là 523 vụ, bình quân có 105 vụ vị phạm/năm, với khối lượng gỗ là 622,860m3, bình quân 124,572m3/năm (Bảng 4.10).
Bảng 4.10. Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 giai đoạn 2014-2018 Năm Số vụ Khối lƣợng gỗ (m3) Khối lƣợng động vật (kg) Tiền phạt (triệu đồng) Tiền bán lâm sản (triệu đồng) 2014 93 94,067 0 288,660 1.542,814 2015 113 176,864 0 282,250 1.980,108 2016 99 125.150 0 162,750 741,866 2017 113 102.425 0 179,750 886,500 2018 105 124.345 0 122,250 1.606,680 Tổng 523 622,860 0 1.035,660 6.757,968
Năm 2014 số vụ vi phạm là 93 vụ, với tổng khối lượng gỗ tịch thu được là 94,067 m3, bình quân 1,011 m3/vụ; tổng số tiền xử phạt thu nộp ngân sách Nhà nước là 1.831,5 triệu đồng, trong đó, tiền xử phạt là 288,66 triệu đồng và tiền bán lâm sản là 1.542,814 triệu đồng. Năm 2015, số vụ vi phạm lâm luật tăng lên 113 vụ, tăng thêm 20 vụ so với năm 2014 (93 vụ), tổng khối lượng gỗ tịch thu tăng lên 176,864m3, bình quân 1,565m3/vụ; tổng số tiền xử phạt là 282,25 triệu đồng. Số vụ vi phạm lâm luật tăng so với năm trước đó, bởi những hình thức vi phạm của bọn lâm tặc ngày càng xảo quyệt và tinh vi hơn; chúng chọn thời điểm hoạt động vào ban đêm khiến cơ quan chức năng khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Hình 4.8. Kiểm tra phƣơng tiện vận chuyển Lâm sản có dấu hiệu vi phạm
Năm 2016 kiểm tra phát hiện, lập biên bản xử lý: 99 vụ, giảm - 14 vụ so với năm 2015, tổng khối lượng gỗ tịch thu 125,150m3, bình quân 1,264m3/vụ; tổng số tiền xử phạt là 162,75 triệu đồng. Năm 2017 kiểm tra, lập biên bản xử lý: 113 vụ, tăng 14 vụ so với năm 2016 (99 vụ), khối lượng lâm sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước: 102,425 m3, bình quân 0,906 m3/vụ. Tổng thu nộp ngân sách: 1.066,25 triệu đồng, trong đó, tiền bán lâm sản 886,5 triệu đồng và thu xử phạt vi phạm hành chính 179,75 triệu đồng.
Hình 4.9. Gỗ tập kết tại khu vực Sắt , xã Trƣờng Sơn
Năm 2018 phát hiện 105 vụ, giảm -8 vụ, với khối lượng tịch thu là 124,345m3, bình quân 1,184 m3/vụ; tiền phạt 122,25 triệu đồng, tiền bán lâm sản 1.606,68 triệu đồng, tổng thu nộp ngân sách: 1.728,93 triệu đồng. Trong năm này, Hạt Kiểm lâm chỉ đạo Trạm Kiểm lâm, Tổ Kiểm lâm cơ động tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra kiểm soát lâm sản và tổ chức lực lượng chốt chặn tại các tuyến giao thông, khu vực trọng điểm hay diễn ra hoạt động mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép (tuyến đường 10,11, sông sông Long Đại, Nhật Lệ...) nên số vụ vi phạm đã giảm xuống. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm cũng đã phối hợp với các ban, nghành tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đến các địa phương cơ sở nên nhận thức của người dân ngày càng nâng lên; tình trạng chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi đã được hạn chế.
Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đã thực hiện đúng quy định của pháp luật; việc lập hồ sơ, xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo đúng người, đúng hành vi góp phần tích cực trong việc răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Trên địa bàn đã được kiểm soát không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, mua,
Hình 4.10. Khai thác gỗ trái phép tại TK 329, xã Trƣờng Sơn tại TK 329, xã Trƣờng Sơn
Hình 4.11. Gỗ do đầu nậu gửi nhà dân, Trƣờng Sơn Trƣờng Sơn
Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 số vụ vi phạm lâm luật và khối lượng lâm sản tịch thu có xu hướng tăng nhẹ, nhưng không đáng kể, số vụ vi phạm lâm luật bình quân tăng 3,24%/5 năm, số lượng lâm sản tịch thu bình quân tăng 7%/5 năm; số tiền xử phạt giảm - 19%/5 năm và số tiền thu được từ bán lâm sản tăng + 1%/5 năm. Nhìn chung, tình hình vi phạm về lâm nghiệp được giữ vững, trong khi những thủ đoạn vi phạm, nhất là tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái pháp luật ngày càng tinh vi. Để thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ gắn với triển khai hiệu quả Chỉ thị số 13- CT/TW của Ban Bí thư, Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt, động bộ, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017 và hệ thống văn bản dưới luật. Mặt khác do sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt được một số kết quả tích cực, ý thức của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó các đối tượng có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật ngày càng tinh vi. Phần lớn các vụ vi phạm phát hiện thường xảy ra vào ban đêm nên lực lượng chức năng khó phát hiện bắt giữ và ngăn chặn nên lượng gỗ vượt qua địa bàn huyện trong đêm bằng các loại phương tiện vẫn còn xảy ra. Hoạt động khai thác lâm sản trái phép xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 6 và ba tháng cuối năm. Đáng quan
khai thác thêm để bán cho bọn buôn lậu vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
Đối tượng vi phạm thường là các chủ đầu nậu mua lại từ người dân lao động có đời sống khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, nhận thức thấp nên bị kẻ xấu lợi dụng xúi giục phá rừng và khai thác gỗ. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn thiếu về phương tiện và cả pháp lý nên gặp nhiều khó khăn trong việc bắt giữ, lập hồ sơ các vụ vi phạm.
Hình 4.12. Gỗ tập kết tại khu vực bến sông Long Đại
Giai đoạn 2014 - 2018, mặc dù nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và đặc dụng, song các đơn vị chủ rừng đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích rừng được giao. Công tác trồng rừng đã được Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quan tâm đầu tư, các chỉ tiêu, nhiệm vụ khác trong lĩnh vực Lâm nghiệp được tổ chức thực hiện tốt, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành NN&PTNT, đóng góp chung cho phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
4.2.4. Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp
Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp là một hoạt động thường xuyên, liên tục được chỉ đạo trong các cuộc họp của UBND huyện và Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh. Cùng với chủ trương bảo vệ rừng của tỉnh, Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình
trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tích cực phối hợp với các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương ba bám - “bám dân, bám rừng, bám chính quyền”. Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh đã cùng với các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Theo dõi chặt chẽ số lượng gỗ khai thác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp có đầy đủ thủ tục hành chính từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập, xuất để lưu thông.
Bảng 4.11. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018
Số vụ/diện tích 2014 2015 2016 2017 2018
Số vụ phá và lấn chiếm 01 0 0 0 01
Diện tích phá và lấn chiếm 1,3 0 0 0 1,5
Nguồn: Báo cáo Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh các năm 2014- 2018 [14]
Từ các biện pháp trên việc ngăn chặn nạn phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp đã có một số hiệu quả nhất định. Số trường hợp và diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị phá và lấn chiếm đã giảm mạnh và được hạn chế mức thấp nhất. Năm 2014 số vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp là 01 vụ với tổng diện tích 1,3ha. Trong ba năm 2015, 2016, 2017 không xảy ra trường hợp nào phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Đến năm 2018 có 01 vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp với tổng diện tích là 1,5 ha. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại các vụ phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp của các năm trước đó vẫn còn tồn tại, đa số chỉ mới dừng lại ở phát hiện lập biên bản kiểm tra hiện trường còn các công việc điều tra đối tượng vi phạm, xử lý, khắc phục hậu quả vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Hình 4.13. Phá và lấn chiếm rừng tại khoảnh 1, TK391B, xã Trƣờng Xuân
Ngoài ra, có một thực trạng xấu đang diễn ra tại huyện Quảng Ninh là cùng với nhu cầu của thị trường trong những năm gần đây về tiêu thụ gỗ nguyên liệu đặc biệt là các loài cây Keo, Bạch đàn kéo theo việc người dân địa phương sống gần rừng, liền rừng có công việc không ổn định, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào rừng và mong muốn làm giàu nhanh chóng từ việc trồng rừng nguyên liệu. Dẫn đến tình trạng một số hộ gia đình cố tình phát, đốt và lấn chiếm rừng tự nhiên; khai thác chích kiệt một số diện tích rừng trồng Thông nhựa từ các chương trình Dự án hỗ trợ sai quy định pháp luật nhằm mục đích xin thanh lý rừng để lấy đất trồng rừng nguyên liệu.
Hình 4.14. Hiện trƣờng vụ phá rừng Phòng hộ để trồng rừng kinh tế tại khoảnh 1, TK 391B, xã Trƣờng Xuân
Lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã thực hiện có hiệu quả phương châm “bảo vệ rừng tại gốc” và “xã hội hóa công tác bảo vệ rừng”, cả trong nhận thức và hoạt động thực tiển. Sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ rừng giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm từng bước đi vào nề nếp. Lực lượng Kiểm lâm đã thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng rừng của các chủ rừng; nắm chắc tình hình an ninh rừng để chủ động tổ chức kiểm tra, truy quét lâm tặc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4.2.5. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật QLBVR trên địa bàn huyện Quảng Ninh luôn được các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh với nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương như: hàng năm Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh chỉ đạo tất cả các cán bộ Kiểm lâm địa bàn tăng cường phối hợp với các cán bộ thôn, xóm lồng ghép các nội dung QLBVR và PCCCR trong các cuộc họp thôn, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về QLBVR và PCCCR. Bên cạnh đó, còn tổ chức tuyên truyền thông qua các đợt diễn tập PCCCR, QLBVR và ký cam kết bảo vệ rừng đến từng các hộ dân…nên đã từng bước nâng cao được nhận thức của nhân dân về vị trí tác dụng của rừng, tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
Hàng năm Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các xã và Kiểm lâm địa bàn trong lĩnh vực QLBVR như: tập huấn về nghiệp vụ tuần tra rừng, nghiệp vụ về PCCCR, công tác khuyến nông - khuyến lâm, sử dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác QLBVR, các kỹ năng về thuyết trình, tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLBVR. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho các cán bộ Kiểm lâm địa bàn và cán bộ các xã/phường nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật trong công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn.
Trong năm 2018, công tác tuyên truyền cho cộng đồng người dân xã địa phương không tham gia vào các hoạt động khai thác tài nguyên rừng đã được chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng kiểm lâm. Với các nội dung tuyên truyền về ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng,…đã giúp cộng động hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng. Bên cạnh việc tuyên truyền bằng phương pháp phổ biến như nói chuyện theo chuyên đề, các đợt tuyên truyền còn phổ biến bằng các hình ảnh, chiếu phim, tờ rơi, áp phích, ngoài ra hệ thống loa phát thanh xã cũng thường xuyên phát những tin tức liên quan về tài nguyên rừng nhằm để giúp người dân dễ dàng tiếp thu và nâng cao nhận thức.
Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan thì công tác tuyên truyền chỉ có 50,3 % phiếu của các đối tượng được phỏng vấn đánh giá cho ở mực độ tốt và 49,7% ở mức khá, trung bình bởi vẫn còn những hạn chế sau:
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động tuyên truyền còn thấp, các công cụ, phương tiện phục vụ còn thiếu nên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa phong phú đa và dạng nên chưa thu hút được sự quan tâm đông đảo của mọi người.
- Kỹ năng tuyên truyền của một số cán bộ xã/phường và Kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, thông tin chuyển tải còn ít, thiếu chiều sâu nên tính thuyết phục
- Trình độ, nhận thức pháp luật của người dân sống gần rừng, liền rừng còn thấp, đặc biệt tại khu vực bản Thượng Sơn - xã Trường Sơn nên việc tiếp thu các nội dung tuyên truyền còn hạn chế, hiệu quả đạt chưa cao.
Hình 4.16. Bảng tin tuyên truyền và biển cảnh báo cháy rừng đặt tại tuyến đƣờng 11, xã Trƣờng Sơn đặt tại tuyến đƣờng 11, xã Trƣờng Sơn
Nhìn chung, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời có tác dụng răn đe và giáo dục nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc, bất cập từ thể chế chính sách, pháp luật cũng như tồn tại, hạn chế từ bộ máy các cơ quan hành chính và đội ngũ công chức, viên chức. Vì vậy, nếu không thực hiện đồng bộ các giãi pháp căn cơ để khắc phục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm lâm; đồng thời làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới.
4.2.6. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng tác quản lý bảo vệ rừng
Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và với người dân là một việc làm hết sức quan
làm tốt công tác QLBVR cần thực hiện tốt nhiệm vụ ba bám “bám rừng, bám dân, bám chính quyền”. Trong những năm qua, sự phối hợp giữa cơ quan Kiểm lâm với chính quyền địa phương và với người dân ngày càng được chú trọng thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng công an xã,