4.6.1. Dự báo về nhu cầu rừng phòng hộ:
Thanh Chương là huyện miền núi của Tỉnh Nghệ An, nằm trong lưu vực sông Lam nên việc bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao khả năng phòng hộ, điều tiết nguồn nước và khôi phục lại hệ sinh thái rừng là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh và Huyện. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương từ năm 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu nâng độ che phủ của rừng từ 49,51% năm 2006 lên 56,4% vào năm 2010 và ổn định độ che phủ rừng 60,18% vào năm 2020 [25].
4.6.2. Dự báo nhu cầu gỗ và lâm sản:
Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu sử dụng gỗ củi
TT Hạng mục Năm 2008 2012 2017 1 Hàng gỗ mỹ nghệ (m3) 500 700 1.000 2 Mộc xây dựng (m3) 1.000 1.500 2.000 3 Bột giấy, dăm (tấn) 10.000 14.000 20.000 4 Củi ( ngàn ster) 50 55 62
Theo tính tốn, nhu cầu gỗ dùng cho dân hiện nay của cả nước bình quân 0,04m3/người/năm. Dự báo nhu cầu gỗ dân dụng trên địa bàn huyện Thanh Chương khoảng 8.000,0 m3 vào năm 2012, và khoảng 10.200,0 m3 vào năm 2017. Với diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng gỗ hiện có thì nguồn gỗ tự nhiên sẽ khơng có khả năng cung cấp. Để đáp ứng nhu cầu về gỗ phải tiến hành nhập gỗ từ nước ngồi để giải quyết một phần, phần cịn lại phải thay đổi thói quen sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên hiện nay sang sử dụng gỗ rừng trồng, sử dụng kim loại, nhựa polime để thay thế gỗ rừng tự nhiên. Hàng năm cần nhập khẩu khoảng 2.000 - 2.500 m3 gỗ xẻ nguyên liệu nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn huyện[25].
Nhu cầu về củi làm chất đốt: với khoảng 95% dân cư sống ở vùng nông thôn miền núi, vấn đề giải quyết nhu cầu củi đun phục vụ cho sinh hoạt vẫn là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp. Theo tính tốn, nhu cầu bình qn về củi đun khoảng 0,25 ster/người/năm, hàng năm toàn huyện cần khoảng 50.000 - 60.000 ster củi. Giải quyết nhu cầu củi đun chủ yếu tập trung từ rừng trồng, cây phân tán trong dân và một số năng lượng ngoài gỗ khác để thay thế.
4.6.3. Về nhu cầu sử dụng đất:
Xu thế đơ thị hố và do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên sẽ có biến động về cơ cấu sử dụng đất trong tồn huyện. Tuy nhiên, diện tích đất lâm nghiệp mang tính ổn định và sử dụng hợp lý hơn. Sẽ có thay đổi về cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp, theo đó diện tích đất rừng sản xuất sẽ được dành một phần lớn để hình thành các vùng nguyên liệu công nghiệp tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản. Độ che phủ của rừng tăng lên đáng kể trong những năm tới, góp phần đảm bảo an tồn về mơi trường quốc gia và khu vực[19].
4.6.4. Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp:
- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Tương lai sẽ có vệ tinh để kiểm soát, theo dõi kịp thời diễn biến tài ngun rừng. Sẽ có cơng nghệ và thiết bị máy móc hiện đại để theo dõi sinh trưởng, phát triển của từng loại trạng thái rừng. Bằng cơng nghệ và máy móc hiện đại với việc nâng cao trình độ kỹ thuật, cơ chế chính sách phù hợp sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn được mọi hành vi xâm hại rừng.
- Đối với cơng tác trồng rừng: Ngồi cơng nghệ dâm hom, trồng rừng bằng mô, phương tiện trồng rừng sẽ đầy đủ và hiện đại hơn để vừa đảm bảo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng rừng và bảo đảm đẩy nhanh trồng rừng trong những điều kiện khó khăn phức tạp.