd: Nguồn điện có suất điện động là 3 vôn và có điện trở trong là 2Ω. Mắc song song hai bóng đèn như nhau có cùng điện trở là 6Ω vào hai cực của nguồn điện này.
a)Tính công suất tiêu thụ điện của mỗi bóng đèn.
b)Nếu tháo bỏ một bóng đèn thì bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn hay yếu hơn
so với trước đó? [10, tr. 54].
“3. Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm của một dây dẫn đồng tính có nhiệt độ đều khi giữa hai điểm đó một dòng điện không đổi 1 ampe tạo ra công suất 1 oát” [6, tr. 187].
Vd: “Một acquy có suất điện động và điện trở trong là E = 6 vôn (6V) và r =0,6Ω. Sử dụng acquy này để thắp sáng bóng đền có ghi 6V – 3W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của acquy khi đó” [10, tr. 58].
- Trong chuyên ngành Sinh học, thuật ngữ “gân” (d.) mang những nghĩa sau: “1.tv. Một trong các bó mạch của lá” [80, tr. 122]. Vd: “Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng. Có ba kiểu gân lá: hình mạng, song song và hình
cung. Có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép” [153, tr. 64]. “2. đv. Một trong số
các ống chitin để nâng đỡ và làm cứng cánh ở côn trùng - gân cánh” [80, tr. 122].
Vd: Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay... Hệ gân
cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp.... “3.đv. Mô liên kết không đàn hồi, dai nối cơ với xƣơng” [80, tr. 122]. Vd: “Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có
gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ” [152, tr. 32];
“Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra?” [152, tr. 33].
c. Thuật ngữ bao hàm bốn nội dung chuyên môn
- Trong chuyên ngành Ngôn ngữ học, thuật ngữ “từ vựng” (d.) mang những nghĩa sau: “1. Toàn bộ các từ của một ngôn ngữ. Từ vựng là đối tƣợng nghiên cứu của từ vựng học, ngữ nghĩa học, danh xƣng học. 2. Toàn bộ các từ đặc trƣng cho một biến thể ngôn ngữ và gắn liền với phạm vi sử dụng chúng. Từ vựng địa phương. 3. Một trong các lớp phong cách nằm trong thành phần vốn từ của một ngôn ngữ. Từ vựng toàn dân; Từ vựng hội thoại. 4. Toàn bộ các từ đƣợc một tác giả nào đó sử dụng, tạo nên “ngôn ngữ” của tác giả đó, hoặc toàn bộ các từ có trong một tác phẩm văn học, một trƣờng phái văn học. Từ vựng của Nguyễn Du”
[157, tr. 406].
- Trong chuyên ngành Sinh học, thuật ngữ “gai” (d.) mang những nghĩa sau: “1. Mầm lồi bảo vệ phát triển từ trên bề mặt của cây. 2. Gai nhọn hóa gỗ cứng trên thân cây của thực vật có mạch” [80, tr. 121]. Vd: “Lông có thể hóa gỗ hoặc trở nên rất cứng rắn, biến thành gai như ở thân cây hoa hồng, cây mây, hoặc có đầu nhọn
sắc như ở bẹ mía, thực hiện chức năng bảo vệ”. “3. tv. Biến dạng của lá thành một
cấu trúc nhỏ nhọn để bảo vệ chống lại các con vật ăn lá” [80, tr. 121]. Vd: “Lá của một số loại cây đã biến đổi thành hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như lá biến thành gai, lá biến thành tua cuốn hay tay móc, lá vảy, lá dự trữ chất hữu cơ, lá bắt mồi,…” [153, tr. 85]. 4. “Gai của đốt sống - cột sống” [80, tr. 121]. Vd: Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức