Đánh giá chung về tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 43)

3.3.1. Thuận lợi:

- Tài nguyên rừng của đơn vị dồi dào, sau khi chuyển đổi thành BQL rừng phòng hộ được giao quản lý thêm hơn 9.000 ha rừng phòng hộ chủ yếu là rừng tự nhiên. Tài nguyên sinh vật rừng phong phú đa dạng về dạng sống, cấu trúc tổ thành lồi, có nhiều lồi có giá trị về mặt kinh tế, dược liệu…

- Đất đai trên địa bàn đơn vị cịn mang tính chất đất rừng, điều kiện lập địa thích nghi với sinh trưởng và phát triển của nhiều lồi cây rừng. Nhìn chung điều kiện tự nhiên toàn khu vực là thuận lợi cho việc phát triển lâm

nghiệp và nông lâm kết hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên không phù hợp với các loại cây cơng nghiệp lớn.

- Nhân dân của tồn vùng cần cù, siêng năng lao động; trong vùng thuộc địa bàn quản lý của đơn vị lao động đang cịn dư thừa, có thể hợp đồng sử dụng vào những lúc mùa vụ mà đơn vị thiếu nhân lực.

- Cơ sở hạ tầng trong khu vực tương đối phát triển, đảm bảo cho phục vụ sinh hoạt của nhân dân địa phương và hoạt động của BQL.

- BQL rừng phịng hộ Thanh Chương có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động sát sao với công việc, cơng nhân siêng năng, nhiệt tình có tính tự giác cao trong sản xuất. Đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Chi cục lâm nghiệp, Sở NN&PTNT Tỉnh nghệ An và Bộ NN&PTNT.

3.3.2. Khó khăn:

- Địa hình trong khu vực BQL tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe suối nên công tác quản lý, bảo vệ rừng và hoạt động sản xuất lâm nghiệp gặp khơng ít khó khăn.

- Hàng năm thường xảy ra các điều kiện thời tiết tiêu cực như sương muối, bão lụt làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng.

- Về mùa hè thì thường có gió Lào khơ và nóng làm cho cơng tác phòng cháy chữa cháy rừng phải triển khai 24/24, bên cạnh đó cịn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng khác.

- Do mới chuyển đổi từ Lâm trường sang BQL rừng phòng hộ, về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức lao động, tài ngun rừng có nhiều biến động lớn, vì vậy cần phải nhanh chóng có các giải pháp quy hoạch rừng và tổ chức kiện toàn bộ máy để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ phát triển rừng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giữ vững và phát huy được vốn rừng.

Chương 4

Kết quả nghiên cứu 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của BQL rừng:

4.1.1. Hiện trạng đất đai:

Theo tài liệu và kết quả điều tra khảo sát tháng 02 năm 2006 của Đoàn điều tra QHLN Nghệ An, kết hợp với kết quả phúc tra trong quá trình thực hiện đề tài, hiện trạng sử dụng đất đai của BQL rừng phòng hộ Thanh Chương được thể hiện ở biểu 4.1:

Biểu 4.1: Hiện trạng đất đai BQL rừng PH Thanh Chương năm 2006

T.T Các loại đất Mã số Diện tích Tỷ lệ

(ha) (%)

Tổng diện tích tự nhiên 27.520,6 100,00

I Nhóm đất nơng nghiệp nnp 26.142,1 94,99

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp sxn 60,0 0,22

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 20,0 0,07

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUa 5,0 0,02

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 15,0 0,05 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm cln 40,0 0,15

1.2. Đất sản xuất lâm nghiệp lnp 26.082,1 94,77

1.2.1 Đất có rừng phịng hộ rph 18.940,2 68,82 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên phịng hộ 12211 18.940,2 68,82 1.2.1.2 Đất có rừng trồng phịng hộ 12212 0,0 0,00 1.2.2 Đất có rừng sản xuất rsx 7.141,9 25,95 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 12311 6.485,2 23,56 1.2.2.2 Đất có rừng trồng sản suất 12312 656,7 2,39

II Nhóm đất phi nơng nghiệp pnn 273,6 0,99

2.1 Đất ở otc 3,4 0,01

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ont 3,4 0,01

2.1.2 Đất ở tại đô thị odt 0,0 0,00

2.2 Đất chuyên dụng cdg 61,0 0,22

T.T Các loại đất Mã số Diện tích Tỷ lệ

(ha) (%)

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh cqa 6,2 0,02 2.2.3 Đất SXKD phi nơng nghiệp csk 0,6 0,00 2.2.4 Đất có mục đích cơng cộng ccc 53,0 0,19

2.3 Đất tơn giáo tín ngưỡng ttn 0,0 0,00

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa ntd 12,0 0,04

2.5 Đất sông suối và mặt nước smn 197,2 0,72

III Nhóm đất chưa sử dụng csd 1.104,9 4,01

3.1 Đất bằng chưa sử dụng bcs 0,0 0,00

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng dcs 1.104,9 4,01

3.2.1 Đất chưa có rừng phịng hộ 12220 626,7 2,28 3.2.1.1 Kiểu trạng thái phụ IA 12221 173,0 0,63 3.2.1.2 Kiểu trạng thái phụ IB 12222 52,7 0,19 3.2.1.3 Kiểu trạng thái phụ IC 12223 401,0 1,46 3.2.2 Đất chưa có rừng sản xuất 12320 478,2 1,74 3.2.1.1 Kiểu trạng thái phụ IA 12321 74,8 0,27 3.2.1.2 Kiểu trạng thái phụ IB 12322 241,2 0,88 3.2.1.3 Kiểu trạng thái phụ IC 12323 162,2 0,59

(Nguồn: Đoàn ĐTQH Lâm nghiệp Nghệ An,2006)

Qua biểu (4.1) cho thấy nhóm đất nơng nghiệp có diện tích lớn (26.142,1 ha) chiếm 94,99% diện tích tự nhiên; trong đó đất sản xuất lâm nghiệp là 26.082,1 ha, chiếm 94,77% diện tích tự nhiên; diện tích đất nơng nghiệp dùng vào sản xuất nơng nghiệp là 60 ha, chiếm 0,22%; diện tích đất phi nơng nghiệp là 273,6 ha, chiếm 0,99%. Đất đồi núi chưa sử dụng là 1.104,9 ha, chiếm 4,01% bao gồm đất trống (IA), đất có thực bì là cây bụi (IB) và đất có cây bụi xen lẫn cây tái sinh (IC). Loại đất này cần sử dụng hợp lý để vừa khơng lãng phí tài ngun vừa bảo vệ được mơi trường sinh thái.

4.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng:

Tài nguyên rừng của BQL rừng phòng hộ Thanh Chương được thể hiện ở biểu 4.2:

Biểu 4.2: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên rừng

Đơn vị tính: Gỗ=m3; Tre Nứa=1000cây

TT Loại đất, loại rừng HaDiện tích% Gỗ (m3) Trữ lượng% so với gỗ Tre nứa

Diện tích tự nhiên 27.520,6 100 1.651.953,0 100 5.046,6

I Đất sản xuất lâm nghiệp 26.082,1 94,77 1.651.953,0 100 5.046,6

1 Rừng phòng hộ 18.940,2 68,82 1.304.648,2 78,98 1.752,6 1.1 Rừng tự nhiên 18.940,2 68,82 1.304.648,2 78,98 1.752,6 1.1.1 Rừng gỗ lá rộng 18.824,9 68,40 1.304.648,2 78,98 1.1.1.1Rừng giàu (IIIA3) 166,6 0,61 26.989,2 1,63 1.1.1.2Rừng trung bình (IIIA2) 3.372,4 12,25 438.412,0 26,54 1.1.1.3Rừng nghèo (IIIA1) 8.310,9 30,20 664.872,0 40,25 1.1.1.4Rừng phục hồi (IIA, IIB) 6.975,0 25,34 174.375,0 10,56

1.1.2 Rừng tre nứa 115,3 0,42 1.752,6 1.2 Rừng trồng 0 0,00 0 0,00 2 Rừng sản xuất 7.141,9 25,95 347.304,8 21,02 3.294,0 2.1 Rừng tự nhiên 6.485,2 23,56 332.671,0 20,14 3.294,0 2.1.1 Rừng gỗ lá rộng 6.215,2 22,58 332.671,0 20,14 2.1.1.1Rừng giàu (IIIA3) 0 0,00 0 0,00 2.1.1.2Rừng trung bình (IIIA2) 807,0 2,93 100.875,0 6,11 2.1.1.3Rừng nghèo (IIIA1) 1.756,2 6,38 140.496,0 8,50 2.1.1.4Rừng phục hồi (IIA, IIB) 3.652,0 13,27 91.300,0 5,53

2.1.2 Rừng tre nứa 270,0 0,98 3.294,0 2.2 Rừng trồng 656,7 2,39 14.633,8 0,89 2.2.1 Keo 350,2 1,27 8.404,8 0,51 2.2.2 Bồ đề 214,5 0,78 4.481,0 0,27 2.2.3 Bạch đàn 92 0,33 1.748,0 0,11 II Nhóm đất chưa sử dụng 1.104,9 4,01 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 0 0,00

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.104,9 4,01

3.2.1 Đất chưa có rừng phịng hộ 626,7 2,28 3.2.1.1Kiểu trạng thái phụ IA 173,0 0,63 3.2.1.2Kiểu trạng thái phụ IB 52,7 0,19 3.2.1.3Kiểu trạng thái phụ IC 401,0 1,46 3.2.2 Đất chưa có rừng sản xuất 478,2 1,74 3.2.1.1Kiểu trạng thái phụ IA 74,8 0,27 3.2.1.2Kiểu trạng thái phụ IB 241,2 0,88 3.2.1.3Kiểu trạng thái phụ IC 162,2 0,59 III Các loại đất khác 333,6 1,21

Qua biểu (4.2) cho thấy rừng có chức năng phịng hộ 18.940,2 ha chiếm 68,82%, đây là khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Lam cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; rừng có chức năng sản xuất 7.141,9 ha chiếm 25,95%, diện tích này BQL sử dụng để tổ chức sản xuất kinh doanh tạo thu nhập ổn định đời sống cho CBVNV. Nhìn từ góc độ trữ lượng rừng cho thấy tổng trữ lượng rừng 1.651.953,2m3 và 5.046.6 ngàn cây nứa. Trong đó gỗ rừng tự nhiên 1.637.319,2 m3, chiếm tới 99,1%. Rừng giàu và rừng trung bình chiếm tỷ lệ không nhiều 34,28%. Trữ lượng gỗ rừng trồng 14.633,8 m3, chiếm 0,89% rừng trồng chỉ có ở rừng sản xuất, chủ yếu là loài cây Bồ đề, Keo lai, Bạch đàn.

4.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến công tácQLRBV tại địa bàn: QLRBV tại địa bàn:

4.2.1.ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

- Với vị trí địa lý nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy tài ngun sinh vật rừng phong phú, đa dạng. Đây là yếu tố thuận lợi cho kinh doanh lợi dụng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Địa hình cơ bản là đồi núi tự nhiên có độ dốc tương đối lớn, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, rất khó khăn cho kinh doanh lợi dụng rừng như khai thác, khoanh ni, ni dưỡng... Tuy vậy, nó hạn chế khai thác vận chuyển gỗ trái phép của người dân.

- Độ dốc lớn gây xói mịn rửa trơi ở nơi khai thác, đường vận xuất vận chuyển, nơi đất trống, rừng non....Vì vậy, với những tác động thiếu hiểu biết, thiếu kịp thời có thể dẫn đến tác động xấu đến đất đai, động thực vật và môi trường sinh thái.

- Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao (bình qn 23,40C), lượng mưa lớn (1.750mm/năm) thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây rừng, thuận lợi cho tái sinh phục hồi rừng. Khí hậu phân thành 2 mùa, đó là mùa mưa lũ và khô hạn làm cho các hoạt động sản xuất mang tính thời vụ rõ rệt. Vào những tháng khơ nóng (tháng 4- tháng 6) thường xảy ra cháy rừng

làm huỷ hoại tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí và mơi trường nước.

Các ảnh hưởng tiêu cực của khí hậu như sương muối, bão lụt cũng làm ảnh hưởng tới sản xuất nông lâm nghiệp, ảnh hưởng tới sự sống còn, sinh trưởng phát triển của cây con. Vào tháng 1-2 hàng năm sương muối xuất hiện trung bình 3 lần/năm làm chết một số loại rau màu, mạ xuân, cây con ở vườn ươm và cây rừng giai đoạn mới trồng. Tháng 8-10 xảy ra hiện tượng mưa lũ bão ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất, đến cây trồng, gây hiện tượng xói mòn.

- Tài nguyên đất ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố của thực vật, ảnh hưởng tới tái sinh, sinh trưởng phát triển của thực vật, quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy nó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mơ hình sử dụng đất. Từ kết quả điều tra về đất trong địa bàn nghiên cứu ta có thể nhận thấy:

Nhóm đất feralit nâu vàng phát triển trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch sét thích hợp với việc trồng một số lồi cây lâm nghiệp.

Nhóm đất dốc tụ, bồi tụ ven suối thích hợp với một số lồi cây nơng nghiệp như lúa, ngô, lạc, sắn..., ăn quả, cây công nghiệp như chè.

Các loại đất khác nhau cũng ảnh hưởng tới đặc tính thấm giữ nước, từ đó ảnh hưởng tới khả năng xói mịn đất. Vì vậy việc quản lý sử dụng tài nguyên đất tại địa bàn nghiên cứu cần chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Mỗi loại đất trên các dạng địa hình khác nhau cần xây dựng các mơ hình sản xuất hợp lý để đảm bảo tính bền vững của đất, nâng cao tiềm năng sinh học của đất, đảm bảo đạt được năng suất cao, ổn định đồng thời giữ ổn định được môi trường sinh thái.

+ Khi tác động các biện pháp kỹ thuật đến đất cần thận trọng cân nhắc tính hợp lý của biện pháp với điều kiện đất đai, địa hình, và thời tiết để đảm bảo vừa đạt được hiệu quả về kinh tế vừa bảo vệ đất.

4.2.2.ảnh hưởng của điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội:

- CBCNV có trình độ văn hố, trình độ lao động tương đối đồng đều, có nhận thức đúng đắn về vai trị, trách nhiệm của bản thân và gia đình đối với cơng tác bảo vệ phát triển tài ngun rừng. Tuy nhiên với điều kiện sống, làm việc cịn khó khăn về nhiều mặt nên tác động không nhỏ đến tư tưởng gắn bó với lao động nghề rừng của CBCNV ở đây.

- Từ Lâm trường quốc doanh chuyển đổi thành BQL rừng phịng hộ, cơ cấu tổ chức hoạt động có nhiều thay đổi nên một phần cán bộ của Lâm trường cũ đang đứng trước nguy cơ mất việc hoặc thiếu việc làm, làm cho việc gắn bó giữa họ với BQL rất mong manh, nên việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng lại càng gặp nhiều khó khăn.

- ở địa bàn có 100% là dân tộc Kinh, trình độ dân trí chưa đồng đều, sản xuất nơng nghiệp là chính, diện tích đất nơng nghiệp ít, trình độ canh tác thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Tuy tập quán lâu đời vào rừng khai thác lâm sản để sinh sống và đốt nương làm rẫy hiện nay đã khơng cịn, nhưng việc xâm nhập trái phép vào địa bàn của BQL rừng phòng hộ để săn bắt động vật rừng, khai thác gỗ, măng, dược liệu, mật ong... vẫn còn nhiều. Đây là đối tượng khó quản lý, khó kiểm sốt, là nhân tố tham gia tích cực vào việc làm suy giảm nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trên địa bàn.

- Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển đã tạo điều kiện cho việc sản xuất và lưu thơng hàng hố, các sản phẩm từ rừng tương đối thuận tiện. Tuy nhiên, từ khi Đường Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng thì việc vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn xảy ra mạnh hơn, làm gia tăng việc khai thác trái phép gỗ và săn bắt động vật rừng. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến việc quản lý rừng trên địa bàn.

- Lao động nơng nghiệp trên địa bàn mang tính thời vụ, bình qn mỗi năm chỉ lao động nông nghiệp khoảng 45-60 ngày. Thời gian rảnh rỗi người dân vào rừng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật rừng. Cần có chính sách tạo việc làm để thu hút lực lượng này để làm giảm áp lực vào rừng.

4.2.3.ảnh hưởng của tài nguyên rừng

- BQL rừng phịng hộ Thanh Chương quản lý diện tích rừng phong phú, có hai loại rừng theo chức năng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên chiếm đa số 25.425,4 ha (97,48%), còn một phần nhỏ là rừng trồng 656,7 ha (chiếm 2,48%). Diện tích rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ lớn (71,56%) nên việc tác động vào rừng nghiêm ngặt hơn, chủ yếu là duy trì và phát triển vốn rừng, việc kinh doanh lợi dụng chỉ là tận thu các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, làm tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, ổn định môi trường sinh thái. Bên cạnh đó đơn vị cịn có 28,44% rừng sản xuất, trong đó có 807 ha rừng gỗ tự nhiên trữ lượng trung bình có khả năng đưa vào khai thác lấy gỗ lớn, 270 ha rừng nứa mét có thể đưa vào khai thác lợi dụng, gỗ rừng trồng cũng đã đến kỳ khai thác, đây là nguồn thu nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất cho đơn vị.

- Tài nguyên thực vật phong phú, trên địa bàn nghiên cứu có 521 lồi thực vật, thuộc 182 họ; trong đó 145 lồi cho gỗ, 127 lồi cây làm thuốc, 28 lồi cây cảnh có hoa đẹp. Đặc điểm tài nguyên thực vật trên địa bàn nghiên cứu rất đa dạng, phong phú và nhiều tác dụng khác nhau nên là đối tượng của người dân vào rừng khai thác lợi dụng, đây là nhân tố gây bất ổn định đến tính đa dạng sinh học và tính bền vững của tài nguyên rừng trên địa bàn.

- Tài nguyên động vật: qua số liệu điều tra đã thống kê được 48 loài thú, thuộc 21 họ 8 bộ, ngồi ra cịn có hàng trăm lồi bị sát, ếch nhái, cơn trùng tham gia vào sự phong phú cho khu hệ động vật trên địa bàn nghiên cứu. Hệ động vật phong phú, có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường phục vụ cho nhu cầu cuộc sống mưu sinh của một số cá nhân và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy con người đã tác động mạnh mẽ vào nguồn tài nguyên này, làm cho tài nguyên động vật đang bị đe doạ nghiêm trọng do sự săn bắt của con người và do nguồn thức ăn cạn kiệt vì thảm thực vật rừng bị tàn phá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)