Nhóm nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 28 - 30)

Một là, Uy tín, đạo đức của người vay:

Trong qui trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên.

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,…Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đáng giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng. Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.

Hai là, Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng:

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả

đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế,…thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

(i) Khách hàng vay vốn với tần suất gia tăng, trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường, thường xuyên đề nghị thay đổi kỳ hạn, xin gia hạn tín dụng, xuất hiện dấu hiệu đảo nợ được biểu hiện bằng mỗi lần vay mới lại trả nợ một phần vay gốc của khoản vay cũ. Khi các dấu hiệu này gia tăng là biểu hiện của chất lượng cho vay có vấn đề.

(ii) Số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng biến động bất thường và có xu hướng giảm, thường xuyên yêu cầu vay vốn để hỗ trợ vốn lưu động, gia tăng các khoản nợ thương mại phải trả, khó khăn trong việc trả lương và thanh toán các chi phí thường xuyên khác.

(iii) Thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận các nguồn vốn tài trợ với chi phí cao, tài khoản phải thu và hàng tồn kho tăng bất thường, vốn điều lệ giảm, dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ như bán nhà xưởng, máy móc, thiết bị.

(iv) Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, thanh khoản hay mức độ hoạt động (chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho).

(v) Các dấu hiệu khác như uy tín khách hàng suy giảm, khách hàng có đơn kiện, đạo đức của một bộ phận cán bộ bị suy thoái, nội bộ khách hàng tồn tại mâu thuẫn gay gắt,...

Như vậy, hoạt động kinh doanh của khách hàng giảm sút sẽ kéo theo chất lượng tín dụng của ngân hàng trở nên xấu đi. Khi khách hàng xuất hiện những dấu hiệu kinh doanh giảm sút thì ngân hàng phải tăng cường theo dõi, kiểm tra sát sao các khoản nợ để đề ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh cho tổn thất tín dụng xảy ra.

Bất kỳ sự chậm trễ nào và không có lý do của khách hàng trong việc cung cấp các báo cáo tài chính định kỳ theo thỏa thuận hoặc không có báo cáo khi có yêu cầu đột xuất đều là những biểu hiện của chất lượng tín dụng ngân hàng đang bị giảm sút.

Chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến khách hàng, ngành hàng, hay các nghĩa vụ tài chính đối với các chủ nợ, hoặc trì hoãn việc trình các chứng từ tài chính liên quan theo yêu cầu của ngân hàng, hoặc cố tình giả mạo số liệu kế toán để làm đẹp các báo cáo tài chính tình ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)