Đánh giá hiệu quả kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 68 - 69)

4.5. Đánh giá hiệu quả các mơ hình kinh doanh rừng đã thực hiện:

4.5.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua chi phí và thu nhập của các mơ hình rừng trồng và rừng tự nhiên. Trong đề tài này sử dụng phương pháp đánh giá động có tính tới sự biến động của giá trị đồng tiền theo thời gian. Lãi suất vay vốn theo thời điểm hiện tại là 7,0%/năm.

Kết quả tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mơ hình được thể hiện ở biểu 4.5:

Biểu 4.5 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mơ hình (tính cho 01 ha)

Mơ hình Các chỉ tiêu kinh tế

NPV(đồng) BCR(đồng/đồng) IRR(%)

Keo lai 8.795.315 2,19 22,75%

Bồ đề 5.849.826 1,93 18,86%

Bạch đàn 3.266.183 1,90 13,66%

Rừng tự nhiên 692.521 6,04 7,52%

(chi tiết xem các phụ biểu 08,09)

Qua số liệu ở biểu (4.5) cho thấy:

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (NPV): đây là giá trị lợi nhuận đã được chiết khấu, ở mơ hình Keo lai là lớn nhất, thấp nhất ở mơ hình rừng tự nhiên. Ngun nhân do: đối với rừng trồng chu kỳ kinh doanh ngắn, đầu tư cho các mơ hình gần tương đương nhau nhưng thu nhập của mơ hình Keo lai là lớn nhất. Cịn ở rừng tự nhiên tuy đầu tư khơng cao mà thu nhập cao nhưng do chu kỳ kinh doanh dài, nên sau khi đã tính chiết khấu thì NPV cịn thấp nhất.

- Chỉ tiêu BCR: ở rừng tự nhiên cao nhất, đối với rừng trồng thì Keo lai có BCR cao hơn, thấp nhất là rừng trồng Bạch đàn. Nguyên nhân do đầu tư cho các mơ hình khơng chênh lệch lớn, ở rừng tự nhiên bên cạnh thu từ khai thác chính cịn có các thu nhập khác từ việc tận thu các lâm sản ngồi gỗ do đó đã làm tăng thu nhập ở các năm khai thác tận dụng, khai thác chính có thu

nhập cao. Cịn mơ hình rừng trồng Bạch đàn khơng có thu nhập từ chặt ni dưỡng, tổng thu nhập của mơ hình Bạch đàn thấp nhất.

- Về chỉ tiêu IRR: Keo lai là mơ hình có tỷ suất thu hồi nội bộ cao nhất đạt 22,75%, mơ hình rừng tự nhiên có IRR thấp nhất chỉ đạt 7,52%. ở mơ hình khai thác rừng tự nhiên, nếu so với lãi suất vay vốn ưu đãi thì kinh doanh đang có lãi, cịn nếu vay với lãi suất kinh doanh thơng thường của Ngân hàng là 9,5%/năm thì kinh doanh bị thua lỗ.

Như vậy, qua việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế thì ta thấy mơ hình Keo lai là mơ hình có hiệu quả kinh tế cao nhất, đứng thứ 2 là mơ hình Bồ đề, thứ 3 là mơ hình Bạch đàn, mơ hình khai thác gỗ rừng tự nhiên có hiệu quả kinh tế thấp nhất.

Nhìn chung hiệu quả kinh tế của các mơ hình trên có sự chênh lệch đáng kể như đã phân tích ở trên. Vì vậy, đối với mơ hình rừng trồng, khi lựa chọn lồi cây trồng đáp ứng mục tiêu kinh tế thì cần phải nắm bắt các yếu tố về mặt đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và hiệu quả kinh tế của mơ hình để bố trí cho phù hợp với từng lập địa thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao.

Đối với mơ hình rừng tự nhiên, cần có các biện pháp tác động thích hợp như khai thác đảm bảo tái sinh, ni dưỡng rừng, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng của lâm phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu khai thác tài nguyên một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)