QLRBV tại địa bàn:
4.2.1.ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
- Với vị trí địa lý nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy tài ngun sinh vật rừng phong phú, đa dạng. Đây là yếu tố thuận lợi cho kinh doanh lợi dụng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Địa hình cơ bản là đồi núi tự nhiên có độ dốc tương đối lớn, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, rất khó khăn cho kinh doanh lợi dụng rừng như khai thác, khoanh ni, ni dưỡng... Tuy vậy, nó hạn chế khai thác vận chuyển gỗ trái phép của người dân.
- Độ dốc lớn gây xói mịn rửa trơi ở nơi khai thác, đường vận xuất vận chuyển, nơi đất trống, rừng non....Vì vậy, với những tác động thiếu hiểu biết, thiếu kịp thời có thể dẫn đến tác động xấu đến đất đai, động thực vật và môi trường sinh thái.
- Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao (bình qn 23,40C), lượng mưa lớn (1.750mm/năm) thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây rừng, thuận lợi cho tái sinh phục hồi rừng. Khí hậu phân thành 2 mùa, đó là mùa mưa lũ và khơ hạn làm cho các hoạt động sản xuất mang tính thời vụ rõ rệt. Vào những tháng khơ nóng (tháng 4- tháng 6) thường xảy ra cháy rừng
làm huỷ hoại tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí và mơi trường nước.
Các ảnh hưởng tiêu cực của khí hậu như sương muối, bão lụt cũng làm ảnh hưởng tới sản xuất nông lâm nghiệp, ảnh hưởng tới sự sống còn, sinh trưởng phát triển của cây con. Vào tháng 1-2 hàng năm sương muối xuất hiện trung bình 3 lần/năm làm chết một số loại rau màu, mạ xuân, cây con ở vườn ươm và cây rừng giai đoạn mới trồng. Tháng 8-10 xảy ra hiện tượng mưa lũ bão ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất, đến cây trồng, gây hiện tượng xói mịn.
- Tài ngun đất ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố của thực vật, ảnh hưởng tới tái sinh, sinh trưởng phát triển của thực vật, quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy nó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mơ hình sử dụng đất. Từ kết quả điều tra về đất trong địa bàn nghiên cứu ta có thể nhận thấy:
Nhóm đất feralit nâu vàng phát triển trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch sét thích hợp với việc trồng một số lồi cây lâm nghiệp.
Nhóm đất dốc tụ, bồi tụ ven suối thích hợp với một số lồi cây nơng nghiệp như lúa, ngô, lạc, sắn..., ăn quả, cây công nghiệp như chè.
Các loại đất khác nhau cũng ảnh hưởng tới đặc tính thấm giữ nước, từ đó ảnh hưởng tới khả năng xói mịn đất. Vì vậy việc quản lý sử dụng tài nguyên đất tại địa bàn nghiên cứu cần chú ý đến một số vấn đề sau:
+ Mỗi loại đất trên các dạng địa hình khác nhau cần xây dựng các mơ hình sản xuất hợp lý để đảm bảo tính bền vững của đất, nâng cao tiềm năng sinh học của đất, đảm bảo đạt được năng suất cao, ổn định đồng thời giữ ổn định được môi trường sinh thái.
+ Khi tác động các biện pháp kỹ thuật đến đất cần thận trọng cân nhắc tính hợp lý của biện pháp với điều kiện đất đai, địa hình, và thời tiết để đảm bảo vừa đạt được hiệu quả về kinh tế vừa bảo vệ đất.
4.2.2.ảnh hưởng của điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội:
- CBCNV có trình độ văn hố, trình độ lao động tương đối đồng đều, có nhận thức đúng đắn về vai trị, trách nhiệm của bản thân và gia đình đối với cơng tác bảo vệ phát triển tài nguyên rừng. Tuy nhiên với điều kiện sống, làm việc cịn khó khăn về nhiều mặt nên tác động khơng nhỏ đến tư tưởng gắn bó với lao động nghề rừng của CBCNV ở đây.
- Từ Lâm trường quốc doanh chuyển đổi thành BQL rừng phòng hộ, cơ cấu tổ chức hoạt động có nhiều thay đổi nên một phần cán bộ của Lâm trường cũ đang đứng trước nguy cơ mất việc hoặc thiếu việc làm, làm cho việc gắn bó giữa họ với BQL rất mong manh, nên việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng lại càng gặp nhiều khó khăn.
- ở địa bàn có 100% là dân tộc Kinh, trình độ dân trí chưa đồng đều, sản xuất nơng nghiệp là chính, diện tích đất nơng nghiệp ít, trình độ canh tác thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Tuy tập quán lâu đời vào rừng khai thác lâm sản để sinh sống và đốt nương làm rẫy hiện nay đã khơng cịn, nhưng việc xâm nhập trái phép vào địa bàn của BQL rừng phòng hộ để săn bắt động vật rừng, khai thác gỗ, măng, dược liệu, mật ong... vẫn còn nhiều. Đây là đối tượng khó quản lý, khó kiểm sốt, là nhân tố tham gia tích cực vào việc làm suy giảm nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trên địa bàn.
- Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển đã tạo điều kiện cho việc sản xuất và lưu thơng hàng hố, các sản phẩm từ rừng tương đối thuận tiện. Tuy nhiên, từ khi Đường Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng thì việc vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn xảy ra mạnh hơn, làm gia tăng việc khai thác trái phép gỗ và săn bắt động vật rừng. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến việc quản lý rừng trên địa bàn.
- Lao động nơng nghiệp trên địa bàn mang tính thời vụ, bình quân mỗi năm chỉ lao động nông nghiệp khoảng 45-60 ngày. Thời gian rảnh rỗi người dân vào rừng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật rừng. Cần có chính sách tạo việc làm để thu hút lực lượng này để làm giảm áp lực vào rừng.
4.2.3.ảnh hưởng của tài nguyên rừng
- BQL rừng phịng hộ Thanh Chương quản lý diện tích rừng phong phú, có hai loại rừng theo chức năng là rừng sản xuất và rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên chiếm đa số 25.425,4 ha (97,48%), còn một phần nhỏ là rừng trồng 656,7 ha (chiếm 2,48%). Diện tích rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ lớn (71,56%) nên việc tác động vào rừng nghiêm ngặt hơn, chủ yếu là duy trì và phát triển vốn rừng, việc kinh doanh lợi dụng chỉ là tận thu các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, làm tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, ổn định môi trường sinh thái. Bên cạnh đó đơn vị cịn có 28,44% rừng sản xuất, trong đó có 807 ha rừng gỗ tự nhiên trữ lượng trung bình có khả năng đưa vào khai thác lấy gỗ lớn, 270 ha rừng nứa mét có thể đưa vào khai thác lợi dụng, gỗ rừng trồng cũng đã đến kỳ khai thác, đây là nguồn thu nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất cho đơn vị.
- Tài nguyên thực vật phong phú, trên địa bàn nghiên cứu có 521 lồi thực vật, thuộc 182 họ; trong đó 145 lồi cho gỗ, 127 lồi cây làm thuốc, 28 lồi cây cảnh có hoa đẹp. Đặc điểm tài nguyên thực vật trên địa bàn nghiên cứu rất đa dạng, phong phú và nhiều tác dụng khác nhau nên là đối tượng của người dân vào rừng khai thác lợi dụng, đây là nhân tố gây bất ổn định đến tính đa dạng sinh học và tính bền vững của tài nguyên rừng trên địa bàn.
- Tài nguyên động vật: qua số liệu điều tra đã thống kê được 48 loài thú, thuộc 21 họ 8 bộ, ngồi ra cịn có hàng trăm lồi bị sát, ếch nhái, cơn trùng tham gia vào sự phong phú cho khu hệ động vật trên địa bàn nghiên cứu. Hệ động vật phong phú, có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường phục vụ cho nhu cầu cuộc sống mưu sinh của một số cá nhân và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy con người đã tác động mạnh mẽ vào nguồn tài nguyên này, làm cho tài nguyên động vật đang bị đe doạ nghiêm trọng do sự săn bắt của con người và do nguồn thức ăn cạn kiệt vì thảm thực vật rừng bị tàn phá.