Ảnh hưởng của tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 51 - 52)

- BQL rừng phòng hộ Thanh Chương quản lý diện tích rừng phong phú, có hai loại rừng theo chức năng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên chiếm đa số 25.425,4 ha (97,48%), còn một phần nhỏ là rừng trồng 656,7 ha (chiếm 2,48%). Diện tích rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ lớn (71,56%) nên việc tác động vào rừng nghiêm ngặt hơn, chủ yếu là duy trì và phát triển vốn rừng, việc kinh doanh lợi dụng chỉ là tận thu các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, làm tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, ổn định môi trường sinh thái. Bên cạnh đó đơn vị còn có 28,44% rừng sản xuất, trong đó có 807 ha rừng gỗ tự nhiên trữ lượng trung bình có khả năng đưa vào khai thác lấy gỗ lớn, 270 ha rừng nứa mét có thể đưa vào khai thác lợi dụng, gỗ rừng trồng cũng đã đến kỳ khai thác, đây là nguồn thu nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất cho đơn vị.

- Tài nguyên thực vật phong phú, trên địa bàn nghiên cứu có 521 loài thực vật, thuộc 182 họ; trong đó 145 loài cho gỗ, 127 loài cây làm thuốc, 28 loài cây cảnh có hoa đẹp. Đặc điểm tài nguyên thực vật trên địa bàn nghiên cứu rất đa dạng, phong phú và nhiều tác dụng khác nhau nên là đối tượng của người dân vào rừng khai thác lợi dụng, đây là nhân tố gây bất ổn định đến tính đa dạng sinh học và tính bền vững của tài nguyên rừng trên địa bàn.

- Tài nguyên động vật: qua số liệu điều tra đã thống kê được 48 loài thú, thuộc 21 họ 8 bộ, ngoài ra còn có hàng trăm loài bò sát, ếch nhái, côn trùng tham gia vào sự phong phú cho khu hệ động vật trên địa bàn nghiên cứu. Hệ động vật phong phú, có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường phục vụ cho nhu cầu cuộc sống mưu sinh của một số cá nhân và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy con người đã tác động mạnh mẽ vào nguồn tài nguyên này, làm cho tài nguyên động vật đang bị đe doạ nghiêm trọng do sự săn bắt của con người và do nguồn thức ăn cạn kiệt vì thảm thực vật rừng bị tàn phá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)