Vấn đề về công tác nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 99 - 100)

Các giải pháp về công tác nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:

- Trước hết cần củng cố kiến thức, nâng cao trình độ cán bộ cho vay để hiểu biết và sử dụng tốt công cụ dẫn xuất cho vay nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tại Việt Nam đồng thời cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong từng cán bộ công nhân viên của chi nhánh, nhằm làm giảm các nguy cơ rủi ro về đạo đức trong giao dịch dẫn xuất cho vay nói riêng và trong hoạt động tín dụng nói chung.

- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về quy mô kinh doanh của chi nhánh trong tương lai.

- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả. Hiện nay tại chi nhánh, do số lượng cán bộ tín dụng còn ít, mà số lượng khách hàng vay nhiều (năm 2017: 3 cán bộ tín dụng/ 1,323 khách hàng, bình quân 1 cán bộ tín dụng quản lý 441 khách hàng), vì vậy cán bộ kiểm soát khoản vay (Trưởng/ phó phòng) kiêm nhiệm luôn công tác thẩm định, làm hồ sơ cho vay trực tiếp nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát hồ sơ vay, có thể làm giảm chất lượng tín dụng. Trong thời gian đến chi nhánh cần phải tuyển dụng thêm ít nhất 2 cán bộ tín dụng nữa thì mới có thêm lực lượng để đảm bảo được cho công tác quản lý khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, để từ đó phát triển quy mô tín dụng hơn nữa.

- Coi trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức, trước hết là cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng về trình độ hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật, kinh tế kỹ thuật, thị trường, khả năng tư vấn

hỗ trợ khách hàng. Đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp, phán đoán và kinh nghiệm trong ứng xử nghiệp vụ tín dụng cùng với tư cách, đạo đức nghiệp vụ và phong cách giao dịch, ứng xử khách hàng. Tăng cường công tác tái đào đạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định cho vay, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này. Định kỳ hằng năm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ để có kế hoạch bố trí, sử dụng phù hợp và khuyến khích đội ngũ cán bộ viên chức tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu.

- Thực hiện nguyên tắc: Gắn quyền lợi với trách nhiệm trong quản lý nhân sự, làm rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm cá nhân trong xử lý nghiệp vụ. Trên cơ sở quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa, thực hiện gắn trách nhiệm cá nhân với quy trình nghiệp vụ, gắn hiệu quả công việc với quyền lợi được hưởng. Tiếp tục thực hiện chính sách khoán tài chính, gắn thu nhập của cán bộ nghiệp vụ với hiệu quả mang lại và chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực, cống hiến và có điều kiện thăng tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)