4.7.1. Phương hướng phát triển lâm nghiệp của BQL:4.7.1.1. Phương hướng: 4.7.1.1. Phương hướng:
a) Căn cứ:
* Căn cứ Chiến lược phát triển lâm nghiệp Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020 cần phải quán triệt các quan điểm sau:
- Phát triển rừng là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo lập môi trường bền vững để phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
- Phát triển lâm nghiệp một cách tồn diện và có hệ thống trên cơ sở phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đa dạng các sản phẩm đi đôi với phát triển mặt hàng có thế mạnh.
- Phát triển lâm nghiệp gắn với bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và phải trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp và chế biến lâm sản. Gắn phát triển các vùng nguyên liệu tập trung với công nghiệp chế biến lâm sản.
- Tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện trung du và miền núi.
- Mục tiêu chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 là bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng bền vững theo hướng xã hội hoá nghề rừng, chú trọng bảo vệ rừng hiện có và ưu tiên trồng rừng nguyên liệu tập trung. Đảm bảo vừa phát huy tốt chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái bảo tồn đa dạng sinh học vừa cung cấp lâm sản góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
* Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương từ năm 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định:
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phịng hộ, an ninh mơi trường, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, chế biến gỗ, lâm sản, lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Nâng độ che phủ của rừng từ 49,51% hiện nay (2006) lên 56,4% năm 2010 và ổn định độ che phủ rừng 60,18% vào năm 2020.
- Quy hoạch điều chỉnh lại đối tượng đất trống đồi núi trọc có độ dốc nhỏ, địa hình thuận lợi cho đối tượng sản xuất. Chú trọng việc trồng lại rừng, nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng
- Đối với rừng tự nhiên: Từ năm 2006 trở đi tiến hành khoanh nuôi tái sinh rừng ở trạng thái IC hiện có, bằng các biện pháp lâm sinh tác động hợp lý nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, đảm bảo mục tiêu phòng hộ đầu nguồn.
- Đối với rừng trồng: giải quyết nhu cầu về gỗ củi trên địa bàn, cung cấp cho công nghiệp chế biến trong các năm tới.
- Giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân sống gần khu vực phịng hộ, thơng qua việc giao khoán bảo vệ rừng, chăm sóc quản lý bảo vệ rừng. Dự kiến lượng lao động thu hút hàng năm từ khoảng 2.300 - 2.500 người. Đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể góp phần thực hiện chiến lược xố đói giảm nghèo của huyện.
- Tiếp tục tuyển chọn, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trên cơ sở phát huy tốt các chức năng phòng hộ, kinh tế của rừng nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất. Ưu tiên trồng các đai rừng phòng hộ đầu nguồn.
* Căn cứ điều kiện cơ bản của khu vực: Như đã phân tích ở trên, điều kiện tài nguyên rừng, dân sinh kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của đơn vị theo hướng bền vững.
b) Phương hướng phát triển lâm nghiệp:
Với việc chuyển đổi từ Lâm trường sang BQL rừng phịng hộ thì phương hướng phát triển lâm nghiệp có nhiều thay đổi. Từ đơn vị sản xuất kinh doanh sang đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, vừa thực hiện nhiệm vụ của BQL rừng phòng hộ vừa sản xuất kinh doanh dịch vụ. Phương hướng phát triển lâm nghiệp như sau:
- Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng đảm bảo sự phát triển bền vững chức năng phòng hộ trong hệ thống phân chia 3 loại rừng.
- Thực hiện vai trò nòng cốt về phát triển lâm nghiệp xã hội trên địa bàn, thu hút các thành phần kinh tế tham gia quản lý bảo vệ phát triển vốn rừng.
- Trên cơ sở rừng và đất rừng được giao, đơn vị tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ để phát triển tiềm năng, thế mạnh của rừng và đất rừng, nhằm nâng cao thu nhập cho đời sống CBCNV và nhân dân trong vùng.
4.7.1.2. Mục tiêu:
* Mục tiêu kinh tế:
- Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng TNR, duy trì và phát triển diện tích rừng, trữ lượng rừng, không khai thác lạm dụng vào vốn rừng.
- Nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh của đơn vị, đồng thời nâng cao đời sống cho CBCNV đơn vị và người dân sống trên địa bàn thông qua thu nhập từ nghề rừng.
* Mục tiêu xã hội:
- Tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho CBCNV bằng các công việc như dịch vụ cây giống, trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản... cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV.
- Tạo thêm một số công ăn việc làm cho lao động ở các xã trong khu vực như hợp đồng khoán bảo vệ rừng, hợp đồng thời vụ trồng, chăm sóc, ni dưỡng, làm giàu rừng.... góp phần nâng cao đời sống và hạn chế tiêu cực do nghèo đói và thiếu việc làm gây nên.
* Mục tiêu môi trường:
- Xây dựng hệ sinh thái đa dạng ổn định, tăng độ che phủ của rừng từ 90% hiện nay lên 98% vào năm 2020. Đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực, tăng khả năng phòng hộ, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, hạn chế lũ lụt, làm sạch khơng khí, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động thực vật .
4.7.1.3. Nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng phịng hộ: với diện tích rừng phịng hộ 19.566,9 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên đã bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau. Đơn vị thực hiện quản lý, bảo vệ, xây dựng, phát triển và sử dụng rừng
phòng hộ, đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng phòng hộ theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ trên đất rừng quy hoạch cho sản xuất được giao, cụ thể như sau:
+ Khai thác gỗ: khai thác gỗ rừng tự nhiên mỗi năm khoảng 800- 1.000m3. Gỗ rừng trồng mỗi năm khai thác được khoảng 40-80 ha với sản lượng lấy ra từ 5.000-8.000m3. Khai thác nứa ổn định trên diện tích 270 ha với sản lượng mỗi năm từ 500-1.000 tấn.
+ Trồng rừng: trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh các loài cây sinh trưởng nhanh, cung cấp bình quân 5.000 tấn gỗ nguyên liệu giấy cho nhà máy bột giấy Nghệ An.
+ Phục hồi rừng: với diện tích đất rừng trạng thái IC hiện cịn thực hiện khoanh ni phục hồi tự nhiên trong vịng 5 năm.
+ Xây dựng các cơng trình: xây dựng mới 1 trạm bảo vệ rừng, các bảng nội quy ở nơi trung tâm cửa rừng, làm mới đường lâm nghiệp đến các khu trồng rừng và khai thác rừng, sửa chữa thường xuyên đường lâm nghiệp hiện có.
- Góp phần hình thành và thúc đẩy xã hội hố nghề rừng, cung ứng cây giống, cung cấp các dịch vụ tư vấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về lâm nghiệp, góp phần tích cực vào chiến lược phát triển lâm nghiệp của huyện và tỉnh.
4.7.2. Quy hoạch sử dụng đất đai:
4.7.2.1. Quy hoạch sử dụng đất đai chung:
Căn cứ Luật đất đai năm 2003 quy định về chế độ sử dụng các loại đất, căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và mục tiêu nhiệm vụ của BQL. Diện tích các loại đất đai của BQL được quy hoạch như ở biểu 4.8 sau:
Biểu 4.8: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008-2017
TT Các loại đất Hiện trạng Quy hoạch Tăng(+) Ghi chú (ha) (ha) Giảm(-)
Tổng dT tự nhiên 27.520,6 25.371,9 -2.148,7
I Nhóm đất nơng nghiệp 26.142,1 25.150,6 -991,5
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 60,0 60,0
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 20,0 20,0
1.1.1.1 Đất trồng lúa 5,0 5,0
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 15,0 15,0
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 40,0 40,0
1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 26.082,1 25.090,6 -991,5
1.2.1 Đất rừng phòng hộ 18.940,2 19.566,9 +626,7 1.2.1.1 Đất có rừng phịng hộ 18.940,2 18.940,2 a Đất có rừng tự nhiên phịng hộ 18.940,2 18.940,2 b Đất có rừng trồng phịng hộ 1.2.1.2 Đất phục hồi rừng phòng hộ 401,0 +401,0 Tăng do KNPH 1.2.1.3 Đất trồng rừng phòng hộ 225,7 +225,7 Tăng do trồng mới 1.2.2 Đất rừng sản xuất 7.141,9 5.523,7 -1618,2 1.2.2.1 Đất có rừng sản xuất 7.141,9 5.045,5 -2.096,4
a Đất có rừng tự nhiên sản xuất 6.485,2 4.604,1 -1881,1 Trả cho địa phương b Đất có rừng trồng sản suất 656,7 441,4 -215,3 Trả cho địa phương 1.2.2.2 Đất phục hồi rừng sản xuất 162,2 +162,2 Tăng do KNPH 1.2.2.3 Đất trồng rừng sản xuất 316,0 +316,0 Tăng do trồng mới
II Nhóm đất phi nơng nghiệp 273,6 221,3 -52,3
2.1 Đất ở 3,4 3,4
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 3,4 3,4 2.1.2 Đất ở tại đô thị
2.2 Đất chuyên dụng 61,0 51,0 -10,0
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, cơng trình 1,2 1,2 2.2.2 Đất quốc phịng, an ninh 6,2 6,2 2.2.3 Đất SXKD phi nông nghiệp 0,6 0,6
2.2.4 Đất có mục đích cơng cộng 53,0 43,0 -10,0 Trả cho địa phương
2.3 Đất tơn giáo tín ngưỡng
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,0 12,0
TT Các loại đất Hiện trạng Quy hoạch(ha) (ha) Tăng(+)Giảm(-) Ghi chú
III Nhóm đất chưa sử dụng 1.104,9 -1.104,9
3.1 Đất bằng chưa sử dụng
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.104,9 -1.104,9
3.2.1 Đất chưa có rừng phịng hộ 626,7 -626,7 3.2.1.1 Kiểu trạng thái phụ IA 173,0 -173,0 QH trồng rừng 3.2.1.2 Kiểu trạng thái phụ IB 52,7 -52,7 QH trồng rừng 3.2.1.3 Kiểu trạng thái phụ IC 401,0 -401,0 QH KNPH 3.2.2 Đất chưa có rừng sản xuất 478,2 -478,2 3.2.1.1 Kiểu trạng thái phụ IA 74,8 -74,8 QH trồng rừng 3.2.1.2 Kiểu trạng thái phụ IB 241,2 -241,2 QH trồng rừng 3.2.1.3 Kiểu trạng thái phụ IC 162,2 -162,2 QH KNPH
Qua biểu (4.8) ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên giảm từ 27.520,6 ha xuống còn 25.371,9 ha do đề xuất trả lại cho địa phương 2.148,7 ha, đây là phần diện tích đất xen lẫn với vùng tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ có dạng "da báo", nếu giữ lại thì đơn vị sẽ khó quản lý, khó bố trí sản xuất, mặt khác đồng bào tái định cư lại thiếu đất để sản xuất ổn định đời sống nơi ở mới. Vì vậy việc trả đất vừa phù hợp với nguyện vọng của người dân và chính quyền địa phương, đồng thời phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quy mô tổ chức mới của đơn vị. Với quỹ đất còn lại, đưa tồn bộ nhóm đất chưa sử dụng vào quy hoạch trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng.
4.7.2.2. Phân cấp phòng hộ trong khu vực BQL:
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, mục đích sử dụng chủ yếu, rừng trên địa bàn đơn vị quản lý được phân thành 2 loại sau:
- Rừng phịng hộ: Mục đích để điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.
- Rừng sản xuất: Mục đích kinh doanh lâm sản là chính kết hợp phịng hộ bảo vệ môi trường.
a) Đối tượng phân cấp:
Phân cấp phòng hộ đầu nguồn chỉ tiến hành trên những diện tích đất có rừng và đất trống đồi núi trọc. Không phân cấp đối với đất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn nhằm đánh giá mức độ nguy hại của vùng đất đầu nguồn để xác định phạm vi quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn.
b) Phương pháp phân cấp phòng hộ:
Để phân chia cụ thể từng loại rừng, chúng tôi dựa vào các căn cứ: Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Bản quy định về tiêu chí phịng hộ rừng phịng hộ như sau:
* Tiêu chí 1: Lượng mưa
Mưa được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới xói mịn đất, hạn hán và dịng chảy. Căn cứ vào lượng mưa bình quân hàng năm và độ tập trung, chia mức độ ảnh hưởng của mưa đến xói mịn đất và dịng chảy thành 3 cấp.
*Tiêu chí 2: Độ dốc
Độ dốc là nhân tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xói mịn đất và dịng chảy. Độ dốc càng lớn thì xói mịn đất và dịng chảy càng mạnh và ngược lại. Căn cứ vào 3 cấp độ dốc theo kiểu địa hình khác nhau để phân chia mức độ ảnh hưởng của độ dốc đến xói mịn đất, dịng chảy và khả năng điều tiết nguồn nước.
* Tiêu chí 3: Độ cao tương đối
Trong nghiên cứu xói mịn, một nhân tố địa hình phải được đề cập đến đó là chiều dài sườn dốc. Chiều dài sườn dốc có ảnh hưởng lớn đến xói mòn đất và dòng chảy mặt, sườn dốc càng dài bao nhiêu thì khối lượng và tốc độ dịng chảy, lượng đất bị bào mòn càng tăng lên bấy nhiêu. Chiều dài sườn dốc được tính bằng khoảng cách từ điểm bắt nguồn dòng chảy mặt đến điểm diễn
ra sự lắng đọng bùn cát. Tuy nhiên việc xác định chiều dài sườn dốc chỉ phù hợp cho việc nghiên cứu xói mịn đơn lẻ trong một phạm vi hẹp, do đó để thuận tiện hơn cho việc xác định cấp phòng hộ, hiện nay thường thay thế nhân tố này bằng độ cao tương đối. Dựa vào sự chênh lệch độ cao giữa mức cao nhất và mức thấp nhất trong phạm vi dự án phòng hộ đầu nguồn (độ cao từ đỉnh núi, dịng núi cao nhất xuống đáy sơng hay lịng sơng suối chính) để chia ra 3 cấp độ cao tương đối có mức xung yếu khác nhau.
* Tiêu chí 4: Đất( thành phần cơ giới và độ tầng dày của đất)
Thành phần cơ giới được xác định bằng hàm lượng các hạt có kích thước khác nhau chứa trong đất. Khi lượng các hạt có kích thước nhỏ tăng lên thì đất bị rửa trơi mạnh hơn, ngay cả khi tốc độ dòng chảy bề mặt nhỏ. Khả năng ngấm nước của đất phụ thuộc nhiều vào thành phần cơ giới của nó, qua đó ảnh hưởng tới dịng chảy của bề mặt. Đất có thành phần cơ giới nhẹ và xốp có độ thấm nước cao và ngược lại. Dựa vào thành phần cơ giới với sự lưu ý đến độ dày tầng đất để chia mức độ ảnh hưởng tới đất khi bị dịng chảy tác động thành 3 cấp
* Tiêu chí 5: Quy mơ diện tích
Diện tích để tiến hành rà sốt, đánh giá và xác định cấp xung yếu các nhân tố tham gia phân cấp phòng hộ là khoảnh (tương đương 100 ha). Giá trị các trị số được tính cho khoảnh khi 70% diện tích khoảnh mang giá trị được tính tốn trở lên.
Từ các tiêu chí trên, đất lâm nghiệp được phân thành 3 cấp phòng hộ đầu nguồn: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Ba cấp phòng hộ đầu nguồn được tra trong bảng tra cấp xung yếu rừng phịng hộ. Đối với các lơ ở ven hai bên bờ sơng, nhánh sơng, suối chính hoặc ven hồ, ven đập; mức độ xung yếu của các khu này sẽ được tăng lên một cấp [3] (có nghĩa là diện tích