Dư nợ theo loại hình khách hàng giai đoạn 2015 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 49 - 51)

(ĐVT: Triệu đồng)

STT Dư nợ theo đốitượng khách hàng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ

I Cá nhân 201,630 79% 236,830 75% 365,425 84% II Pháp nhân 54,711 21% 79,469 25% 70,299 16% 1 DNTN 14,200 26% 19,540 25% 21,735 31% 2 Hợp tác xã 5,501 10% 7,595 10% 8,518 12% 3 Công ty cổ phần 1,950 4% 6,150 8% 0 0% 4 Công ty TNHH 33,060 60% 46,184 58% 40,046 57% Tổng dư nợ 256,341 316,299 435,724

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015 – 2017 của Agribank chi nhánh Diên Hồng Đông Gia Lai)

Cơ cấu đầu tư tín dụng theo bảng 2.5 phản ánh tổng quát việc phân bổ dư nợ tín dụng của chi nhánh cho các loại hình khách hàng theo thành phần kinh tế trong những năm qua.

 Đối với khách hàng cá nhân: Là lĩnh vực đầu tư tín dụng chủ yếu của chi nhánh trong thời gian qua, chiếm tỷ trọng cho vay lớn nhất trong tổng dư nợ (bình quân 79%/ tổng dư nợ). Trụ sở chi nhánh được đặt tại khu vực Trung tâm TP. Pleiku, gần các khu trung tâm thương mại, các chợ và trường học, vì vậy trên cơ sở đó, chi nhánh đã chú trọng mở rộng đầu tư đối với các cá nhân, hộ gia đình, thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng hướng về mảng khách hàng cá nhân. Đến

cuối năm 2017 tỷ trọng được phân bổ cho lĩnh vực khách hàng cá nhân chiếm đến 84%/ tổng dư nợ, tăng 9% so với năm 2016.

Tuy nhiên đặc thù trong hoạt động tín dụng đối với loại hình khách hàng này là số khách hàng có nhu cầu vay vốn đông, có nhiều món vay nhỏ lẻ, phân tán; cùng với trình độ sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như thời tiết, tâm lý đám đông, trong khi đó giá cả nông sản biến động thất thường, thị trường tiêu thụ chưa ổn định… là những khó khăn và tiềm ẩn rủi ro lớn cho tín dụng ngân hàng. Đòi hỏi chi nhánh cần phải tìm ra giải pháp thích hợp để tăng cường khả năng quản lý và mở rộng đầu tư tín dụng đối với mảng khách hàng còn nhiều tiềm năng phát triển này.

 Đối với khách hàng pháp nhân: Tỷ trọng đầu tư tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm, đến cuối năm 2017 tỷ trọng đầu tư tín dụng đối với loại hình khách hàng này chỉ còn 16%/ tổng dư nợ, giảm 9% so với năm 2016. Trong đó công ty TNHH tuy có quy mô và tỷ trọng đầu tư tín dụng đều giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng pháp nhân; Dư nợ tín dụng đầu tư cho doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã đang có chiều hướng phát triển hơn so với các năm trước; còn công ty cổ phần không còn dư nợ tại chi nhánh. Nguyên nhân giảm dư nợ đối với loại hình khách hàng này là do trong quá trình đầu tư tín dụng thì chi nhánh cũng đã lọc bớt những khách hàng pháp nhân có tình hình tài chính không lành mạnh, đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế tại địa phương, theo đó, chi nhánh chỉ tiếp tục duy trì và đầu tư vốn cho các khách hàng pháp nhân tốt, có đầy đủ điều kiện về uy tín thương mại, tài chính và lĩnh vực kinh doanh. Cho đến thời điểm hiện tại thì chi nhánh vẫn gặp khó khăn trong đầu tư tín dụng cho loại hình khách hàng này, vì đa phần là các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chưa ổn định, chưa có kinh nghiệm và uy tín, mặt khác về chế độ kế toán tài chính chưa được áp dụng bài bản, thông tin chưa rõ ràng minh bạch, đã làm hạn chế đầu tư tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)