2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin:
2.4.3.1. Các thông tin về kinh tế – xã hội
- Nhóm tài liệu về dân sinh kinh tế – xã hội, khí hậu thuỷ văn, tài nguyên sinh vật rừng… được tổng hợp, phân tích qua hệ thống phụ biểu báo cáo tuỳ theo mục đích của đề tài.
2.4.3.2. Các thông tin về hiện trạng tài nguyên rừng
- Nhóm tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất đai được tổng hợp với các chỉ tiêu về diện tích, trữ lượng rừng.
- Đối với diện tích được tổng hợp từ lô, khoảnh đến tiểu khu và phân theo trạng thái.
- Trữ lượng rừng được tính toán thông qua các chỉ tiêu trữ lượng bình quân/ha của từng trạng thái.
2.4.3.3. Tính toán và xử lý số liệu:
- Chỉnh lý số liệu.
+ Sắp xếp D1.3các cây trong các ÔTC theo cỡ kính 4 cm. + Sắp xếp Hvn các cây trong các ÔTC theo cỡ chiều cao 2 m. - Tính trữ lượng rừng/ha:
+ Xác định thể tích cây bình quân (Vcây): Dùng biểu thể tích 2 nhân tố để tra thể tích cây.
+ Tính tổng thể tích các cây trong từng cỡ kính:
Mcỡ kính= Vcâyx Ncây trong từng cỡ kính (2-1) Trong đó: Mcỡ kính là trữ lượng ở cỡ kính
Vcây là thể tích cây bình quân trong cỡ kính Ncây trong từng cỡ kính là số cây trong từng cỡ kính
+ Tính trữ lượng trên ÔTC:
MÔTC=Mcỡ kính (2-2)
Trong đó: MÔTC là trữ lượng của ÔTC + Tính trữ lượng trên ha:
Mha= MÔTC* 10.000/Sô (2-3)
Trong đó: Mha là trữ lượng trên ha
Sô là diện tích ÔTC
+ Xác định sản lượng gỗ khai thác: được tính toán trên cơ sở tăng trưởng của rừng giầu và rừng trung bình.
Xác định theo công thức: L=M*Z*R*K (m3gỗ lớn/năm) (2-4) Trong đó: L: Sản lượng gỗ lớn được phép khai thác tối đa cho một năm
M: Tổng trữ lượng rừng giầu và rừng trung bình (m3) Z: Lượng tăng trưởng của rừng (m3/năm)
R: Tỉ lệ lợi dụng cây đứng (%)
K: Hệ số tiếp cận về diện tích khai thác + Xác định diện tích khai thác:
Xác định diện tích khai thác hàng năm theo công thức:
Sn =L/ l (2-5)
Trong đó: Sn: Diện tích được phép khai thác tối đa cho một năm. L : Sản lượng gỗ lớn được phép khai thác tối đa cho 1 năm. l: Sản lượng gỗ được phép khai thác bình quân (m3/ha), được tính theo công thức: l=Mtb*C*R (m3/ha)
Mtb : Trữ lượng bình quân của rừng khai thác (m3/ha) C : Cường độ khai thác bình quân (%)
2.4.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế :
Để đánh giá hiệu quả kinh tế cho mỗi mô hình kinh doanh rừng, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm Microsoft Excel 7.0.
Đề tài chọn hai phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế đó là phương pháp tĩnh và phương pháp động.
* Phương pháp tĩnh:
Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động của giá trị đồng tiền.
Tổng lợi nhuận: P = TN - Cp - Th (2-6)
Trong đó: P là lợi nhuận
TN là tổng thu nhập CP là tổng chi phí
Th là tổng số thuế phải nộp * Phương pháp động:
Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền. Dùng các chỉ tiêu sau:
- Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
n t t i Ct Bt NPV 0 (1 ) (2-7) Trong đó:
- NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng) - Bt: Giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng)
- Ct: Chi phí ở năm thứ t (đồng) - i: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. Nếu NPV>0 thì mô hình đầu tư có lãi, nếu NPV=0 thì hoà vốn, nếu NPV<0 thì đầu tư bị lỗ vốn.
- Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR):
BCR là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n t t n t t i Ct i Bt CPV BPV BCR 0 0 ) 1 ( ) 1 ( (2-8) Trong đó:
- BCR: Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (đồng/đồng) - BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
- Các ký hiệu khác được giải thích ở công thức (2-7)
Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có lãi, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh bị lỗ.
- Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR): IRR là chỉ tiêu đánh giá khả khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.
IRR chính là tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ này làm cho NPV = 0
tức là khi 0 ) 1 ( 0 n t t i Ct Bt thì i=IRR (2-9)
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn, IRR chính là tỷ lệ chiết khấu i khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, khi đó tỷ lệ chiết khấu i được xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR, IRR được tính theo tỷ lệ %. IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời của một mô hình hay một chương trình đầu tư, trong đó một phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, phần còn lại mới thuộc về người kinh doanh. Nếu IRR>i thì đầu tư có lãi, nếu IRR=i thì hoà vốn, còn nếu IRR<i thì đầu tư bị lỗ.
2.4.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội gồm:
- Các chỉ tiêu định lượng: Giải quyết việc làm cho các lao động, thu nhập bình quân đầu người…
- Các chỉ tiêu định tính: Cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất, khả năng tiếp cận các nguồn lợi, nâng cao trình độ dân trí…
2.4.3.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường
Việc đánh giá hiệu quả môi trường chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá vai trò của rừng đối với chức năng giữ đất, giữ nước, dựa trên cơ sở đặc điểm cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới và đa dạng sinh học, độ tàn che, độ che phủ của rừng trên địa bàn nghiên cứu.
Chương 3
Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu