Đặc điểm điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 30)

3.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH và nhân văn khu vực nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên:

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

BQL rừng phịng hộ Thanh Chương nằm ở phía Tây của huyện Thanh Chương, văn phịng được đóng trên địa bàn xã Thanh Lĩnh - huyện Thanh Chương, cách Thành phố Vinh khảng 50km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 46, có tọa độ địa lý:

Từ 18033'18045'vĩ độ Bắc Từ 10505'105030'kinh độ Đơng Ranh giới hành chính:

- Phía Đơng giáp với đường Hồ Chí Minh - Phía Tây giáp nước bạn Lào

- Phía Bắc giáp vùng Ghép Sướn - Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1.2. Địa hình địa thế:

Địa hình cơ bản là đồi núi tự nhiên chạy dọc theo dãy Trường Sơn thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bị chia cắt bởi nhiều khe suối, độ dốc bình quân là 25,40. Nhìn chung địa hình tương đối phức tạp có độ cao bình qn là 530m, có đỉnh núi Vũ Trụ cao nhất là 1.028m do đó việc phát triển và kinh doanh lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong giao thơng và vận chuyển.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn:* Khí hậu: * Khí hậu:

BQL rừng phịng hộ Thanh Chương chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, năm phân ra 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khơ.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C

+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vào mùa hè là 400C + Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 140C + Nhiệt độ bình qn tháng nóng nhất là 360C

+ Số giờ nắng: 1.720 giờ/năm, tháng cao nhất 210 giờ (tháng 7), tháng thấp nhất 70 giờ (tháng 1)

- Chế độ mưa:

Lượng mưa hàng năm là 1750mm/năm, mưa phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung vào tháng 8 - tháng 11, lượng mưa cao nhất là tháng 9 - tháng 10 tới 452 mm, tháng 1 có lượng mưa thấp nhất chỉ khoảng 16 mm. Số ngày mưa trung bình là 140 ngày.

- Độ ẩm khơng khí:

Độ ẩm khơng khí trong khu vực nghiên cứu cũng khơng đều giữa các tháng trong năm, độ ẩm trung bình là 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (91%), độ ẩm tháng thấp nhất là tháng 6 đến tháng 7 (74%).

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 770mm

- Chế độ gió: hàng năm tại BQL thường xuất hiện các loại gió chính: Hướng gió mùa Đơng Bắc và gió phơn Tây Nam, tốc độ gió từ cấp 4 đến cấp 5, thời gian có gió bão từ cuối tháng 6 - tháng 9.

- Đặc điểm tiêu cực của khí hậu: diễn biến thời tiết rất phức tạp, hàng năm có gió bão kèm theo mưa lớn gây ra lũ lụt vào tháng 7-10, cịn có hiện tượng sương muối xuất hiện khoảng 3 lần/năm vào tháng 1-2.

* Thủy văn:

Trong địa bàn đơn vị quản lý có các sơng suối chính sau đây: + Khe Chum vại bắt nguồn từ tiểu khu 990

+ Khe Trù, khe Đắng bắt nguồn từ tiểu khu 984

+ Rào Con đổ ra sông Giăng nhánh của nó là khu Lào bắt nguồn từ núi Tuyền.

+ Rào Lang bắt nguồn từ núi Vũ Trụ

+ Sông Hoa Quân đổ ra sơng Lam, nó tập hợp của ngọn Rào chính. + Rào Mạn Tắc bắt nguồn từ tiểu khu 996

+ Rào Khai bắt nguồn từ tiểu khu 995b và phía Tây núi Vũ trụ.

Nhìn chung các khe này ngắn, có độ dốc lớn nên vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, vào mùa khô các khe này thường cạn và tạo lắm thác ghềnh nên việc vận chuyển và đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

3.1.1.4. Địa chất thổ nhưỡng:

Theo kết quả điều tra lập địa khu vực BQL rừng phịng hộ Thanh Chương có các nhóm đất chính sau:

- Đất feralit mùn phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc trên đá Granit, phân bố chủ yếu từ độ cao 700m trở lên theo dọc đỉnh Trường Sơn, tất cả đều đang được che phủ bởi rừng tự nhiên, diện tích 570,5 ha chiếm 2,07%.

- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét và đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Granit phân bố chủ yếu ở độ cao < 700m, đây là những loại đất bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất lâm nghiệp (khai thác, trồng rừng…) trạng thái thực bì gồm: Rừng thứ sinh, rừng trồng hoặc đất trống cây bụi, trảng cỏ, diện tích 26.890,1 ha chiếm 97,71%. Đặc tính của đất feralit có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất cịn tương đối dày, hàm lượng mùn trung bình. Đất cịn mang tính chất đất rừng, thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng phát triển

- Đất bồi tụ phù sa ven sông suối: Gồm đất phù sa sông suối và đất dốc tụ, phân bố ven sông Hoa Quân, khe Chum, Rào lang, Rào con... và ở rải rác các thung lũng nhỏ. các loại đất này được sử dụng chủ yếu vào sản xuất nơng nghiệp. diện tích 60 ha chiếm 0,22%. Đặc tính của đất phù sa là do q trình tích tụ lắng đọng phù sa, có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.5. Tài nguyên sinh vật:* Thảm thực vật rừng: * Thảm thực vật rừng:

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới:

Phân bố ở độ cao từ 200m đến 800m, có các họ thực vật chiếm ưu thế là: họ Dầu, Re, Dẻ, Ba mảnh vỏ, họ Đậu, họ Trám. Dưới tán các loài thuộc họ Bứa, họ Máu chó, Họ Na, Họ Du.

Hầu hết diện tích rừng ở khu vực nghiên cứu đều bị tác động ở mức độ khác nhau. Kiểu này có mặt ở các trạng thái là rừng giầu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hồi.

- Kiểu thứ sinh nhân tạo trên đất trống đồi trọc: Loài cây trồng chủ yếu là Keo lai, Bồ đề, Bạch đàn.

Thành phần thực vật có 521 lồi thực vật bậc cao thuộc 420 chi, 182 họ. trong đó 145 lồi cho gỗ, 127 lồi cây làm thuốc, 28 lồi cây cảnh có hoa đẹp.

* Hệ động vật rừng:

Khu hệ động vật rừng trên địa bàn nghiên cứu khá phong phú, kết quả điều tra bước đầu có 48 lồi thú thuộc 21 họ 8 bộ, điển hình như Mang Trường sơn, Lợn rừng, Cầy, Khỉ.

Có 160 lồi chim thuộc 42 họ 13 bộ, điển hình như Gà lôi trắng, Gà tiền. Ngồi ra cịn hàng trăm lồi bị sát, cơn trùng, cá tham gia vào khu hệ động vật. Nhìn chung đây là khu hệ động vật đặc trưng của vùng Bắc Trường Sơn.

3.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội:3.1.2.1. Dân số và lao động: 3.1.2.1. Dân số và lao động:

BQL rừng phịng hộ Thanh Chương nằm trên địa bàn hành chính của 6 xã Hạnh Lâm, Thanh Thịnh, Thanh Hương, Thanh An, Thanh Mỹ, Thanh Thuỷ. Trên địa bàn có 11.550 hộ với tổng dân số 54.321 người hoàn toàn là dân tộc Kinh, số lao động nam là 17.249 người, lao động nữ là 14.403 người. Tình hình dân số được thể hiện cụ thể ở biểu 3.1 sau:

Biểu 3.1: Tình hình dân số và lao động

Đơn vị Tổng hộ gia đình Dân số Lao động Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Xã Thanh Hương 1.328 6.320 3.092 3.228 3.725 2.049 1.676 Xã Hạnh Lâm 2.376 10.989 5.275 5.714 6.604 3.602 3.002 Xã Thanh An 2.326 10.885 5.343 5.542 7.221 3.934 3.287 Xã Thanh Thịnh 2.070 10.595 5.251 5.344 5.483 3.040 2.443 Xã Thanh Mỹ 1.825 8.758 4.325 4.433 4.531 2.504 2.027 Xã Thanh Thuỷ 1.625 6.774 3.352 3.422 4.088 2.120 1.968 Tổng 11.550 54.321 26.638 27.683 31.652 17.249 14.403

3.1.2.2. Phong tục tập quán:

Nhân dân địa phương có truyền thống làm lúa nước và canh tác nương rẫy lâu đời, trước đây thường xuyên vào rừng khai thác trộm lâm sản, tuy nhiên những năm gần đây BQL thực hiện dự án 327/661 đã khốn cho các hộ dân làm nhiệm vụ khoanh ni bảo vệ, xây dựng vốn rừng. Hiện nay đa số các hộ dân đã có ý thức trách nhiệm cao, việc đốt nương làm rẫy khơng cịn, việc khai thác trái phép gỗ rừng xảy ra rất ít.

3.1.2.3. Các hoạt động kinh tế.

a. Sản xuất nông nghiệp:

Trồng trọt là nghề có từ lâu đời, đến nay có khoảng 95% người dân sống bằng nghề nông, chủ yếu là canh tác lúa nước, rau màu và nương rẫy. Nhân dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt như đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, trong đó khâu giống được chú trọng, các giống lúa lai, ngô lai... nhờ vậy năng suất lúa nước đạt 5 tấn/ha, lạc 3 tấn/ha, ngô 4,3 tấn/ha. Lương thực bình quân đầu người đạt 325kg/người/năm.

Song song với trồng trọt, chăn nuôi cũng là nghề phát triển mạnh, nhất là chăn ni đại gia súc như trâu, bị, dê, lợn. Bình qn mỗi hộ có 2,7 con trâu, 3,2 con bò, 1,8 con dê, 2,8 con lợn. Đây là nguồn thu không nhỏ để trang trải cho chi tiêu của gia đình. Chăn ni phát triển theo hướng chăn ni hộ gia đình kiểu chăn thả, các kiến thức về chăn ni cũng như phịng chữa một số bệnh cho gia súc gia cầm còn rất hạn chế.

b. Sản xuất lâm nghiệp:

Tuy là huyện miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng hoạt động sản xuất lâm nghiệp chưa phát triển, chưa là một ngành sản xuất chính của địa phương. Nguyên nhân là do đất lâm nghiệp hầu hết thuộc quyền quản lý của Lâm trường (nay là BQL rừng phòng hộ), các hộ gia đình chỉ nhận khốn theo Nghị đinh 01/CP thơng qua BQL, được hưởng lợi từ việc giao khoán theo quyết định 178/QĐ-TTg và sự thoả thuận giữa bên khoán và

bên nhận khoán. BQL đã giao khốn cho 204 hộ với tổng diện tích giao khốn là 4.520,5 ha. Trong đó

Khốn bảo vệ rừng tự nhiên: 807 ha Khốn khoanh ni bảo vệ : 3.056,8 ha Khoán bảo vệ rừng trồng: 656,7 ha Tổng vốn đầu tư 800 triệu đồng/năm.

Đối với BQL, trong những năm qua sản xuất lâm nghiệp phát triển mạnh và có hiệu quả cao. Đặc biệt là công tác xây dựng và phát triển vốn rừng, đưa độ che phủ của rừng đạt cao hơn so với các vùng trong huyện và trong tỉnh (90%). Khối lượng công việc thực hiện như sau:

+ Trồng rừng mới : 100 ha/năm

+ Làm giầu rừng 90 ha/năm

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 50 ha/năm

+ Nuôi dưỡng rừng: 88ha/năm

+ Khai thác rừng: 1.200-1.500m3/năm

+ Chế biến gỗ: 1.000m3/năm.

Với những kết quả đạt được, đơn vị đã duy trì và phát triển được vốn rừng, đảm bảo ổn định sản xuất, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, bình quân đạt 930.000 đồng/người/tháng.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng:

Nhìn chung tồn bộ huyện Thanh Chương và khu vực nghiên cứu diện tích do BQL rừng phịng hộ quản lý có cơ sở hạ tầng khá phát triển so với các huyện miền núi trong tỉnh.

* Điện: trong khu vực BQL đã có mạng lưới điện sáng đầy đủ rải khắp các xã, về tận các thơn, khơng có hộ nào khơng có điện sáng phục vụ cuộc sống hàng ngày và phát triển sản xuất như bơm nước, xay xát....

* Giao thơng: tồn huyện Thanh Chương có đường Quốc lộ 46 chạy qua với chiều dài là 22 km từ đầu huyện đến cuối huyện. Có đường Hồ Chí Minh chạy qua làm ranh giới phía đơng của BQL với chiều dài 26 km.

Thanh Chương là huyện miền núi, mạng lưới giao thơng đi lại liên xã cịn phức tạp, đường sá hiểm trở; riêng trên địa bàn thuộc vùng quản lý của BQL thì có tới 120 km đường xe cơ giới đi lại, hiện nay một số đoạn đã xuống cấp bị hư hỏng nhiều nhưng chưa đủ điều kiện để nâng cấp lại.

* Trường: trên địa bàn của BQL có 1 trường cấp III, có 5 trường cấp II và 10 trường cấp I. Hiện nay mới chỉ có trường cấp III có nhà học cao tầng, cịn tất cả đang là phòng học cấp 4. Với đội ngũ giáo viên hầu hết đã đạt chuẩn, nhiệt tình trong giảng dạy. Tuy nhiên do việc đi lại cịn khó khăn cộng thêm kinh tế gia đình hạn hẹp nên học sinh vẫn còn bỏ học nhiều.

* Y tế: Trong khu vực 5 xã có 1 bệnh viện đa khoa đóng tại trung tâm thị tứ Chợ Chùa, 5 trạm y tế thuộc 5 xã, có quy mơ 10 giường bệnh có đội ngũ bác sỹ, y tá nhiệt tình, đa số các bệnh thơng thường đã được điều trị tại địa bàn.

* Thị trường tiêu thụ gỗ và lâm sản: do nhu cầu sử dụng gỗ của xã hội rất lớn, đời sống của nhân dân được nâng lên, giao thông thuận tiện nên gỗ được khai thác chế biến đến đâu sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý được tiêu thụ hết đến đấy.

3.2. Tình hình hoạt động SXKD của đơn vị trong những năm qua:

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị:

Lâm trường Thanh Chương được thành lập theo quyết định số 937 ngày 25/5/1960 của Uỷ ban hành chính Nghệ An. Diện tích quản lý 26.963 ha đóng trên địa bàn 2 xã Thanh Đức và Thanh Mỹ huyện Thanh Chương với nhiệm vụ chính là khai thác lâm sản phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Tháng 3 năm 1974 Lâm trường sát nhập với Lâm trường Rào Rộ, lấy tên là Lâm trường Thanh Chương, với diện tích rừng quản lý là 48.368 ha.

Năm 1992 theo Nghị định 388/HĐBT ngày 21/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Lâm trường được thành lập lại theo quyết định số 1739 ngày 29/9/1992 cuả Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Diện tích rừng quản lý là 17.808 ha. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý bảo vệ xây dựng

và phát triển vốn rừng, sản xuất nông lâm kết hợp, khai thác và chế biến lâm sản. Từ năm 1993 làm chủ dự án 327 và từ 1999 là chủ dự án 661 trên địa bàn huyện Thanh Chương.

Năm 2006 Lâm trường chuyển đổi thành Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương theo quyết định số 224 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Diện tích rừng và đất rừng quản lý là 27.520,6 ha. Nhiệm vụ của BQL là bảo vệ phát triển và sử dụng rừng phòng hộ, đồng thời tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm khai thác có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao. Với cơ chế hoạt động là một đơn vị sự nghiệp có thu, bước đầu với biên chế 14 người hưởng lương từ ngân sách, còn lại gần 70 người đơn vị tự cân đối bằng các nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.

3.2.2. Tổ chức bộ máy và lao động:

- Tổ chức bộ máy:

Trước khi chuyển đổi thành BQL rừng phòng hộ, Lâm trường Thanh Chương có bộ máy gồm Ban giám đốc 2 người, 5 phòng ban giúp việc gồm 18 người, các đội sản xuất và các bộ phận gồm 120 người. Các đội sản xuất và bộ phận bao gồm:

+ Đội khai thác Cầu Thanh Niên 7 người

+ Trạm QLBVR Thác Liếp 8 người

+ Trạm QLBVR Khe 4 5 người

+ Trạm QLBVR Rãi Rãi 5 người

+ Trạm QLBVR Rào Con 10 người

+ Trạm QLBVR Khe Gió 3 người

+ Trạm QLBVR Khe Vàng 5 người

+ Trạm QLBVR Khe Tròn 5 người

+ Trạm QLBVR Mạn Tác 5 người

+ Đội 6 -Hoa Quân 13 người

+ Dự án Việt Đức 11 người

+ Đơn vị chế biến 19 người

+ Tổ Thiết kế 5 người

+ Tổ vận tải lâm sản 4 người

Tất cả các trạm, đội đều làm nhiệm vụ tổng hợp vừa quản lý bảo vệ rừng, phịng chống cháy rừng, trồng, chăm sóc ni dưỡng rừng vừa sản xuất nông lâm kết hợp. Những trạm gần tiểu khu khai thác thì kết hợp khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Lực lượng lao động:

Tổng số lao động là 140 người, trong đó:

Lao động có trình độ đại học: 18 người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)