Kết quả của sự chuyển tầng nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 135)

4.2. Ẩn dụ và hoán dụ hai phƣơng thức chuyển nghĩa của từ

4.2.3.1. Kết quả của sự chuyển tầng nghĩa

Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt”, chúng tôi đã thống kê đƣợc 181 từ đa nghĩa mang nghĩa chuyên môn trong đó có 201 nghĩa chuyên môn đƣợc phái sinh từ nghĩa cơ bản. Tỉ lệ các nghĩa chuyên môn phái sinh theo phƣơng thức ẩn dụ chiếm 134/201 = 66,67 %; tỉ lệ các nghĩa chuyên môn phái sinh theo phƣơng thức hoán dụ chiếm 67/201 = 33,33% . Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1. Tỉ lệ nghĩa phái sinh theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ

Tên ngữ liệu Từ loại

Ẩn dụ Hoán dụ

Từ điển tiếng Việt

(201nghĩa thuật ngữ)

134

(66,67%)

67

(33,33%)

Sự chuyển tầng nghĩa theo phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ xảy ra ở cả ba loại từ loại (danh từ, động từ, tính từ), trong đó danh từ chiếm tỉ lệ cao nhất (106/181 = 58,56%), đứng thứ hai là động từ (chiếm 62/181= 34,25%) và tính từ chiếm tỉ lệ thấp nhất (13/181 = 7,19%). Những đơn vị có sự chuyển tầng nghĩa theo phƣơng thức ẩn dụ có tỉ lệ cao hơn những đơn vị có sự chuyển tầng nghĩa theo phƣơng thức hoán dụ. Kết quả đƣợc tổng hợp qua bảng 4.2hình 4.1 sau:

Bảng 4.2. Tỉ lệ thuật ngữ là danh từ, động từ và tính từ có nghĩa phái sinhtheo phương thức ẩn dụ và hoán dụ trong Từ điển tiếng Việt

Tên ngữ liệu Từ loại

Danh từ Động từ Tính từ

Từ điển tiếng Việt

(181thuật ngữ) 106 (58,56%) 62 (34,25%) 13 (7,19%)

Hình 4.1. Biểu đồ tỉ lệ thuật ngữ là danh từ, động từ và tính từ có nghĩa phái sinh theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ trong Từ điển tiếng Việt

4.2.3.2. Biểu hiện chuyển tầng nghĩa theo phương thức ẩn dụ từ vựng

Tùy theo các sự vật x và y tức là sự vật chính và sự vật nhận tên gọi ẩn dụ là các sự vật cụ thể, cảm nhận đƣợc bằng giác quan hay là các sự vật trừu tƣợng màtác giả Đỗ Hữu Châu phân chia ẩn dụ từ vựng làm hai loại lớn là: “ẩn dụ cụ thể - cụ thể cụ thể - trừu tượng” [25, tr. 157]. Trong hai kiểu ẩn dụ này, chúng tôi nhận thấy, hiện tƣợng chuyển nghĩa theo kiểu ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng đặc trƣng cho thuật ngữ hóa từ thông thƣờng trong tiếng Việt. Sở dĩ có hiện tƣợng này là bởi quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ. Những từ thông thƣờng vốn có nghĩa gốc, nghĩa cơ bản dễ hiểu, dễ nhớ và quen thuộc trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Khi đƣợc sử dụng trong lĩnh vực khoa học, những đơn vị này biến đổi, phát triển nghĩa và tạo ra nghĩa phái sinh với chức năng là thuật ngữ. Phần lớn các nghĩa phái sinh bao giờ cũng dựa vào nghĩa ban đầu, nghĩa cơ sở (có tính cụ thể) rồi sau đó mới thực hiện việc chuyển đổi, kết quả của sự chuyển đổi cho ra nghĩa trừu tƣợng nhƣng vẫn bảo đảm giữ lại ít nhiều nghĩa gốc, hoặc vẫn có sự liên hệ về nghĩa với nghĩa gốc. Căn cứ cho sự chuyển đổi này là những điểm giống nhau

58,56 34,25 7,19 0 20 40 60 80 Danh từ Động từ Tính từ

giữa hai quá trình, hai hành động, tính chất, có khác chỉ là ở chỗ từ cụ thể đến trừu tƣợng. Chúng tôi xin dẫn ra một số thí dụ sau:

- Đối với danh từ:

Từ “thời1” (d.) vốn có nghĩa cơ bản, cụ thể là “khoảng thời gian dài đƣợc xác định một cách đại khái về mặt có những đặc điểm lớn, những sự kiện lớn nào đó. Thời thơ ấu. Thời đại...” [97, tr. 922]. Về sau “thời1”đƣợc sử dụng trong ngành Ngôn ngữ học với chức năng là thuật ngữ biểu đạt một khái niệm trừu tƣợng “phạm trù ngữ pháp của động từ trong một số ngôn ngữ, biểu thị mối quan hệ giữa hành động, sự việc xảy ra với thời gian lúc đang nói. Thời quá khứ. Thời tương lai” [97, tr. 922]. Nhƣ vậy, nghĩa cơ bản và nghĩa chuyên môn của “thời1” có nét nghĩa chung “khoảng thời gian xảy ra sự việc”. Có thể thấy, đây là hiện tƣợng chuyển nghĩa theo hƣớng ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tƣợng.

- Đối với động tƣ̀:

“cháy” (đg.) vốn là từ thông thƣờng mang nghĩa cơ bản thuộc tầng nghĩa

thực tiễn: “chịu tác động của lửa và tự thiêu hủy” [97, tr. 130]. Vd: củi cháy;

đống trấu cháy âm ỉ. Khi đảm nhiệm chức năng thuật ngữ trong ngành Hóa học

thì “cháy” mang nội dung khái niệm khoa học thuộc tầng nghĩa trí tuệ: “tham gia một phản ứng hóa học có tỏa ra nhiệt và ánh sáng” [97, tr. 130]. Vd: “Photpho cháy mạnh trong khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là

điphotpho pentaoxit và có công thức hóa học là P2O5” [139, tr. 82]. Trƣờng hợp

này đã xảy ra sự chuyển tầng nghĩa (từ tầng nghĩa thực tiễn qua tầng nghĩa trí tuệ) theo phƣơng thức ẩn dụ do chúng có nét nghĩa tƣơng đồng là “tỏa nhiệt”.

Nhƣ vậy, trên cơ sở nghĩa của từ chỉ hoạt động cụ thể, phƣơng thức ẩn dụ đã phát triển nghĩa theo hƣớng trừu tƣợng thành thuật ngữ để biểu đạt hoạt động nhận thức một cách trừu tƣợng, chính xác khoa học.

Tính từ “khan” (t.) mang những nghĩa thông thƣờng sau: “1. Thiếu hay không có lƣợng nƣớc cần thiết. Đồng ruộng khan nước. 2. Thiếu cái đƣợc coi là cần thiết hay cái thƣờng kèm theo. Uống rượu khan một mình. 3. Thiếu hẳn so với yêu cầu của thị trƣờng. Khan hàng; khan tiền lẻ” [97, tr. 473]. Theo nghĩa thuật ngữ ngành Hoá học, “khan” là “nói về một chất đã loại hết nƣớc, kể cả nƣớc kết tinh” [14, tr. 137]. Vd:“Cho 5,94g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung

dịch H2SO4 dư thu được 7,74g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4” [140,

tr. 86]. Ở đây nghĩa thuật ngữ của “khan” đƣợc phái sinh từ nghĩa 1 theo phƣơng thức ẩn dụ bởi vì quan hệ dẫn xuất từ nghĩa cơ bản qua nghĩa phái sinh đều dựa trên quan hệ tƣơng đồng, trừu tƣợng hóa, có nét nghĩa chung “không có nƣớc”.

Có thể nói, ẩn dụ chính là sự so sánh theo lối trừu tƣợng hóa, nó phản ánh tƣ duy ở bậc cao (tƣ duy khoa học) nhằm khám phá bản chất đối tƣợng. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, sự chuyển tầng nghĩa (từ tầng thực tiễn sang tầng trí tuệ) của một từ theo phƣơng thức ẩn dụ có nghĩa phái sinh thuật ngữ. Trong phép biến đổi, phát triển nghĩa từ bằng phƣơng thức ẩn dụ, các nét nghĩa trong nghĩa thực tiễn chuyển thành nét nghĩa khái quát, trừu tƣợng trong nghĩa biểu niệm của thuật ngữ thông qua so sánh ngầm của ẩn dụ.

4.2.3.3. Biểu hiện chuyển tầng nghĩa theo phương thức hoán dụ từ vựng

Hoán dụ là phƣơng thức biến đổi nghĩa của từ theo cách lấy tên gọi sự vật này để gọi sự vật khác dựa trên sự liên tƣởng về nét hoặc thuộc tính gần nhau giữa các đối tƣợng trong không gian, thời gian. Phƣơng thức chuyển nghĩa hoán dụ cũng đƣợc chia thành nhiều kiểu cụ thể dựa trên quan hệ tƣơng cận khác nhau giữa các sự vật, hiện tƣợng, hoạt động mà Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra: dựa vào quan hệ nguyên liệu - sản phẩm, vật chứa - vật bị chứa, toàn thể - bộ phận, bộ phận - toàn thể, cơ quan - chức năng của cơ quan đó, tƣ thế cụ thể - nguyên nhân của tƣ thế, tính chất của sự vật - bản thân sự vật, hoạt động - sản phẩm đƣợc tạo ra do hoạt động đó, v.v. [25, tr. 160-166].

Qua quá trình khảo sát, thống kê sự chuyển đổi chức năng - nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy có sự chuyển tầng nghĩa theo phƣơng thức hoán dụ từ vựng ở cả ba từ loại (danh từ, động từ, tính từ). Những biểu hiện đó đƣợc thể hiện qua những ví dụ sau:

- Đối với danh tƣ̀ :

Từ “hình1” (d.) vốn có nghĩa thông thƣờng (nghĩa cơ bản) là “toàn thể nói chung những đƣờng nét giới hạn của một vật trong không gian, làm phân biệt đƣợc rõ vật đó với xung quanh. Trăng non hình lưỡi liềm. Ngồi thu hình trong góc nhà. Gắn bó với nhau như hình với bóng” [97, tr. 425]. Khi đƣợc dùng trong chuyên ngành Toán học thì “hình1” mang nghĩa chuyên môn (nghĩa phái sinh) “tập hợp điểm trên mặt phẳng hay trong không gian. Hình tam giác. Hình cầu…” [97, tr. 425]. Nhƣ vậy nghĩa cơ bản của “hình1” thuộc tầng nghĩa thực tiễn. Khi có sự biến đổi phát triển nghĩa tạo ra nghĩa phái sinh thì nghĩa phái sinh này đã vƣợt ra khỏi tầng nghĩa thực tiễn và chuyển sang tầng nghĩa trí tuệ. Sự chuyển tầng nghĩa này theo phƣơng thức hoán dụ dựa trên quan hệ toàn thể - bộ phận, tức là hình khối nói chung - hình cụ thể trong Toán học. Hiện tƣợng này xảy ra tƣơng tự với các thuật ngữ nhƣ “góc”, “số”, “chất”, v.v. Một trƣờng hợp khác, đó là hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận - toàn thể mà tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã đƣa ra ví dụ minh họa với từ “tiếng” (d.): “Trƣờng hợp „tiếng‟ đƣợc dùng với nghĩa „ngôn ngữ‟ cũng vậy.

„Tiếng‟(âm thanh) vốn chỉ là một bộ phận, cái „vỏ vật chất‟ của ngôn ngữ. Ở đây, nó

đã đƣợc dùng thay cho cả hệ thống (ngôn ngữ)” [25, tr. 161]. Đây chính là hoán dụ bộ phận gọi thay toàn bộ.

- Đối với động tƣ̀ :

Từ “điểm” (đg.) là một động từ chỉ hoạt động với nghĩa thƣờng “tạo ra điểm

cho hình vẽ” [97, tr. 306]. Khi “điểm” xuất hiện trong ngành Toán học thì nó là danh từ mang nghĩa thuật ngữ “đối tƣợng cơ bản của hình học, mà hình ảnh trực quan là một chấm nhỏ đến mức nhƣ không có bề dài, bề rộng, bề dày” [97, tr. 306].

nghĩa của từ theo phƣơng thức hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm đƣợc tạo ra do hoạt động đó.

- Đối với tính tƣ̀ :

Từ “cứng” (t.) với nghĩa thƣờng (nghĩa cơ bản) là “có khả năng chịu đựng

tác dụng của lực cơ học mà không bị biến dạng” [97, tr. 223]. Vd: thanh tre quá

cứng, không uốn cong được. Trong lĩnh vực chuyên ngành Hóa học, “cứng” mang

nghĩa chuyên môn “(nƣớc) có chứa tƣơng đối nhiều muối calcium và magnesium, giặt với xà phòng ra ít bọt, đun sôi sinh nhiều cặn trong đáy ấm” [97, tr. 223]. Vd: nước cứng. Theo cách giải thích này, từ “cứng” mang nghĩa thƣờng có quan hệ tƣơng cận với nghĩa thuật ngữ, cụ thể là “quan hệ giữa tính chất của sự vật với bản thân sự vật” [25, tr. 166]. Do đó, từ “cứng” có nghĩa thuật ngữ đƣợc phái sinh từ nghĩa thƣờng theo phƣơng thức hoán dụ. Hiện tƣợng này xảy ra tƣơng tự với những thuật ngữ nhƣ “mềm”, “rắn”, v.v.

Nhƣ vâ ̣y , chuyển tầng nghĩa bằng phƣơng thức hoán dụ tƣ̀ vƣ̣ng có tính khách quan hơn ẩn du ̣. Đây là hiê ̣n tƣợng chuyển tên go ̣i tƣ̀ sƣ̣ vâ ̣t hoă ̣c hiê ̣n tƣợng này sang sự vật hoă ̣c hiê ̣n tƣợng khác dƣ̣a trên mối quan hê ̣ logic giƣ̃a các sƣ̣ vâ ̣t, hiê ̣n tƣợng đó.

4.2.3.4. Nhận xét đánh giá

Sự chuyển tầng nghĩa theo phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ biểu hiện rất phong phú và đa dạng. Trong số 181 thuật ngữ đƣợc khảo sát cho kết quả 201 nghĩa biểu niệm (nghĩa nội dung khái niệm khoa học). Số lƣợng chênh lệch chứng tỏ có một số thuật ngữ đảm nhiệm nội dung chuyên môn trong các ngành, chuyên ngành khác nhau, cũng có trƣờng hợp thuật ngữ bao hàm nhiều nội dung chuyên môn trong một ngành. Những nội dung chuyên môn đó phái sinh từ nghĩa cơ bản theo mối quan hệ thuần nhất (hoặc chỉ ẩn dụ hoặc chỉ hoán dụ) hoặc theo mối quan hệ đan xen ẩn dụ và hoán dụ. Chúng tôi xin đƣa ví dụ và phân tích một số trƣờng hợp sau:

- Thuật ngữ bao hàm nhiều nội dung chuyên môn trong một chuyên ngành phái sinh từ nghĩa thƣờng theo phƣơng thức thuần nhất ẩn dụ. Ví dụ: “cấy” (đg.) mang những nghĩa sau: “1. Cắm cây con xuống đất ở chỗ khác cho cây tiếp tục sinh trƣởng. Cấy lúa. Cấy rau... 2. Trồng lúa, làm ruộng. Cấy rẽ ruộng địa chủ...

3 (chm.). Nuôi vi sinh vật trong môi trƣờng thích hợp để nghiên cứu (A). Cấy vi

trùng lao. 4 (chm.). Ghép tế bào mô vào cơ thể để phòng hoặc chữa bệnh (A).

Cấy răng. 5 (chm.) Nuôi mô thực vật trong ống nghiệm để tạo ra một cây mới

(A). Phương pháp cấy mô” [97, tr. 125]. Nhƣ vậy, nghĩa 3, nghĩa 4 và nghĩa 5 là những nghĩa chuyên môn đƣợc phái sinh từ nghĩa 1 theo phƣơng thức ẩn dụ bởi giữa chúng có nét tƣơng đồng, cùng phản ánh “sự sinh trƣởng phát triển”.

- Thuật ngữ bao hàm nhiều nội dung chuyên môn trong một chuyên ngành phái sinh từ nghĩa thƣờng theo phƣơng thức thuần nhất hoán dụ. Ví dụ: “cảnh2” (d.): “1. Sự vật, hiện tƣợng bày ra trƣớc mắt ở một nơi, một lúc nào đó, nhìn một cách tổng hợp... 2 (thƣờng dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Vật nuôi, trồng hoặc tạo ra để ngắm, để giải trí... 3 (chm.). Phần nhỏ của một hồi hoặc một màn kịch, trong đó sự việc diễn ra tại một địa điểm nhất định (H)... 4 (chm.). Hình ảnh sự vật ở một nơi, một lúc nào đó, đƣợc ghi lại bằng phim (H)...” [97, tr. 106].

- Thuật ngữ kiêm những chức năng - nghĩa trong các chuyên ngành khác nhau phái sinh từ nghĩa thƣờng theo phƣơng thức thuần nhất ẩn dụ. Ví dụ: “bộ2”

(d.): “1. Tập hợp gồm những vật cùng loại hoặc thƣờng đƣợc dùng phối hợp bổ sung với nhau, làm thành một chỉnh thể. Bộ xương. Bộ quần áo... 2 (dùng trƣớc đg., trong một số tổ hợp). Từ dùng trong tên gọi của một số bộ phận của máy hay khí cụ, thiết bị có một chức năng, công dụng nhất định nào đó. Bộ khuếch đại... 3 (chm.). Đơn vị phân loại sinh học, dƣới lớp, trên họ (A). Bộ rùa thuộc lớp bò sát.

4 (chm.). Nhóm phân loại chữ Hán, dựa trên sự giống nhau về một phần của hình thể (A). Tra từ điển tiếng Hán theo bộ” [97, tr. 106]. Ở đây, nghĩa 3 và nghĩa 4 là những nghĩa chuyên môn lần lƣợt thuộc ngành Sinh học và Ngôn ngữ học đƣợc phái sinh từ nghĩa 1 theo phƣơng thức ẩn dụ bởi giữa chúng có nét tƣơng đồng, cùng phản ánh “tập hợp những đối tƣợng đƣợc phân loại”.

b. Mối quan hệ đan xen ẩn dụ và hoán dụ

- Thuật ngữ bao hàm nhiều nội dung chuyên môn trong một chuyên ngành phái sinh từ nghĩa thƣờng theo phƣơng thức đan xen ẩn dụ và hoán dụ. Ví dụ:

“trường” (d.) bao hàm hai nội dung chuyên môn trong một ngành khoa học Vật lí:

“1 (dùng trƣớc đg., hạn chế trong một số tổ hợp). Khoảng đất rộng và bằng phẳng, chuyên dùng làm nơi tiến hành một loại hoạt động nhất định có đông ngƣời tham gia, thƣờng là thi đấu hay luyện tập. Trường đua. Trường bắn. 2 (dùng trƣớc một số d.). Nơi diễn ra các hoạt động chính trị, xã hội, v.v. sôi nổi. Trường ngôn luận... 3 (chm.). Khoảng không gian trong đó một đại lƣợng nào đó có một trị số xác định tại một điểm (A). Trường vận tốc... 4 (chm.). Dạng vật chất tồn tại trong một khoảng không gian mà vật nào cũng chịu tác động của một lực (H). Trường hấp dẫn…” [97, tr. 1021]. Ở đây, nghĩa 3 là nghĩa chuyên môn đƣợc phái sinh từ nghĩa 1 theo phƣơng thức ẩn dụ bởi giữa chúng có nét tƣơng đồng, cùng phản ánh “khoảng không gian xảy ra sự việc”, nghĩa 4 là nghĩa chuyên môn đƣợc phái sinh từ nghĩa 3 theo phƣơng thức hoán dụ bởi nghĩa 3 và nghĩa 4 có thuộc tính gần nhau giữa các đối tƣợng trong không gian và chúng thuộc cùng một phạm trù Vật lí.

- Thuật ngữ kiêm những chức năng - nghĩa trong các chuyên ngành khác nhau phái sinh từ nghĩa thƣờng theo phƣơng thức ẩn dụ, hoán dụ đan xen nhau. Ví

dụ: “điểm” (d.) mang những nghĩa sau: 1. Hình nhỏ nhất, thƣờng tròn, mà mắt có

thể nhìn thấy rất rõ đƣợc. Vd: Một điểm sáng trong bóng tối. 2 (chm.). Đối tƣợng cơ bản của hình học, mà hình ảnh trực quan là một chấm nhỏ đến mức nhƣ không có bề dài, bề rộng (H). Vd: Qua hai điểm bao giờ cũng vạch được một

đường thẳng duy nhất. 3. Phần không gian, nơi nhỏ nhất có thể hạn định đƣợc

một cách chính xác, xét về mặt nào đó. Vd: Chạy thi từ điểm A đến điểm B. 4. Phần nhỏ nhất có thể hạn định rõ trong toàn bộ một nội dung. Vd: Nhấn mạnh vào những điểm quan trọng. 5. Đơn vị quy định đƣợc tính để đánh giá chất lƣợng, thành tích học tập, thể thao hoặc lao động. Vd: Bài toán được điểm 10. 6. Mức có thể xác định một cách rõ ràng của một quá trình phát triển. Vd: Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng nghĩa từ vựng trong tiếng việt ( trên tư liệu thuật ngữ) (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)