Tác động của luật bảo vệ môi trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 56)

4.3. ảnh hưởng của các yếu tố chính sách đến QLRBV trên địa bàn

4.3.3. Tác động của luật bảo vệ môi trường:

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993; được sửa đổi ngày 29/11/2005, trong luật này vấn đề QLRBV được hết sức quan tâm, cụ thể như sau:

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, lồi thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển và các hệ sinh thái.

- Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôi phục về mật độ và giống, lồi sinh vật; khơng làm mất cân bằng sinh thái.

- Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước có kế hoạch tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để mở rộng nhanh diện tích của rừng, bảo vệ các vùng đầu nguồn sông, suối.

phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân địa phương được giao trách nhiệm quản lý hành chính khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên nói trên.

- Việc khai thác đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích ni trồng thủy sản phải tn theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, bảo đảm cân bằng sinh thái. Việc sử dụng chất hóa học, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học khác phải tuân theo quy định của pháp luật.

- Cấm khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý, hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ và cấm sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

Luật này đã thống nhất và phù hợp với Luật đất đai (2003), Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) trong việc quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Đơn vị đã thực hiện các vấn đề về QLRBV đã được đề cập đến trong Luật này như sau:

- Chấp hành nghiêm túc, không vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm ở điều 7 như: không phá hoại, khai thác trái phép rừng, không khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. Không khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên (điều 28), trong đó rừng và đất rừng được đơn vị phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác định giới hạn cho phép khai thác.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc bảo vệ môi trường trong nông nghiệp (điều 46) và an tồn hố chất (điều 82), đó là: kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và

các quy định khác của pháp luật có liên quan. Khơng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong Nghị định 32/NĐ-CP . Kinh doanh, sử dụng hoá chất đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục, biện pháp an tồn hóa chất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng hóa chất và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hạn chế sử dụng phân bón hố học, hố chất, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật, động vật gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường, suy giảm đa dạng sinh học.

4.3.4. Tác động của các chính sách hiện hành về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, xã hội và môi trường:

- Chỉ thị 202/CT/TTg ngày 28/6/1991 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay vốn sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp với mức ưu đãi.

- Quyết định 264/CP năm 1993 của Chính phủ về tín dụng vay vốn ưu đãi để trồng rừng sản xuất.

- Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Thủ tướng chính phủ về quy định giao đất nơng nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân ổn định lâu dài vào mục đích nơng nghiệp.

- Quyết định 245/1998/QĐ/TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước cuả các cấp về rừng và đất rừng.

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được th, nhận khốn rừng và đất lâm nghiệp

- Nghị định 01/CP ngày 04/1/1995 của Thủ tướng chính phủ về quy định giao khốn đất và sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước (hiện nay giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP).

- Nghị định 163/1999/NĐ - TTg ngày 16/11/1999 của Thủ tướng chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Quyết định số 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Chỉ thị 55/CT-UB ngày 08/11/2001 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường quản lý khai thác và chế biến lâm sản.

- Quyết định 119/2002/QĐ.UB ngày 31/12/2002 của UBND tỉnh Nghệ An về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển lâm nghiệp.

- Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Nghệ An.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2005 - 2010.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 của UBND huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An.

Các chính sách nói trên ra đời đã giúp cho các chủ rừng nói chung và BQL nói riêng vận dụng vào cơ chế quản lý, tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Thơng qua các chính sách đó đã nâng cao nhận thức trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan và đã động viên được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, như giao đất khoán rừng, cơ chế hưởng lợi, thơng qua chính sách trợ giá cây giống, đưa cơng nghệ dâm hom giống mới vào đã tạo động lực đưa phong trào trồng rừng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay BQL và bà con nông dân trên địa bàn đã đăng ký và thực hiện trồng rừng nguyên liệu vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Việc giao đất khốn rừng đã làm cho rừng có chủ, đơn vị và các hộ gia đình đã đầu tư vào việc phát triển rừng làm cho vốn rừng phát triển nhanh. Các hộ nhận khoán ngày càng nhiều, thu hút được nhiều hơn các lao động làm nghề rừng, góp phần ổn định kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực và các vùng lân cận.

4.4. Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chuẩn QLRBV của ViệtNam tại BQL Nam tại BQL

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Lâm nghiệp nói chung đã hướng tới việc quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên

rừng một cách ổn định lâu dài, mà trong đó việc khai thác lợi dụng tài nguyên rừng không mâu thuẫn với việc đảm bảo vốn rừng, đảm bảo khả năng tái sản xuất của rừng, đồng thời phát huy được vai trò chức năng phịng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái bền vững của rừng đối với con người và thiên nhiên.

Với BQL rừng phòng hộ Thanh Chương trong những năm gần đây đã sử dụng tài nguyên rừng một cách hiệu quả, tuy chưa tham gia thực hiện quy trình QLRBV nhưng các tiêu chuẩn Việt Nam về QLRBV đã được thực hiện như sau:

- Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và FSC Việt Nam: Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những Hiệp định quốc tế mà Nhà nước đã ký kết đồng thời tuân theo những tiêu chuẩn và tiêu chí của FSC Việt Nam.

Thực hiện tại đơn vị: Đơn vị có lưu giữ các văn bản pháp luật, những quy định của chính quyền địa phương có liên quan đến quản lý rừng, nộp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản thu hợp pháp khác như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế sử dụng vốn, tiền thuê đất...; những diện tích rừng quản lý đã được bảo vệ chống khai thác bất hợp pháp, lấn chiếm và những hoạt động trái phép khác. Tuy nhiên đơn vị chưa cam kết thực hiện lâu dài P&C&I Việt Nam do đó chủ rừng chưa nắm vững, CBCNV chưa được phổ biến.

- Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất: Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thực hiện tại đơn vị: đơn vị đã được UBND Tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ranh giới đã được xác định rõ trên bản đồ và đóng mốc ngồi thực địa. Khơng có tranh chấp lớn xẩy ra về quyền sở hữu, sử dụng đất và rừng với cộng đồng địa phương.

- Tiêu chuẩn 3: Những quyền của nhân dân địa phương: Những quyền hợp pháp và theo phong tục của nhân dân sở tại về QLSDR và đất của họ được công nhận và tôn trọng.

Thực hiện tại đơn vị: Quản lý rừng tại đơn vị không lấn chiếm, xâm lấn hoặc làm giảm tài nguyên rừng ở những nơi đất rừng được giao cho nhân dân sở tại. Tuy nhiên đơn vị chưa thảo luận với người dân sở tại để xây dựng và thực hiện quy ước hợp tác trong quản lý bảo vệ rừng.

- Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân: Những hoạt động kinh doanh rừng có tác động duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của người lao động lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương.

Thực hiện tại đơn vị: Đơn vị đã khoán rừng cho những người dân ở gần rừng để tạo cơ hội việc làm đồng thời việc quản lý bảo vệ rừng của đơn vị cũng được tốt hơn, hàng năm thu hút 900 lao động địa phương trong sản xuất lâm nghiệp, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho người dân trong vùng…đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động là CBCNV của BQL, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tuy nhiên người lao động vẫn còn chưa được trang bị các kiến thức và trang thiết bị về an toàn lao động, nhất là đối với lao động hợp đồng thời vụ, chưa thực hiện đánh giá tác động xã hội định kỳ.

- Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng: Những hoạt động quản lý rừng, kinh doanh rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững, tính đa dạng của những lợi ích mơi trường và xã hội.

Thực hiện tại đơn vị: Đơn vị đã xây dựng xưởng chế biến gỗ và băm dăm để nâng cao giá trị của lâm sản, sử dụng voi để vận xuất gỗ và bố trí đường vận xuất giảm thiểu tác động xấu của khai thác đến mơi trường. Có bản đồ quy hoạch và phân chia ranh giới đóng mốc rõ ràng trên thực địa các loại

rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Các khu rừng khai thác đúng với địa điểm và chu kỳ trong phương án điều chế rừng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong giai đoạn vừa qua, đơn vị đã hướng tới mục tiêu QLRBV về kinh tế cũng như môi trường, xã hội. Nhưng do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nên trong q trình khai thác, chế biến cịn gây ra nhiều tổn hại cho những nguồn sản phẩm khác của rừng.

- Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường: Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái, sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương duy trì các chức năng sinh thái và vẹn toàn của rừng.

Thực hiện tại đơn vị: Danh mục các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP được thông báo đến tất cả CBCNV trong đơn vị. Lưu giữ danh mục hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm sử dụng theo quyết định số 23/2007/QĐ-BNN, các hoá chất được sử dụng trong đơn vị đều có quy trình quy phạm sử dụng; các CBCNV tham gia sử dụng hố chất như phịng quản lý bảo vệ, tổ vườn ươm, xưởng chế biến... đều được đào tạo về kỹ thuật sử dụng hố chất và an tồn khi sử dụng. Tuy nhiên chưa có kế hoạch đánh giá tác động môi trường, chưa điều tra mô tả và lập sơ đồ phân bố các loài cây, con quý hiếm cần bảo vệ trong phạm vi rừng quản lý, chưa có các bản hướng dẫn thực hiện các biện pháp chống xói mịn, giảm tác hại do khai thác và bảo vệ nguồn nước.

- Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý: Có kế hoạch quản lý phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và những biện pháp thực thi cụ thể, và được thường xuyên cập nhật.

Thực hiện tại đơn vị: Đã xây dựng được các mục tiêu, nhiệm vụ các giải pháp trong từng giai đoạn, trong phương án điều chế rừng, trong đó thể hiện đầy đủ các hoạt động về khai thác, tái sinh, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng rừng. Hàng năm thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, có

báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Hầu hết các công nhân đều được đào tạo và đào tạo lại phù hợp với nhiệm vụ của mình tại đơn vị. Mặc dù vậy, đơn vị vẫn chưa thường xuyên cập nhật áp dụng những công nghệ mới trong quản lý kinh doanh rừng.

- Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giá: Thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ tương ứng với cường độ sản xuất kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường, xã hội của những hoạt động ấy.

Thực hiện tại đơn vị: Việc thu thập những thông tin cần thiết cho việc kiểm tra cịn sơ sài nên cơng tác kiểm tra đánh giá chưa được sát thực. Đặc biệt các thông tin về thành phần và thay đổi của thực vật động vật rừng, do hạn chế về mặt chuyên môn nên việc đánh giá tác động đến môi trường và xã hội chưa được đầy đủ, chính xác.

- Tiêu chuẩn 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao: Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên quan đến rừng có giá trị bảo tồn cao luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở một giải pháp phòng ngừa.

Thực hiện tại đơn vị: Những khu rừng có giá trị bảo tồn cao được đơn vị quy hoạch, tổ chức quản lý bảo vệ như khu vực rừng phịng hộ đầu nguồn. Tuy nhiên chưa có kế hoạch quản lý phù hợp nhằm nâng cao giá trị bảo tồn mà chỉ mang tính chất bảo vệ và duy trì.

- Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng: Rừng trồng để đáp ứng các lợi ích về kinh tế, xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản trong quy hoạch rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ thanh chương tỉnh nghệ an theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)