Quy hoạch biện pháp kinh doanh, lợi dụng rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 92 - 103)

1) Quy hoạch biện pháp kinh doanh rừng:

Lựa chọn các biện pháp kinh doanh rừng hợp lý nhằm phát huy được tác dụng của rừng đối với nền kinh tế một cách đầy đủ. Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng thể hiện hệ thống thống nhất giữa đặc điểm rừng, mục đích kinh doanh và biện pháp kinh doanh. Phương thức kinh doanh lợi dụng

rừng là hệ thống biện pháp kinh doanh được xác lập trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm lâm phần và mục đích kinh doanh đã định cho một đơn vị kinh doanh nhất định. Trong quá trình sản xuất lâm nghiệp chính nhờ hệ thống đó mà tiến hành hàng loạt các biện pháp kinh doanh (như trồng rừng, bảo vệ rừng, làm giàu rừng và khai thác rừng…) theo mục đích kinh doanh đã định.

a) Bảo vệ rừng:

* Đối tượng: rừng bảo vệ bao gồm toàn bộ diện tích rừng sản xuất hiện có, diện tích rừng sau khi trồng mới đã hết hạn đầu tư cơ bản và diện tích sau khoanh nuôi tự nhiên đạt tiêu chuẩn thành rừng.

* Diện tích: Diện tích rừng quy hoạch để bảo vệ là 5.290,9 ha, trong đó: + Rừng hiện có: 5.045,5 ha (sau khi đã trả cho địa phương) + Rừng trồng đã hết hạn đầu tư cơ bản 536,0 ha

(kể cả trồng mới và trồng lại sau khai thác) + Rừng phục hồi đã đạt tiêu chuẩn: 132,2 ha + Trừ đi diện tích khai thác trắng: 422,8 ha * Biện pháp kỹ thuật:

+ Xây dựng hồ sơ thiết kế trên cơ sở quy trình quy phạm, các văn bản hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An.

+ Xây dựng mốc ranh giới tiểu khu và mốc ranh giới do BQL rừng phòng hộ quản lý.

+ Xây dựng quy ước bảo vệ rừng tại các cửa rừng và cụm dân cư trên địa bàn đơn vị quản lý và các địa bàn lân cận.

+ Đối với các hộ nhận khoán: Xây dựng hợp đồng khoán lâu dài, hợp đồng cần xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên (bên giao và bên nhận khoán), xác định rõ ranh giới trên thực địa và bản đồ, cắm mốc bảng trên thực địa.

+ Tuyên truyền giáo dục, tuần tra ngăn chặn việc khai thác vận chuyển trái phép

+ Xây dựng hồ sơ và thường xuyên theo dõi, ghi chép quá trình diễn biến tài nguyên rừng.

* Tổ chức thực hiện:

+ Xây dựng củng cố lực lượng bảo vệ của BQL có đủ trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý.

+ Xây dựng và củng cố các cụm trạm bảo vệ tại các cửa rừng và nơi phức tạp về vi phạm lâm luật.

+ Giao nhiệm vụ bảo vệ rừng cho từng trạm bảo vệ, có hồ sơ thiết kế, định kỳ kiểm tra thưởng phạt nghiêm minh.

+ Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn và địa bàn lân cận như: Công an, đồn biên phòng 559, ban lâm nghiệp và chính quyền các xã với hình thức hợp đồng phối hợp lâu dài và giai đoạn.

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng như phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, các dụng cụ trang thiết bị, đồng thời phải trang bị kiến thức cần thiết về công tác bảo vệ rừng.

* Chi phí thực hiện: Chi phí đầu tư cho bảo vệ 1 ha rừng là: 100.000đ/ha/năm Tổng chi phí đầu tư: 5.074,28 triệu đồng(chi tiết xem phụ biểu 12).

* Nguồn vốn: Trích từ nguồn khai thác rừng và liên doanh khoán.

* Tiến độ thực hiện: Tiến độ bảo vệ rừng sản xuất được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 4.15: Kế hoạch bảo vệ rừng sản xuất giai đoạn 2008 – 2017

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích (ha) 5.045,5 5.005,5 4.965,5 4.925,5 4.977,5 5.022,5 5.109,4 5.159,6 5.240,9 5.290,9

Qua số liệu ở biểu 4.15 cho thấy: từ năm 2008 đến năm 2010 diện tích rừng bảo vệ hàng năm giảm đi, nguyên nhân do rừng trồng khai thác ttrắng. Từ năm 2012 trở đi, hàng năm đưa thêm diện tích rừng trồng đã hết hạn đầu tư

cơ bản vào bảo vệ. Từ năm 2014 trở đi đưa thêm diện tích khoanh nuôi phục hồi đã đạt tiêu chuẩn thành rừng vào bảo vệ.

b) Nuôi dưỡng rừng:

* Đối tượng: Rừng tự nhiên trạng phục hồi (IIA và IIB), rừng trồng đã khép tán.

* Diện tích 2.835,8 ha, trong đó rừng tự nhiên trạng thái phục hồi 2.527,4 ha, rừng trồng đã khép tán 308,4 ha.

* Biện pháp kỹ thuật:

+ Xây dựng hồ sơ thiết kế nuôi dưỡng rừng và dự toán do Sở NN &PTNT tỉnh Nghệ An hướng dẫn lập và phê duyệt trên cơ sở các quy trình, quy phạm và thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ NN & PTNT.

+ Luỗng phát dây leo, cây bụi trên toàn bộ diện tích.

+ Chặt tỉa những cây cong queo, sâu bệnh già cỗi, cây có giá trị thấp đảm bảo độ tàn không thấp hơn 0,4 (đối với rừng tự nhiên).

+ Chặt những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc dưới tán bị chèn ép, nơi mật độ quá dày (đối với rừng trồng).

+ Số lần chặt : Đối với rừng tự nhiên 1-2 lần trong một luân kỳ khai thác, thời gian giữa 2 lần chặt 7-10 năm. Đối với rừng trồng sản xuất chặt 1 lần trước khi khai thác 2-3 năm.

* Chi phí đầu tư: 2.080.000 đồng/ha.

Tổng chi phí đầu tư: 5.898,46 triệu đồng (chi tiết xem phụ biểu 12).

* Nguồn vốn: Trích từ nguồn khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng. * Tiến độ thực hiện: Tiến độ được thể hiện ở biểu 4.16 sau:

Biểu 4.16: Kế hoạch nuôi dưỡng rừng sản xuất giai đoạn 2008 – 2017 Tổng

Diện tích thực hiên theo các năm (ha)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

c) Làm giàu rừng

* Đối tượng: Rừng tự nhiên nghèo (IIIA1) do khai thác không hợp lý thuộc đối tượng rừng sản xuất.

* Diện tích 999,7 ha. * Biện pháp kỹ thuật:

+ Xây dựng hồ sơ thiết kế (theo quy trình thiết kế) + Phương pháp làm giàu: làm giàu theo đám

+ Xử lý thực bì: Phát dây leo, cây bụi, cây gỗ cao quá 15 m

+ Cây trồng: cây bản địa có giá trị kinh tế cao như Vạng trứng, Trám trắng, Mét, Muồng

+ Tiêu chuẩn cây con: Cây con có bầu 8-12 tháng tuổi, cao 0,5m + Mật độ bình quân từ 150-250 cây/ha

+ Xử lý đất: đào hố cục bộ 40x40x40 cm + Thời vụ trồng: Vụ đông tháng 9-12

+ Chăm sóc: Xới cỏ vun gốc 3 năm sau khi trồng, tiến hành chặt nuôi dưỡng một lần vào 2/3 thời gian chu kỳ khai thác.

* Chi phí làm giàu rừng: 1.226.000 đồng/ha

Tổng chi phí đầu tư: 1.225,6 triệu đồng(chi tiết xem phụ biểu 12).

* Nguồn vốn: Trích từ nguồn khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng * Tiến độ thực hiện: Tiến độ được thể hiện ở biểu 4.17 sau:

Biểu 4.17: Kế hoạch làm giàu rừng sản xuất giai đoạn 2008 – 2017 Tổng

Diện tích thực hiên theo các năm (ha)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

999,7 100 100 100 100 100 100 100 100 100 99,7

d) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

* Đối tượng: ở trạng thái rừng IC, có đặc điểm là đất trống có cây gỗ rải rác, cây tái sinh mục đích >1.000 cây/ha, quá trình tái sinh và diễn thế cho phép phục hồi rừng đạt tiêu chuẩn rừng nuôi dưỡng.

* Biện pháp kỹ thuật:

+ Xây dựng hồ sơ thiết kế (theo quy trình thiết kế) + Phát dây leo bụi rậm, loại bỏ cây phi mục đích

+ Bảo vệ tốt, không để cháy rừng và chăn thả gia súc, chặt lấy củi + Thời gian khoanh nuôi 6 năm

* Chi phí: 100.000đồng/ha/năm

* Tổng chi phí đầu tư: 16,2 triệu đồng(chi tiết xem phụ biểu 12).

* Nguồn vốn: Trích từ nguồn khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng * Tiến độ thực hiện: Tiến độ được thể hiện ở biểu 4.18 sau:

Biểu 4.18: Kế hoạch khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất giai đoạn 2008 – 2017

Tổng

Diện tích thực hiên theo các năm (ha)

2008 2009 2010 2011 2012

162,2 42,2 30 30 30 30

e) Trồng rừng và chăm sóc rừng trồng

* Đối tượng:

Đất trống, trảng cỏ (IA), đất trống cây bụi (IB) thuộc rừng rừng sản xuất không có khả năng tái sinh tự nhiên, đất rừng sau khai thác trắng.

* Diện tích: 738,8 lượt ha, trong đó: Trồng mới 316 ha

Trồng lại rừng sau khai thác trắng: 422,8 ha * Biện pháp kỹ thuật:

+ Cây trồng: Căn cứ vào kết quả ở phần đánh giá hiệu quả của các mô hình kinh doanh đã có của đơn vị, đặc điểm lâm học và điều kiện lập địa, hai loài được sử dụng trồng rừng sản xuất là Keo lai hom, Bồ đề. + Tiêu chuẩn cây con: Cây con có bầu, và kích thước đem trồng tuỳ từng loài:

Đối với Bồ đề: đường kính gốc >0,4cm, chiều cao >15cm

Cây khoẻ mạnh, xanh tươi, không sâu bệnh, không cong queo, vỡ bầu + Phương thức trồng: Trồng thuần loài trên toàn bộ diện tích.

+ Mật độ trồng : 1.660 cây/ha

Cự ly hàng 3 m theo đường đồng mức, cự ly cây 2 m

+ Xử lý thực bì: Phát toàn bộ diện tích, băm nhỏ cành nhánh dưới 2 m, rải đều. Nơi có độ dốc >250phần đỉnh đồi để lại rộng hơn 10 m

+ Xử lý đất: Đào hố cục bộ 40x40x40 cm. Việc đào hố phải hoàn thành 1 tháng trước khi trồng.

+ Thời vụ trồng: Vụ Xuân tháng 2-3, Vụ Thu tháng 8-10. Chọn những ngày mưa phùn, mưa nhỏ hoặc trời râm mát.

+ Chăm sóc: Chăm sóc trong 3 năm liền, năm đầu 3 lần, 2 năm sau mỗi năm 2 lần. Nội dung chăm sóc: xới cỏ vun gốc, phát dọn thực bì, cây phi mục đích chèn ép.

* Chi phí: bình quân 9.500.000 đồng/ha (kể cả trồng, chăm sóc, bảo vệ) * Tổng chi phí đầu tư: 7.018,6 triệu đồng (chi tiết xem phụ biểu 12).

* Nguồn vốn: Từ nguồn vốn vay từ dự án nguyên liệu giấy của Tỉnh và trích từ nguồn khai thác rừng.

* Tiến độ thực hiện được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 4.19: Kế hoạch trồng rừng sản xuất giai đoạn 2008 – 2017 Tổng

Diện tích thực hiên theo các năm (ha)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

738,8 92,0 105,0 104,7 83,0 91,3 60 60 62,8 40 40

2) Quy hoạch biện pháp khai thác rừng:

Đối tượng:

 Rừng tự nhiên trạng thái trung bình IIIA2

 Rừng gỗ trồng: các loại rừng trồng nguyên liêu giấy đến tuổi khai thác.  Rừng nứa

Các đối tượng trên thuộc rừng đã được quy hoạch cho sản xuất

a) Khai thác rừng gỗ tự nhiên:

- Các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Phương thức khai thác: Khai thác chọn thô.

+ Đường kính đưa vào khai thác: Gỗ nhóm I-II đường kính >=50cm Gỗ nhóm III-VI đường kính >=45cm Gỗ nhóm VII-VIII đường kính >=35cm + Tỉ lệ lợi dụng thể tích cây đứng: Gỗ lớn 60% trở lên, gỗ cành ngọn tận dụng 10% trở lên, củi 5% trở lên.

+ Cường độ khai thác: bình quân từ 15-23% + Luân kỳ khai thác: 35 năm

+ Biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong khai thác:

Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại quyết định 40/2005/QĐ- BNN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng bộ NN&PTNT

Vệ sinh rừng sau khi khai thác: Băm dập cành nhánh rải đều theo đường đồng mức. Vệ sinh rừng tiến hành trồng bổ sung vào các lỗ trống, đường vận xuất, các bãi gỗ bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao và có giá trị bảo tồn gen.

+ Xác định sản lượng gỗ khai thác:

Sản lượng gỗ khai thác được tính toán trên cơ sở tăng trưởng của rừng trung bình. Qua các lần kiểm kê rừng của Đoàn điều tra quy hoạch Lâm nghiệp Nghệ An, tăng trưởng của rừng trung bình (IIIA2) đạt 2,5% [8]. Sản lượng gỗ khai thác được xác định theo công thức (2-4), trong đó: tổng trữ lượng rừng trung bình 100.875 m3, lượng tăng trưởng 2,5%, tỉ lệ lợi dụng cây đứng 60%, Hệ số tiếp cận về diện tích khai thác 0,8.

Như vậy L = 100.875*0,025*0.6*0.8 = 1.210,5 (m3gỗ lớn/năm) + Xác định diện tích khai thác:

Diện tích khai thác hàng năm được tính theo công thức (2-5), trong đó trữ lượng bình quân của rừng khai thác là 125 m3/ha, cường độ khai thác bình quân 23%, tỷ lệ lợi dụng gỗ cây đứng bình quân 60%.

Như vậy Sn=1.210,5/(125*0,23*0,6) = 70,1ha.

Tuy nhiên, do số cây có đường kính đạt yêu cầu không nhiều, một phần diện tích rừng nằm vào khu vực khai thác gỗ hạn chế, mặt khác rừng đã bị tác động mạnh nên để đảm bảo sử dụng TNR một cách bền vững, trong giai đoạn đầu chỉ bố trí diện tích khai thác hàng năm là 45 ha.

- Chi phí: bình quân 600.000 đ/m3

- Tổng chi phí đầu tư: 5.433,6 triệu đồng(chi tiết xem phụ biểu 12).

- Nguồn vốn: Huy động từ khách hàng.

- Kế hoạch khai thác rừng tự nhiên được thể hiện ở biểu 4.20:

Biểu 4.20: Kế hoạch khai thác rừng tự nhiên giai đoạn 2008-2017 Cường độ Tỷ lệ lợi dụng Sản lượng thương phẩm Năm Diện tích khai thác thể tích cây đứng Gỗ lớn Gỗ tận dụng

(ha) (%) (%) (m3) (m3) Tổng 450 7.763 1.294 2008 45 23 60 776,3 129,4 2009 45 23 60 776,3 129,4 2010 45 23 60 776,3 129,4 2011 45 23 60 776,3 129,4 2012 45 23 60 776,3 129,4 2013 45 23 60 776,3 129,4 2014 45 23 60 776,3 129,4 2015 45 23 60 776,3 129,4 2016 45 23 60 776,3 129,4 2017 45 23 60 776,3 129,4

b) Khai thác rừng nứa:

- Cường độ khai thác: từ 1/3 đến 2/3 trữ lượng tính theo số cây. Đối với loài mọc bụi để lại ít nhất 10 cây/bụi.

- Tuổi cây khai thác: 3 năm trở lên - Luân kỳ khai thác: 2 năm

- Diện tích khai thác hàng năm: 270 ha

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong khai thác:

+ Phương thức khai thác: Khai thác chọn từng cây trong khóm.

+ Thực hiện theo quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa(QPN 14-92).

+ Vệ sinh rừng sau khai thác: Băm, dập cành nhánh rải đều theo đường đồng mức.

- Xác định sản lượng khai thác:

Theo tuổi của rừng chia nứa thành các loại: non, vừa, già. Nứa từ đuôi én đến 1năm là non, từ trên 1 năm đến 3 năm là trung niên, trên 3 năm là già, trên 5 năm là quá già. Căn cứ vào mật độ và tổ tuổi (non, trung bình, già) khi chặt chọn ta phải chặt hết cây già và cây quá già, có thể chặt thêm một số cây vừa tuỳ thuộc vào phương thức kinh doanh, phải chừa lại toàn bộ cây non để bảo vệ măng. Cây chặt phải phân bố đều trên diện tích khóm.

Sản lượng khai thác: 750.000 cây/năm - Chi phí đầu tư: Bình quân nứa 300 đ/cây

- Tổng chi phí đầu tư: 2.250 triệu đồng(chi tiết xem phụ biểu 12).

- Nguồn vốn: Huy động từ khách hàng và vốn tự có của đơn vị.

c) Khai thác gỗ rừng trồng:

- Diện tích đưa vào khai thác giai đoạn 2008 – 2017: 422,8 ha.

- Trữ lượng khai thác: Qua điều tra thu thập số liệu cho thấy rừng trồng tại BQL có trữ lượng bình quân 100m3/ha/7năm. Trong đó cao nhất là Keo lai với 110m3/ha/7năm, thấp nhất là Bạch đàn chỉ 85m3/ha/7năm. Bồ đề đạt 95m3/ha/7năm.

- Tỷ lệ lợi dụng gỗ: 80-100% - Luân kỳ khai thác: 7 năm

- Phương thức tái sinh: Tái sinh nhân tạo - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong khai thác:

+ Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định theo tinh thần Quyết định 40/2005/QĐ- BNN-LN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.

+ Vệ sinh rừng sau khai thác: Băm, dập cành nhánh rải đều theo đường đồng mức, trồng rừng thay thế sau khai thác.

- Chi phí đầu tư : 200.000đ/m3.

- Tổng kinh phí: 8.456,0 triệu đồng (chi tiết xem phụ biểu 12).

- Nguồn vốn: Huy động từ khách hàng và vốn tự có của đơn vị. - Tiến độ thực hiện được thể hiện ở bảng 4.21 sau:

Biểu 4.21: Kế hoạch khai thác rừng trồng giai đoạn 2008-2017

Năm Diện tích Sản lượng

(ha) (m3) Tổng 422,8 42.280 2008 0 0 2009 40,0 4.000 2010 40,0 4.000 2011 40,0 4.000 2012 40,0 4.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 92 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)