a) Quy hoạch phân vùng chức năng:
Để cân bằng các lợi ích khác nhau của rừng như khai thác gỗ, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái cho địa phương và cho toàn xã hội. Chúng tôi tiến hành quy hoạch phân vùng chức năng nhằm xác định được đúng địa danh, diện tích, trữ lượng và sản lượng khai thác của đơn vị, đồng thời hạn chế được các tác động xấu đến môi trường.
Căn cứ vào thổ nhưỡng, đai cao, độ dốc, lượng mưa, tài nguyên rừng để phân vùng chức năng cho đơn vị. Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An của Đoàn ĐTQHLN Nghệ An và kết hợp với kết quả phúc tra, đề tài đã quy hoạch phân vùng chức năng của BQL ở bảng 4.10 sau:
Biểu 4.10: Phân vùng chức năng rừng
Phân vùng chức năng Tổng % Phân theo 3 loại rừng
Phòng hộ(ha) % Sản xuất(ha) %
Tổng cộng 25.371,9 100 19.566,9 77,12 5.523,7 21,77
Bảo vệ nghiêm ngặt 19.566,9 77,12 19.566,9 77,12
Sản xuất gỗ 4.003,2 15,78 4003,2 15,78
Sản xuất gỗ hạn chế 1.250,5 4,93 1250,5 4,93
Sản xuất tre nứa 270,0 1,06 270,0 1,06
Đất NN và phi NN 281,3 1,11
Qua biểu (4.10) cho thấy:
+ Khu bảo vệ nghiêm ngặt là 19.566,9 ha chiếm 77,12% thuộc rừng phòng hộ (tiểu khu 984, 989, 990, 991, 985, 994, 995B, 979, 999, 1000, 1002,
1006, 1009). Đây là vùng rừng phòng hộ đầu nguồn cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, cấm khai thác gỗ.
+ Khu sản xuất gỗ là khu vực không ảnh hưởng đến khai thác gỗ có diện tích 4.003,2 ha chiếm 15,78% (tiểu khu 986, 989, 996, 988, 992, 995A). Đây là vùng tập trung các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Khu sản xuất gỗ hạn chế là khu vực có ảnh hưởng đến khai thác gỗ có diện tích 1.250,5 ha chiếm 4,93% (tiểu khu 984, 989, 985, 994, 995B, 1006, 997). Đây là khu vực hạn chế khai thác gỗ để bảo vệ nguồn dẫn nước, bảo toàn đất, kiểm soát lũ lụt.
+ Khu sản xuất tre, nứa là khu vực khai thác lợi dụng tre nứa có diện tích 270,0 ha chiếm 1,06%
b) Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp:
Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ và phương hướng phát triển lâm nghiệp đã được xác định, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của BQL và nguồn lực hiện có, đề tài tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cho BQL rừng phòng hộ Thanh chương giai đoạn 2008 - 2017 ở biểu 4.11 sau:
Biểu 4.11: Quy hoạch sử dụng đất Lâm nghiệp giai đoạn 2008-2017
Đơn vị tính: ha
TT Hạng mục Hiện trạng(*)
Quy hoạch Ghi chú
Bảo vệ Trồng KNPH Làmgiàu DưỡngNuôi KTgỗ nứaKT
Diện tích tự nhiên 25.371,9
I Đất SX Lâm nghiệp 25.090,6 24.787,8 964,5 563,2 999,7 2,835.8 872,8 270,0
1 Rừng phòng hộ 19.566,9 19.496,9 225,7 401,0
1.1 Rừng tự nhiên 18.940,2 19.271,2
1.1.1 Rừng gỗ lá rộng 18.824,9 19.155,9
1.1.1.1 Rừng giàu (IIIA3) 166,6 166,6 x KT tận thu
1.1.1.2 Rừng trung bình (IIIA2) 3.372,4 3.372,4 x KT tận thu
1.1.1.3 Rừng nghèo (IIIA1) 8.310,9 8.310,9 x KT tận thu
TT Hạng mục Hiện trạng(*)
Quy hoạch Ghi chú
Bảo vệ Trồng KNPH Làmgiàu DưỡngNuôi KTgỗ nứaKT
1.1.2 Rừng tre nứa 115,3 115,3 x KT tận thu
1.2 Rừng trồng 0 225,7 1.3 Đất chưa có rừng 626,7 225,7 401,0 1.3.1 Ia 173,0 173,0 1.3.2 Ib 52,7 52,7 1.3.3 Ic 401,0 401,0 2 Rừng sản xuất 5.523,7 5.290,9 738,8 162,2 999,7 2,835.8 872,8 270,0 2.1 Rừng tự nhiên 4.604,1 4.736,3 999,7 2,527.4 450,0 270,0 2.1.1 Rừng gỗ lá rộng 4.334,1 4.466,3 999,7 2,527.4 450,0 2.1.1.1 Rừng giàu (IIIA3) 2.1.1.2 Rừng trung bình (IIIA2) 807,0 807,0 450,0 2.1.1.3 Rừng nghèo (IIIA1) 999,7 999,7 999,7
2.1.1.4 Rừng phục hồi (IIA, IIB) 2.527,4 2.659,6 2,527.4
2.1.2 Rừng tre nứa 270,0 270,0 270,0 2.2 Rừng trồng 441,4 554,6 422,8 308,4 422,8 2.2.1 Keo 217,0 300,2 252,8 134,4 172,8 2.2.2 Bồ đề 132,4 162,4 170,0 122,0 158,0 2.2.3 Bạch đàn 92,0 92,0 52,0 92,0 2.3 Đất chưa có rừng 478,2 316,0 162,2 2.3.1 Ia 74,8 74,8 2.3.2 Ib 241,2 241,2 2.3.3 Ic 162,2 162,2 II Các loại đất khác 281,3 Tổng cộng biện pháp tác động 24.787,8 964,5 563,2 999,7 2,835.8 872,8 270,0
Qua biểu (4.11) ta thấy, nhóm đất chưa sử dụng được quy hoạch để trồng rừng và phục hồi rừng, vì vậy diện tích rừng trồng và rừng phục hồi được tăng lên. Đối với trạng thái IC với lượng tái sinh đảm bảo, chúng tôi quy hoạch khoanh nuôi phục hồi; còn trạng thái IA và IB ở đất phòng hộ thì quy hoạch trồng rừng phòng hộ, ở đất sản xuất thì quy hoạch trồng rừng nguyên liệu với loài cây Keo lai và Bồ đề.