Áp dụng các biện pháp cho vay thích hợp đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 95 - 97)

nhân

Cho vay vốn đối với loại hình khách hàng này là lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, đến cuối năm 2017 tỷ trọng tín dụng đầu tư cho lĩnh vực này chiếm đến 83.9%/ tổng dư nợ, trong đó: Số lượng khách hàng vay với mức dư nợ từ 200 triệu đồng trở xuống là 580 KH (chiếm đến 44% trong tổng số KH vay tại chi nhánh), nhưng tổng dư nợ của số KH này chỉ có 57.544 triệu đồng (chiếm tỷ lệ chỉ 13% so với tổng dư nợ của chi nhánh). Nhiều giải pháp đã được triển khai để mở rộng đối tượng và quy mô tín dụng đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên cho vay trực tiếp vẫn là biện pháp chủ yếu, trong điều kiện món vay nhỏ, lượng khách hàng đông, biên chế cán bộ có giới hạn, làm hạn chế đến tính an toàn và khả năng quản lý cũng như mở rộng trong cho vay vốn đối với cá nhân và hộ sản xuất. Các giải pháp khắc phục sau đây:

- Mở rộng việc cho vay trực tiếp thông qua tổ vay vốn đối với những khách hàng vay vốn nhỏ lẻ với mức dư nợ thấp (Từ 200 triệu đồng trở xuống): Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đoàn thể ở cơ sở để tổ chức mạng lưới tổ vay vốn rộng rãi nhằm tăng cường năng lực chuyển tải vốn đến các cá nhân và hộ gia đình. Chú trọng nâng cao vai trò trách nhiệm và sự tín nhiệm của tổ

trưởng tổ vay vốn trong việc duy trì hoạt động của tổ theo đúng quy ước đã thỏa thuận giữa các thành viên, từng bước mở rộng dần nội dung công việc ngân hàng ủy thác cho tổ vay vốn làm dịch vụ.

Tuy nhiên do chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể nên thiếu cơ chế kiểm soát cần thiết dẫn đến các trường hợp để tổ trưởng vay vốn lợi dụng thu lãi chậm nộp hoặc xâm tiêu gây rủi ro cho ngân hàng.

Giải pháp đề xuất việc thu lãi cho vay vốn đối với các thành viên tổ vay vốn được ủy nhiệm cho tổ trưởng vay vốn thực hiện và nộp vào ngân hàng. Để giải pháp này thực hiện đạt kết quả, hạn chế sai sót, lợi dụng, ngân hàng cần quy định chặt chẽ các nội dung sau:

+ Một là: Công khai hóa quy trình trả lãi vay thông qua tổ trưởng cho tất cả các thành viên trong tổ biết để dân chủ bàn bạc và thống nhất đưa vào quy ước hoạt động của tổ để thực hiện và giám sát.

+ Hai là: Hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng và tổ vay vốn cần thể hiện rõ nội dung ủy nhiệm thu lãi, cách thức thu và thời hạn nộp vào ngân hàng, kèm theo những ràng buộc về vật chất nếu có thất thoát xảy ra và mức hoa hồng chi trả tương ứng với nội dung công việc được ủy nhiệm.

+ Ba là: Quy định cụ thể các loại bảng kê, chứng từ thu nộp lãi được sử dụng kèm theo các giấy báo trả lãi định kỳ do ngân hàng cung cấp để thực hiện và công khai trong các thành viên của tổ. Đồng thời đăng ký dịch vụ SMS thông báo nộp lãi tiền vay cho từng tổ viên, để tăng thêm tính giám sát việc thu nộp lãi của tổ trưởng.

+ Bốn là: Tăng cường công tác theo dõi kiểm tra của ngân hàng theo định kỳ và đột xuất để giám sát và phòng tránh rủi ro.

Nếu giải pháp cho vay này được áp dụng một cách thuận lợi sẽ giúp ngân hàng giảm bớt đáng kể khối lượng công việc giao dịch so với cho vay trực tiếp, thay vì 01 cán bộ tín dụng quản lý 580 KH thì khi thực hiện cho vay qua tổ vay vốn, 01 cán bộ tín dụng chỉ cần quản lý, nắm bắt thông tin từ 01 tổ trưởng tổ vay vốn (nếu thành lập 01 tổ gồm 58 thành viên). Cán bộ ngân hàng sẽ có nhiều thời gian cho

việc thực hiện kiểm tra, giám sát vốn vay, tăng cường năng lực quản lý, có thời gian để chăm sóc các khách hàng với mức dư nợ lớn, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Mở rộng việc áp dụng các giải pháp cho vay cá nhân, hộ thông qua các doanh nghiệp: Điều kiện cần để mở rộng biện pháp cho vay này là sự gắn kết giữa các cá nhân, hộ và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể cả các hợp tác xã nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Tùy theo hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa được ký kết giữa các cá nhân, hộ và doanh nghiệp mà ngân hàng có thể lựa chọn các giải pháp cho vay thích hợp.

Áp dụng biện pháp cho vay này không chỉ giúp ngân hàng đơn giản thủ tục hồ sơ vay đối với nông hộ, giảm tải công việc, tăng cường năng lực quản lý mà còn mang lại cho doanh nghiệp và nông dân nhiều lợi ích; đặc biệt là việc đầu tư sản xuất đã gắn kết được với thị trường tiêu thụ, nông dân được đầu tư vốn và hỗ trợ kỹ thuật công nghệ để yên tâm sản xuất theo hợp đồng, các doanh nghiệp chế biến, thu mua nông sản xuất khẩu chủ động được nguồn hàng, vốn vay ngân hàng có cơ sở để đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)