Khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 87 - 88)

Khoanh nuôi phục hồi rừng là giải pháp có hiệu quả kinh tế nhất trong việc xây dựng rừng phòng hộ, đặc biệt là những nơi xa xôi khó khăn cho trồng rừng. Đầu tư cho khoanh nuôi phục hồi thấp nhưng rừng được phục hồi có kết cấu bền vững, đa dạng về tổ thành, có khả năng phòng hộ cao.

* Đối tượng:

Gồm trạng thái rừng Ic có mật độ cây tái sinh >1.000 cây/ha, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng >50%; tỷ lệ cây tái sinh mục đích >30%.

* Diện tích:

Diện tích đưa vào khoanh nuôi là 401 ha, trong đó vùng rất xung yếu là 155 ha, vùng xung yếu là 246 ha.

* Biện pháp kỹ thuật:

- Điều tra thiết kế, xác định đúng vị trí, diện tích, lập hồ sơ cho từng lô, điều tra mô tả đánh giá đúng số lượng, chất lượng cây tái sinh.

- Đo đạc đóng mốc ranh giới, biển báo ngoài thực địa. Tiến hành giao khoán cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức thông qua hợp đồng kinh tế.

- Ngăn chặn mọi tác động có hại đến sinh trưởng phát triển của cây rừng, như cấm chăn thả đại gia súc, phòng chống cháy, bảo vệ cây tái sinh...

- Thời gian khoanh nuôi là 6 năm. * Chi phí: 100.000đ/ha/năm

Tổng chi phí đầu tư: 40,1 triệu đồng(chi tiết xem phụ biểu 12).

* Tiến độ thực hiện: Diện tích để đưa vào khoanh nuôi không nhiều, thời gian hoàn thành việc giao khoán là năm 2012. Những diện tích gần dân cư, có nguy cơ bị xâm hại được ưu tiên khoán trước. Tiến độ khoanh nuôi được thể hiện ở biểu 4.13 sau:

Biểu 4.13: Kế hoạch khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ giai đoạn 2008 – 2017

Tổng

Diện tích thực hiên theo các năm (ha)

2008 2009 2010 2011 2012

401 85 95 81 70 70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)