Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 36 - 37)

3.2. Tình hình hoạt động SXKD của đơn vị trong những năm qua:

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị:

Lâm trường Thanh Chương được thành lập theo quyết định số 937 ngày 25/5/1960 của Uỷ ban hành chính Nghệ An. Diện tích quản lý 26.963 ha đóng trên địa bàn 2 xã Thanh Đức và Thanh Mỹ huyện Thanh Chương với nhiệm vụ chính là khai thác lâm sản phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Tháng 3 năm 1974 Lâm trường sát nhập với Lâm trường Rào Rộ, lấy tên là Lâm trường Thanh Chương, với diện tích rừng quản lý là 48.368 ha.

Năm 1992 theo Nghị định 388/HĐBT ngày 21/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Lâm trường được thành lập lại theo quyết định số 1739 ngày 29/9/1992 cuả Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Diện tích rừng quản lý là 17.808 ha. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý bảo vệ xây dựng

và phát triển vốn rừng, sản xuất nông lâm kết hợp, khai thác và chế biến lâm sản. Từ năm 1993 làm chủ dự án 327 và từ 1999 là chủ dự án 661 trên địa bàn huyện Thanh Chương.

Năm 2006 Lâm trường chuyển đổi thành Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương theo quyết định số 224 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Diện tích rừng và đất rừng quản lý là 27.520,6 ha. Nhiệm vụ của BQL là bảo vệ phát triển và sử dụng rừng phòng hộ, đồng thời tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm khai thác có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao. Với cơ chế hoạt động là một đơn vị sự nghiệp có thu, bước đầu với biên chế 14 người hưởng lương từ ngân sách, còn lại gần 70 người đơn vị tự cân đối bằng các nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)