Các giải pháp thực hiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 105)

4.7.5.1. Giải pháp tổ chức bộ máy:

Với mô hình tổ chức là đơn vị sự nghiệp có thu, mới chỉ có 17,5% CBCNV hưởng quỹ lương ngân sách, còn lại đơn vị tự trang trải, vì vậy cần tổ chức bộ máy gọn nhẹ linh hoạt nhưng phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể bộ máy được sắp xếp lại, đến năm 2012 sẽ hoàn thiện và ổn định như sau:

+ Lãnh đạo ban Ban quản lý: 2 người (1 trưởng và 1 phó ban) + Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: 6 người

+ Phòng TCHC-QLBVR-Kế toán 4 người + Cụm QLBVR phòng hộ (4 cum): 13 người

Tổng số 25 người trên hưởng lương sự nghiệp

+ Các Trạm QLBVR và đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ: 55 người. Những người này đơn vị tự túc quỹ lương, bố trí như sau:

 Hợp đồng bảo vệ thường xuyên ở các trạm: 23 người  Hợp đồng khai thác, tận thu, chế biến gỗ: 12 người  Lao động sản xuất cây giống ở vườn ươm: 20 người Sơ đồ tổ chức bộ máy của BQL được bố trí như sau (hình 4.1 trang sau):

Hình 4-1: Mô hình tổ chức BQL rừng phòng hộ Thanh Chương giai đoạn 2008-2017

- Trưởng ban: Là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động quản lý rừng, sản xuất kinh doanh của BQL và công tác QLRBV.

- Phó ban: Là người tham mưu cho Trưởng ban, thay mặt trưởng ban điều hành công việc của đơn vị khi được sự uỷ quyền của Trưởng ban.

Trưởng ban quản lý

phó ban quản lý Cụm trạm QLBVR Bộ phận sảnxuất kinh doanh dịch vụ Phòng kế hoạch - Kỹ thuật Các tổ QLBVR đình, cá nhânCác hộ gia nhận khoán Các tổ chức nhận khoán Phòng TCHC - QLBVR -Kế toán TC Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp

- Phòng ban: Thực hiện chức năng tham mưu cho trưởng ban theo các lĩnh vực chuyên môn. Để bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, bố trí còn 2 phòng. Cụ thể:

+ Phòng Tổ chức hành chính - Kế toán tài chính - Quản lý bảo vệ rừng: Tham mưu cho Trưởng ban về tổ chức cán bộ và lao động, đối nội đối ngoại, về tài chính, trực tiếp chỉ đạo về quản lý bảo vệ rừng.

+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Tham mưu cho Trưởng ban về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật.

- Các cụm trạm: Thành lập 4 cụm trạm quản lý bảo vệ rừng ở nơi cửa rừng chính. Mỗi cụm trạm từ 3-4 biên chế. Dưới các cụm trạm bảo vệ rừng có các tổ quản lý bảo vệ rừng, mỗi tổ 2 -3 người theo hình thức hợp đồng.

- Các bộ phận sản xuất kinh doanh dịch vụ gồm có: + Bộ phận khai thác, tận thu, chế biến lâm sản. + Bộ phận sản xuất cây giống vườn ươm.

4.7.5.2. Giải pháp khoa học công nghệ:

- ứng dụng các nghiên cứu về kết cấu, cấu trúc rừng phòng hộ trong thiết kế xây dựng rừng bền vững.

- Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài cây bản địa có giá trị bảo tồn, phòng hộ và giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái của địa bàn.

- áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác thông tin, quản lý điều hành của BQL. Sử dụng phần mềm quản lý rừng phòng hộ chi tiết các thông số kỹ thuật, kinh tế tới từng tiểu khu, hộ nhận khoán; phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng...

- ứng dụng công nghệ dâm hom để tạo ra những giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, đặc biệt chú trọng đến giống các loài cây phi gỗ như tạo giống măng tre, mét.

4.7.5.3. Giải pháp vốn:

- Sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng:

trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.

+ Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng sản xuất thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước và của Tỉnh cho phát triển rừng sản xuất.

+ Sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới.

- Vốn vay ưu đãi:

Đây là nguồn vốn được huy động cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay với lãi suất thấp hoặc không lãi và vay dài hạn để đầu tư xây dựng vườn rừng, trại rừng

- Vốn đầu tư, hỗ trợ trong và ngoài nước:

+ Thực hiện tốt và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế, các quốc gia hiện có trên địa bàn; như dự án trồng rừng Việt Đức.

+ Tiếp tục kêu gọi các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức môi trường quốc tế đầu tư xây dựng rừng phòng hộ để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với đối tác để thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh rừng sản xuất.

- Sử dụng, khai thác triệt để các nguồn vốn tự có của đơn vị, vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đầu tư cho sản xuất nghề rừng. Sử dụng sức lao động cuả nhân dân địa phương tham gia xây dựng phát triển rừng.

4.7.5.4. Giải pháp cơ chế chính sách:

- Chính sách đất đai:

+ Giao rừng và khoán rừng thực hiện theo Nghị định số 23/2006/CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng.

+ Khoán đất và khoán rừng: BQL phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc khoán cho các hộ gia đình, cộng đồng, lực lượng vũ trang... thông qua hợp đồng kinh tế. Diện tích rừng và đất rừng gần khu dân cư sẽ giao khoán cho các hộ gia đình. Diện tích rừng và đất rừng ở xa khu dân cư sẽ khoán cho các hộ công nhân hoặc hợp đồng với đồng biên phòng 559. Những diện tích ở nơi xa giao cho lực lượng bảo vệ chuyên trách của BQL.

- Chính sách vốn:

+ Đề nghị Nhà nước cấp đủ, kịp thời, thường xuyên đúng tiến độ theo từng hạng mục công việc.

+ Cần công khai hoá suất đầu tư và chính sách hưởng lợi cho các hộ gia đình, cá nhân nhận đất, nhận rừng theo quy định của Nhà nước.

- Chính sách hưởng lợi: Thực hiện theo quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia và cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp:

+ Đối với hộ nhận rừng bảo vệ, khoanh nuôi:

 Được nhận tiền công bảo vệ, thu hái lâm sản phụ, hoa quả, nhựa, khai thác cây gỗ chết, cây sâu bệnh theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

 Được sử dụng rừng vào mục đích du lịch sinh thái nhưng không được làm ảnh hưởng, tổn hại đến rừng.

+ Đối với hộ nhận đất trồng rừng:

 Được cấp kinh phí đầu tư trồng rừng theo thiết kế, dự toán theo thiết kế được duyệt.

 Được khai thác cây phù trợ, cây trồng xen lẫn đến khi tuổi khai thác, tỉa thưa nhưng độ tàn che phải đảm bảo trên 0,6.

4.7.5.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:

- Xây dựng tiêu chuẩn các chức danh trong BQL rừng phòng hộ Thanh Chương để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cán bộ.

- Cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật lâm nghiệp bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực cán bộ hiện có của BQL.

- Hàng năm lựa chọn cán bộ kỹ thuật, công nhân gửi đi đào tạo tại các trường chuyên môn, kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

- Sử dụng lao động hiện có tại địa phương tham gia hoạt động sản xuất lâm nghiệp thông qua các hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.

- Có kế hoạch đào tạo hướng nghiệp cho con em CBCNV của đơn vị và con em đồng bào sống trên địa bàn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm lâm nghiệp, kỹ năng bảo vệ môi trường, bảo tồn và phục hồi các loài động thực vật quý hiếm.

4.7.5.6. Giải pháp hỗ trợ của các cấp các ngành

- Cùng với các dự án Lâm nghiệp, các dự án định canh định cư, xoá đói giảm nghèo... cần lồng ghép để cùng đầu tư, xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông miền núi, xây dựng các công trình phúc lợi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn.

- Hoàn thành công tác định cư cho tất cả các thôn bản trong địa bàn, quy hoạch nương rẫy cố định, đặc biệt cần khẩn trương quy hoạch tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

- Phối hợp chặt chẽ với Hạt kiểm lâm trong công tác QLBVR, đặc biệt chú trọng những điểm dễ cháy rừng, những tụ điểm khai thác lâm sản trái phép.

- Lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an, Toà án hỗ trợ xử lý những hành vi vi phạm lâm luật, hành vi chống người thi hành nhiệm vụ, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.

- Các ngành Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc, Kế hoạch đầu tư cần tạo điều kiện cấp vốn kịp thời và kế hoạch thực hiện cho từng năm đúng tiến độ.

- Chính quyền địa phương huyện, các xã trên địa bàn thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý thức bảo vệ rừng.

4.7.6. Tổng hợp đầu tư và hiệu quả:4.7.6.1. Tổng hợp đầu tư 4.7.6.1. Tổng hợp đầu tư

a) Nhu cầu vốn:

Tổng nhu cầu vốn cần cho giai đoạn 2008-2017 là: 62.974,4 triệu đồng. Đầu tư theo các hạng mục như sau:

- Vốn xây dựng rừng: 39.521,8 triệu đồng. Bao gồm: Bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng, làm giàu rừng và nuôi dưỡng rừng.

- Vốn công nghiệp rừng: 16.139,6 triệu đồng. Bao gồm vốn khai thác vận chuyển gỗ và nứa.

- Vốn xây dựng cơ bản: 1.188,0 triệu đồng. Bao gồm vốn xây dựng thêm nhà QLBVR, bảng nội quy, làm đường mới, sửa đường lâm nghiệp.

- Vốn hỗ trợ phát triển lâm nghiệp cộng đồng: 100 triệu đồng - Vốn đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 300 triệu đồng - Chi phí quản lý: 5.725,0 triệu đồng

(Chi tiết xem phụ biểu 12) b) Tiến độ đầu tư:

Biểu 4.23: Tổng hợp tiến độ đầu tư hàng năm giai đoạn 2008-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng Năm thực hiện

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

62.974,4 5.578,3 6.497,5 6.525,5 6.493,2 6.535,2 6.488,2 6.450,4 6.551,5 5.943,7 5.910,8

(Chi tiết xem phụ biểu 12) c) Xác định nguồn vốn:

Tổng vốn đầu tư: 62.974,4triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách: Nguồn vốn cấp từ ngân sách cho bộ máy, hoạt động quản lý bảo vệ phát triển rừng phòng hộ theo dự toán hàng năm và nguồn vốn đầu tư từ chương trình 661: 26.013,6 triệu đồng, chiếm 41,31%.

- Vốn vay ưu đãi trồng rừng nguyên liệu: Vay từ dự án trồng rừng nguyên liệu của Tỉnh Nghệ An với lãi suất 2,4%/năm: 4.500,0 triệu đồng chiếm 7,15%.

- Vốn trích từ khâu khai thác gỗ rừng đầu tư cho tái sản xuất 15.421,19 triệu đồng chiếm 24,49%.

- Vốn liên doanh liên kết: gồm vốn khoán sản phẩm theo Nghị định 01/CP, Nghị định 135/CP, vốn liên doanh liên kết với khách hàng để khai thác gỗ: 15.514,6 triệu đồng chiếm 24,64%.

- Vốn tự có: Trích lợi nhuận trong quá trình kinh doanh đầu tư cho tái sản xuất 1.525,0 triệu đồng, chiếm 2,42%.

(Chi tiết xem phụ biểu 13) 4.7.6.2.ước tính hiệu quả đầu tư:

a) Hiệu quả kinh tế:

- Tổng giá trị thu từ các hoạt động: 73.466,51 triệu đồng - Tổng chi phí cho các hoạt động: 62.974,43 triệu đồng - Các khoản nộp ngân sách (thuế): 7.514,56 triệu đồng

- Tổng lợi nhuận: 2.977,52 triệu đồng

Bình quân hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 750 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân gần 300 triệu đồng/năm.

(Chi tiết xem phụ biểu 14)

Ngoài ra còn hiệu quả kinh tế của rừng sau quy hoạch giai đoạn 2008- 2017 mang lại cho đơn vị, nhân dân quanh vùng mà đề tài chưa có điều kiện để định lượng được, đó là:

- Sau 10 năm khoanh nuôi được 563,2 ha rừng tự nhiên phục hồi.

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có sẽ làm tăng trữ lượng rừng hàng năm lên khoảng 2,5% tương đương với 41.298m3. Với phương pháp QLRBV, hàng năm có thể tận dụng được 10% lượng tăng trưởng của rừng tương đương khoảng 4.000m3 gỗ, 20.000 ster củi mà vẫn đảm bảo tác dụng phòng hộ của rừng. Sản phẩm thu được từ rừng phòng hộ góp phần đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cho công nghiệp chế biến.

- Các công trình cơ sở hạ tầng được bảo vệ, giảm nhẹ thiên tai gây ra, tiết kiệm tiền của cho ngân sách Nhà nước và nhân dân, từ đó tăng đầu tư cho phát triển.

b) Hiệu quả xã hội:

- Tạo đủ công ăn việc làm cho 80 CBCNV của đơn vị, đảm bảo thu nhập bình quân từ 1.300.000 đến 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Thu hút lao động tại địa phương khoảng 1.000 lao động thuộc các hộ dân gần rừng và 300 lao động có tính thời vụ, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân, nâng cao trình độ dân trí trong việc bảo vệ và quản lý rừng bền vững.

- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của địa phương thông qua việc đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tham quan các mô hình. Đây là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển sản xuất nói chung và sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng của địa bàn dân cư.

c) Hiệu quả môi trường:

- Độ che phủ của rừng được tăng lên, đạt và ổn định 98% vào năm 2017, với độ che phủ này sẽ phát huy được chức năng phòng hộ của rừng, tăng khả năng sinh thuỷ, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng, điều hoà khí hậu.

- Góp phần giảm nhẹ và hạn chế các hiểm hoạ thiên tai như hạn hán, lũ lụt không chỉ trong phạm vi đơn, địa phương vị mà còn của khu vực lân cận.

- Góp phần cùng các khu rừng đặc dụng bảo vệ tính đa dạng sinh học, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Chương 5

Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận:

Qua quá trình thực hiện nghiêm túc, đề tài đã đạt được mục tiêu đặt ra và hoàn thành các nội dung, phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu, cụ thể như sau:

1) Đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn thuộc BQL rừng phòng hộ Thanh Chương ảnh hưởng tới việc quản lý sử dụng và phát triển rừng theo hướng QLRBV.

2) Đánh giá đúng ảnh hưởng của các bộ luật, chính sách đến công tác quản lý và sản xuất kinh doanh rừng theo hướng QLRBV.

3) Trong giai đoạn vừa qua các hoạt động SXKD của BQL đã phần nào thực hiện được các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV và chứng chỉ rừng.

4) Thông qua đánh giá các mô hình rừng trồng và mô hình rừng tự nhiên ở các phương án kinh doanh rừng của BQL để đề xuất các mô hình có hiệu quả cao định hướng cho việc bố trí cơ cấu cây trồng.

5) Quy hoạch bố trí sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2017 trên địa bàn BQL rừng phòng hộ Thanh Chương quản lý, đồng thời quy hoạch phân vùng chức năng, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng phát triển của đơn vị, huyện, tỉnh.

6) Xác định được các biện pháp tổ chức, quản lý, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ; đồng thời xác định được các nội dung cơ bản trong phương án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)