Tổ chức thu thập thông tin tín dụng cần thiết cho công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 87 - 88)

Các thông tin về khách hàng bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, là những nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng và cần thiết cho quá trình phân tích. Nếu thiếu thông tin thì quá trình phân tích sẽ gặp khó khăn, khó đưa ra được những nhận định, đánh giá chính xác về khách hàng; quyết định cho vay trong những trường hợp này thường dễ mắc phải sai lầm. Do vậy để có được đầy đủ những thông tin hữu ích cho quá trình phân tích, ngoài nguồn thông tin chủ yếu từ hồ sơ vay do khách hàng cung cấp, cần chú trọng tổ chức và khai thác tốt hơn các nguồn thông tin như:

- Một là, nguồn thông tin lưu trữ tại ngân hàng: Là thông tin đáng tin cậy khi sử dụng để thẩm định, phân tích khách hàng. Mặc dù đã có những quy định về việc theo dõi tình hình khách hàng, nhưng trong thực tế việc ghi chép chưa đầy đủ, không liên tục, đặc biệt là các thông tin về diễn biến quá trình hoạt động trong quá khứ của khách hàng, các tài liệu phân tích đánh giá khách hàng chưa được lưu trữ có hệ thống nên thường khó khăn cho việc khai thác sử dụng thông tin. Vì vậy để nâng cao chất lượng nguồn thông tin này, cần tổ chức tốt việc quản lý thông tin khách hàng một cách có hệ thống, ứng dụng chương trình phần mềm tin học để

quản lý thống nhất thông tin của toàn bộ khách hàng nhằm tạo thuận lợi trong việc ghi chép và khai thác sử dụng thông tin trong nội bộ. Các thông tin thu thập được từ khách hàng, cần thực hiện quy định bắt buộc việc cập nhật theo định kỳ và thống nhất việc phân tích, xử lý để có được những thông tin chuẩn xác đưa vào lưu trữ, đảm bảo tính liên tục và có hệ thống của thông tin, phục vụ tốt nhất cho quá trình phân tích, đánh giá khách hàng.

- Hai là, nguồn thông tin về khách hàng, thông tin kinh tế tổng hợp, dự báo xu hướng, phát triển, tin cảnh báo rủi ro... khai thác được từ Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của Agribank, CIC; Chú trọng khai thác các nguồn thông tin bên ngoài mang tính khách quan như: thông tin từ các bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng, thông tin từ hiệp hội ngành nghề kinh doanh, thông tin từ các ngân hàng khác, các tổ chức thông tin chuyên môn, các phương tiện truyền thông, các cơ quan chức năng như: cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước, pháp luật...

- Ba là, nguồn thông tin có được từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng; đặc biệt là đi khảo sát, nghiên cứu trực tiếp tại cơ sở của người vay. Các thông tin này không được đề cập chính thức bằng văn bản hoặc thể hiện trong các tài liệu, báo cáo chính thức của khách hàng, vì vậy trong thực tế thường bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Nhưng nếu được quan tâm, tổ chức thực hiện bởi cán bộ tín dụng có năng lực thì sẽ thu thập được những thông tin rất cần thiết và hữu ích để bổ sung cho những nhận định, phán đoán chủ quan về khách hàng. Đồng thời những thông tin thu thập được cũng có thể giúp ngân hàng kiểm tra được tính chính xác và mức độ trung thực của các thông tin trên các tài liệu mà khách hàng đã cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)