4.5. Đánh giá hiệu quả các mơ hình kinh doanh rừng đã thực hiện:
4.5.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường bao gồm nhiều mặt: Bảo vệ đất, giữ nước, cải thiện khơng khí… Đánh giá tác dụng của rừng bảo vệ mơi trường là công việc rất phức tạp, địi hỏi phải có thời gian và điều kiện nghiên cứu tỷ mỉ chính xác. Do thời gian có hạn nên đề tài khơng đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố định lượng tác động và ảnh hưởng của rừng đến mơi trường. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả môi trường chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá vai trò của rừng đối với chức năng giữ đất, giữ nước, dựa trên cơ sở đặc điểm cấu trúc của rừng
mưa nhiệt đới và đa dạng sinh học dưới tán rừng, độ tàn che, độ che phủ của rừng trên địa bàn nghiên cứu.
Đối với rừng tự nhiên có cấu trúc nhiều tầng, đặc biệt có tầng cây bụi thảm tươi rậm rạp, có tầng thảm mục dày nên tăng khả năng thấm giữ nước, hạn chế xói mịn rửa trơi. Đối với rừng trồng hầu hết là những lồi ưa sáng mọc nhanh, rừng có cấu trúc một tầng nên việc bảo vệ đất, giữ nước kém hơn.
ở rừng Keo có tán lá rậm rạp nên khả năng hạn chế xói mịn tốt hơn, rừng Bạch đàn có tán lá hẹp, thưa nên khả năng chống xói mịn kém hơn. Mặt khác đối với rừng trồng khai thác theo phương thức khai thác trắng nên phải chú ý thời điểm khai thác tránh mùa mưa, khai thác xong phải trồng lại rừng kịp thời và có các biện pháp bảo vệ đất chống xói mịn.
Nhìn chung trong những năm qua, với sự đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực của BQL đã bảo vệ được diện tích rừng hiện có, khoanh ni phục hồi được một phần diện tích rừng bị mất trước đây và trồng mới trên đất rừng được giao nên đã tăng độ che phủ của rừng từ 85% năm 2003 lên 90% vào năm 2006, góp phần giảm nhẹ những hiểm hoạ của thiên tai, hạn chế xói mịn rửa trơi bề mặt, bảo vệ mơi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học của khu rừng.