Tên ngữ liệu Từ loại Cấu tạo từ
Danh từ Đơn tiết Đa tiết
TĐ Sinh học (366 thuật ngữ) 293 (80,05%) 119 (40,61%) 174 (59,39%)
d. Từ điển Vật lí phổ thông: chúng tôi thống kê đƣợc 309 thuật ngữ hóa từ thông thƣờng, danh từ chiếm số lƣợng đa số: 256 thuật ngữ, khoảng 85,16% trong đó có 38 thuật ngữ là danh từ đơn tiết (14,84%) và 218 thuật ngữ là danh từ đa tiết (58,16%). Chúng tôi xin dẫn một số ví dụ trong nguồn ngữ liệu này:
- Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đơn tiết:
+ Ví dụ: “lực” (d.) theo nghĩa thông thƣờng là “sức, sức mạnh”. Vd: Thế và
lực ngày càng mạnh [97, tr. 576]. Theo nghĩa chuyên môn, “lực” là “đại lƣợng vectơ, biểu thị tƣơng tác giữa các vật” [6, tr. 105]. Vd: “Lực của một động cơ đẩy tên lửa lúc khởi hành có thể lên đến 10.000.000N” [100, tr. 35]; “Trong thực tế, người ta hay sử dụng palăng, đó là một thiết bị gồm nhiều ròng rọc. Dùng palăng cho phép giảm cường độ lực kéo, đồng thời làm đổi hướng của lực này” [100, tr. 52].
+ Ví dụ: “công” (d.) trong “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê mang những
nghĩa thƣờng sau:
1. Sức lao động bỏ ra để làm việc gì. Kẻ góp của, người góp công. 2. Đơn vị để tính sức lao động bỏ ra, bằng lao động trung bình trong một ngày của một ngƣời bình thƣờng. Người khỏe làm một ngày được hai công. 3. Đơn vị để tính phần đóng góp vào lao động của súc vật dùng làm sức kéo hoặc của một số công cụ, bằng một ngày sử dụng súc vật hoặc công cụ đó. Cần hai công trâu. 4. Khoản tiền hoặc của cải vật chất trả cho công lao động làm thuê. Đi cấy lấy công. 5. Điều làm đƣợc tƣơng đối lớn vì nghĩa vụ hoặc vì sự nghiệp chung, đáng đƣợc coi trọng và đƣợc đền đáp. Thưởng người có công” [97, tr. 200].
Khi “công” đƣợc dùng trong ngành Vật lí thì nó mang nghĩa thuật ngữ “đại
lƣợng vật lí đặc trƣng cho tác dụng của lực” [6, tr. 37]. Vd:“Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát. Vì vậy, công mà ta phải tốn (A2) để nâng
vật lên bao giờ cũng lớn hơn công (A1) dùng để nâng vật khi không có ma sát, đó là
vì phải tốn một phần công để thắng ma sát” [101, tr. 51]. - Sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của danh từ đa tiết:
+ Ví dụ: “trọng tâm” (d.) mang nghĩa thông thƣờng là “cái chủ yếu, quan trọng nhất, đòi hỏi phải tập trung sự chú ý” [97, tr. 1004]. Vd: Lương thực là trọng
tâm của sản xuất nông nghiệp. Trong ngành Vật lí, “trọng tâm” mang nghĩa thuật
ngữ là “điểm cố kết với vật rắn, tuy có thể ở ngoài vật ấy, là điểm đặt của tổng hợp lực các trọng lực tác dụng lên các hạt của vật rắn” [6, tr. 177]. Vd:“Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật, dài 12cm, rộng 6m,
bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3cm ở một góc” [12, tr. 106]; “Ở dạng cân
bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận. Ở dạng cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận. Còn ở dạng cân bằng phiếm định, vị trí trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi” [12,
tr. 108].
+ Ví dụ: “chu kì” (d.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Khoảng thời
gian không đổi ngắn nhất để một quá trình tuần hoàn lặp lại sự diễn biến của nó.
Chu kì quay của Trái đất là một ngày đêm. 2. Khoảng thời gian tƣơng đối không đổi
giữa hai lần diễn ra kế tiếp nhau của một hiện tƣợng thƣờng xuyên lặp đi lặp lại.
Chu kì sinh đẻ của cá” [97, tr. 167]. Theo nghĩa thuật ngữ ngành Vật lí, “chu kì” là “khoảng thời gian nhỏ nhất để sau đó hệ có chuyển động tuần hoàn trở lại đúng trạng thái của nó ở thời điểm ban đầu của khoảng. Cũng là thời gian để hệ dao động thực hiện đƣợc một dao động, hoặc sóng lan truyền đƣợc một bƣớc sóng. Chu kì T liên hệ với tần số f theo công thức T = 1/f” [6, tr. 31]. Vd: “Có thể đo chu kì con lắc đơn có chiều dài l < 10cm hay không? Vì sao?” [11, tr. 32].
Từ những kết quả về số lƣợng những thuật ngữ là danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết đƣợc khảo sát, thống kê trong “Từ điển Vật lí phổ thông”, chúng tôi tổng hợp thành bảng 2.6 nhƣ sau: