Tình hình nợ nhóm 2 giai đoạn 2015 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 60 - 62)

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm2015 Năm2016 Năm2017 Chênh lệch2016/2015 Chênh lệch2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. Tổng dư nợ 256,341 316,299 435,724 59,958 23.39 119,425 37.76 2. Nợ nhóm 2 3,432 2,573 13,087 -859 -25.03 10,514 408.63

- Cá nhân 3,432 2,573 7,387 -859 -25.03 4,814 187.10 - Pháp nhân - - 5,700 0 0.00 5,700 100.00

3. Tỷ lệ nợ nhóm 2 1.34% 0.81% 3.00%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015 – 2017 của Agribank chi nhánh Diên Hồng Đông Gia Lai)

Theo quy định của Agribank [15], tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức cho phép qua các năm không được vượt quá 3% dư nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ cho vay, mức tỷ lệ quy định này nhằm hạn chế tối đa phát sinh nợ nhóm 2 của một chi nhánh, đảm bảo giữ được mức độ an toàn trong hoạt động cho vay.

Qua bảng số liệu 2.10, có thể thấy tình hình nợ nhóm 2 của chi nhánh trong năm 2015 và năm 2016 được duy trì ở mức thấp, đạt tỷ lệ lần lượt là 1.34% và 0.81% (dưới 3%), trong đó dư nợ nhóm 2 của nhóm khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ 100%. Năm 2016 nợ nhóm 2 giảm 859 triệu đồng so với năm 2015, tuy nhiên điều đáng nói mức giảm này không phải là do xử lý được nợ mà nguyên nhân giảm là do nợ đã chuyển từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) sang nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn). Sang năm 2017, nợ nhóm 2 tăng cao đột biến, tỷ lệ ở mức xấp xỉ tỷ lệ cho phép của Agribank là 3%, tương ứng với 13,087 triệu đồng (Tăng so với năm 2016 là 10,514 triệu đồng), trong đó nợ nhóm 2 của nhóm khách hàng cá nhân tăng lên 4,814 triệu đồng so năm 2016 và phát sinh thêm nợ cần chú ý của nhóm khách hàng pháp nhân 5,700 triệu đồng. Nguyên nhân phát sinh nợ nhóm 2 tăng cao là do tình hình kinh tế tỉnh Gia Lai giữa cuối năm 2016 đến nửa đầu năm 2017 đã gặp nhiều khó khăn, thiên tai hạn hán, bão lũ xảy ra nhiều, dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực giảm mạnh (như hồ tiêu, cà phê,...) đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của khách hàng vay, đến kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi mà khách hàng chưa có nguồn thu vào như kế hoạch nên đã xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Mặt khác, một số khách hàng cá nhân bên cạnh việc vay vốn tại chi nhánh thì cũng có vay tiêu dùng, trả góp tại các tổ chức tài chính, TCTD khác nhưng không trả góp, trả nợ đúng định kỳ tại các tổ chức này nên làm phát sinh nợ quá hạn kéo theo do phân loại nợ theo CIC. Như vậy, nhìn tổng quát về số liệu tại bảng 2.10 này chất lượng tín dụng tại chi nhánh có chiều hướng đi xuống trong năm 2017, phản ánh mức độ rủi ro trong tín dụng còn có khả năng phát sinh cao trong năm 2018 và những năm tới. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để quản lý, ngăn ngừa phát sinh nợ xấu từ nợ nhóm 2 và giải quyết giảm thấp nhóm nợ này là vấn đề cần được quan tâm để nâng cao chất lượng tín dụng cho chi nhánh.

2.2.3.1.2. Tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh diên hồng đông gia lai (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)