Quy hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 86 - 87)

4.7.3.1. Bảo vệ rừng phòng hộ:

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với việc quản lý rừng phòng hộ, muốn khôi phục, phát triển rừng trước hết phải bảo vệ không làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng hiện còn, bởi vì đây là thảm thực vật có tác dụng phòng hộ cao nhất.

* Đối tượng:

Đối tượng rừng bảo vệ bao gồm toàn bộ diện tích rừng hiện có, diện tích rừng sau khi trồng mới đã hết hạn đầu tư cơ bản và diện tích sau khoanh nuôi tự nhiên đạt tiêu chuẩn thành rừng.

* Diện tích: Diện tích rừng bảo vệ là 19.496,9 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ hiện có là 18.940,2 ha, rừng trồng đã hoàn thành đầu tư cơ bản là 225,7 ha và rừng khoanh nuôi đạt tiêu chuẩn thành rừng là 331 ha.

* Biện pháp kỹ thuật:

- Tiến hành giao khoán cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng thông qua các hợp đồng kinh tế.

- Hợp đồng quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bên giao (BQL) và bên nhận rừng. Bên nhận khoán có trách nhiệm ngăn ngừa các hoạt động khai thác, chuyển mục đích sử dụng rừng, phòng chống cháy rừng... BQL phải thực hiện việc kiểm tra giám sát và thanh toán đầy đủ kinh phí cho bên nhận khoán theo chế độ chính sách của Nhà nước.

- Tuyên truyền công tác bảo vệ rừng tới mọi tầng lớp nhân dân, nhất là những người sống gần rừng, xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng tại đầu đường vào khu rừng, nơi dân cư thường qua lại.

- Lực lượng bảo vệ rừng phải kiểm soát người ra vào rừng ở nơi trọng yếu để bảo vệ rừng tận gốc, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

* Chi phí: 100.000đ/ha/năm.

Tổng chi phí đầu tư: 19.120,0 triệu đồng(chi tiết xem phụ biểu 12).

* Nguồn vốn: đầu tư từ ngân sách Nhà nước

* Tiến độ thực hiện: Từ năm 2008 phải hoàn thành ngay việc giao khoán diện tích rừng hiện có, đến năm 2012 trở đi sẽ đưa diện tích rừng trồng

đã hết thời gian chăm sóc bảo vệ và diện tích khoanh nuôi đã phục hồi thành rừng vào bảo vệ. Tiến độ bảo vệ rừng được thể hiện ở biểu 4.12 sau:

Biểu 4.12: Kế hoạch bảo vệ rừng phòng hộ giai đoạn 2008 – 2017

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích (ha) 18.940,2 18.940,2 18.940,2 18.940,2 18.990,0 19.040,2 19.175,2 19.310,2 19.426,9 19.496,9

Số liệu ở biểu 4.12 ta thấy: từ năm 2012 trở đi, hàng năm đưa thêm diện tích rừng trồng đã hết hạn đầu tư cơ bản vào bảo vệ. Từ năm 2014 trở đi đưa thêm diện tích khoanh nuôi phục hồi đã đạt tiêu chuẩn thành rừng vào bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)