Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 35)

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa các nguồn tài liệu thứ cấp

Trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu thứ cấp từ các cơ quan, tại địa phương cũng như các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến các nội dung nghiên cứu chính của đề tài, cụ thể:

- Các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

- Các báo cáo của tỉnh, huyện, xã về công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu;

- Các tài liệu liên quan đến điểm nghiên cứu được thu thập tại địa phương như: điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội,...;

- Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018;

- Bản đồ kiểm kê rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Ninh

năm 2014, 2018 (tỷ lệ 1:25000);

- Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Quảng Ninh;

- Các kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước có liên quan

đến các nội dung nghiên cứu chính của đềtài.

2.4.2.2. Phương pháp chọn địa điểm và xác định đối tượng nghiên cứu * Chọn địa điểm nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu này được áp dụng để xác định các xã, thôn, đáp ứng đủ các tiêu chí được chọn làm mục tiêu nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên rừng tại huyện Quảng Ninh.

Các địa điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát sơ bộ một số xã có rừng, trao đổi với cán bộ Hạt kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các

đơn vịchủ rừng. Địa điểm xã nghiên cứu được lựa chọn cần thỏa mãn các tiêu chí sau: - Có địa giới hành chính nằm trong ranh giới của huyện Quảng Ninh;

- Người dân có sử dụng tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế; - Lựa chọn các thôn/bản nghiên cứu;

- Những thôn/bản sống gần rừng;

- Thôn có đầy đủ các thành phần kinh tế hộ: Hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo.

* Xác định dung lượng mẫu điều tra

Xác định dung lượng mẫu không lặp lại theo công thức sau: (2.1)

+ n: Số hộ cần điều tra;

+ N: Tổng số hộ của xã điều tra (phải xác định tổng số hộ có những hoạt

động sinh kế phụthuộc vào nguồn tài nguyên rừng và đất rừng (trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, canh tác nông nghiệp trên đất rừng, trồng cây lâu năm trên đất lâm nghiệp…);

+ d: Sai số mẫu (10%);

+ u: Hệ số tin cậy của phân bốchuẩn (u=1,96);

+ : Phương sai mẫu ( ;

Căn cứ công thức trên ta có kết quả như sau:

- Tổng số hộ dân của thôn Hồng Sơn, xã Trường Sơn: 152 hộ. Như vậy, theo công thức trên số hộ điều tra là: 58 hộ;

- Tổng số hộ dân Bản Thượng Sơn, xã Trường Sơn: 247 hộ. Như vậy, theo công thức trên số hộ điều tra là: 69 hộ;

- Tổng số hộ dân của thôn Kim Sen, xã Trường Xuân: 297 hộ. Như vậy, theo công thức trên số hộ điều tra là: 72 hộ.

* Lựa chọn đối tƣợng hộ gia đình phỏng vấn

Việc chọn lựa hộ gia đình phỏng vấn đáp ứng các tiêu chí sau:

- Đại diện cho các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo (tiêu chí phân loại nhóm hộ khá, trung bình, nghèo được kếthừa theo báo cáo tổng hợp danh sách phân loại nhóm hộ của UBND xã). Bao nhiêu hộ khá, trung bình và nghèo/xã để điều tra;

- Các hộ gia đình được lựa chọn trên cơ sở phân loại hộ gia đình sau đó rút

ngẫu nhiên lấy đủ số hộ đại diện rồi phỏng vấn;

- Đề tài tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình, chủ rừng, cán bộ chính quyền

địa phương cấp huyện, xã và cán bộ thôn, tổ dân phố… Công cụ điều tra chủ yếu là bảng câu hỏi phỏng vấn.

2.4.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, sốliệu điều tra ngoài hiện trường

Trên cơ sở kết quảkiểm kê rừng huyện Quảng Ninh năm 2014 và năm 2018, đề tài áp dụng một số công cụ trong bộ công cụ PRA như: phỏng vấn bán cấu trúc bằng phiếu hỏi được thiết kế trước để phỏng vấn cán bộ (Hạt kiểm lâm, UBND huyện, UBND xã, cán bộ xã phụ trách về nông lâm nghiệp, địa chính, …) và các hộ gia đình có các hoạt động sinh kế phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài nguyên rừng và

đất lâm nghiệp trên địa bàn khu vực nghiên cứu.

- Phỏng vấn cán bộ địa phương về một số vấn đề có liên quan: Tình hình phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp; các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của người dân; những định hướng và giải pháp chung của xã để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian tới, đặc biệt là các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện; ... qua đó xác định được các nguyên nhân dẫn đến những diễn biến hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

- Phỏng vấn hộ gia đình: Tiến hành phỏng vấn hộ gia đình điển hình theo bảng hỏi cấu trúc đã xây dựng trước tại các điểm nghiên cứu. Mỗi thôn, bản tiến hành phỏng vấn 50 hộ gia đình điển hình, đại diện nhất trong xã theo các nhóm hộ (nhóm hộ khá, trung bình và nghèo). Tiến hành điều tra, phỏng vấn 1-2 thôn, bản/xã đại diện nhất về sự phụ thuộc về sinh kế của người dân vào nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, bao gồm: Bản Thượng Sơn và thôn Hồng Sơn, xã Trường Sơn và thôn Kim Sen xã Trường Xuân.

2.4.2.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học về các ý kiến đánh giá, các nhận định, các kinh nghiệm đến vấn đề phát triển sinh kế hộ gia đình cũng như công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu thông qua tham vấn trực tiếp. Số lượng chuyên gia là 10 người (Chi Cục Kiểm lâm Quảng Bình (2 người), Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh (3 người); UBND xã Trường Sơn (1 người), UBND xã Trường Xuân (1 người) và 3 nhà khoa học có lĩnh vực chuyên môn có liên quan). Các vấn đề chính được đưa ra thảo luận và xin ký kiến chuyên gia, tập trung vào:

- Phân tích thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng huyện Quảng Ninh;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hoạt động sinh kế đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh;

- Đề xuất các giải pháp, tập trung vào các giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển kinh tế xã hội nói chung của địa phương và phát triển sinh kế của hộ gia

đình nói riêng; nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

2.4.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức):

+ Điểm mạnh là những tác nhân bên trong mang tính tích cực hoặc có lợi giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn huyện.

+ Điểm yếu là những tác nhân bên ngoài mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn huyện.

+ Cơ hội là những tác nhân bên ngoài của huyện (xã hội, chính phủ….) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp đạt được mục tiêu đề ra.

+ Thách thức là những tác nhân bên ngoài của huyện ( xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt mục tiêu.

Bảng 2.1. Phân tích SWOT trong công tác quản lý bảo vệ rừng Bên trong Hiện tại Bên ngoài Tƣơng lai Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

Cơ hội (Opportunities) S-O W-O

Thách thức (Threats) S-T W-T

Ngoài ra, đề tài sử dụng dụng các gói (packages) (ggplot2, ggpubr, psych, ggthemes, ggrepel, gridExtra...) trong R để phân tích dữ liệu, và vẽ các biểu đồ theo

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG NINH 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quảng Ninh nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, được thành lập theo Nghị quyết 125/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2013, tách ra từ huyện Quảng Trạch (cũ), có vị trí tiếp giáp như sau: [6]

- Phía Đông giáp Biển Đông; - Phía Tây giáp Lào;

- Phía Nam giáp Huyện Lệ Thủy;

- Phía Bắc giáp TP Đồng Hới. Được thể hiện trên bản đồ như sau:

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nằm trên các trục đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam (Quốc lộ 1A), Đông - Tây (Quốc lộ 11), có đường sắt, đường sông (theo sông Long Đại, Sông Nhật Lệ) và đường biển (có đường bở biển

dài trên 25km), cách Thành phố Đồng Hới 7 km về phía Bắc. Đây là điều kiện rất thuận lợi để huyện Quảng Ninh mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị và phát triển kinh tế.

3.1.2. Điều kiện địa hình

Địa hình của huyện Quảng Ninh chia thành các dạng sau:

- Đồng bằng: Kiểu địa hình này chiếm phần nhiều diện tích đất của huyện, nằm chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Long Đại, Nhật Lệ. Địa hình này tương đối dốc, đối với các xã hình thành bởi phù sa của sông Long Đại, Nhật Lệ. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện, hàng năm cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Địa hình này rất thuận lợi cho giao thông đi lại cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Hình 3.2. Bản đồ địa hình huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát và dải cát trắng vàng, với dạng lưỡi liềm, dải quạt. Nằm trên các xã Gia Ninh, Hải Ninh, Võ Ninh.

- Địa hình núi thấp: Kiểu đại hình này tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Ninh, Vạn Ninh. Khu vực này bị chia cắt sông, suối và đất chủ yếu phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm [6].

- Địa hình đồi núi cao: Kiểu địa hình này tập trung chủ yếu ở các xã miền núi cao Trường Sơn, Trường Xuân, địa hình dốc, đồi núi dốc, có nhiều dãy đá vôi nằm trãi dọc dãy Trường Sơn. Khu vực này chủ yếu phát triển trồng rừng, canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 119.418,19 ha, trong đó đất nông nghiệp là 108.6686,18 ha; đất phi nông nghiệp là 7.495,20 ha; đất chưa sử dụng là 3.236,81 ha. Chia ra các nhóm đất sau: Nhóm đất cát, nhóm đất phèn, nhóm phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất tầng mỏng.

Tài nguyên đất của huyện Quảng Ninh tương đối phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây lâm nghiệp, cây ăn trái và các loại hình cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng...Vì vậy, để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng hai bên các dòng sông, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, làm ổn định các dòng chảy chảy mặt tránh xói lở, hạn chế lũ lụt...

b) Tài nguyên rừng

Huyện Quảng Ninh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 102.305,29 ha (trong đó: rừng tự nhiên 78.339,38 ha; rừng trồng 15.386,48 ha và đất lâm nghiệp 8.579,43 ha), với 3 loại rừng gồm: rừng đặc dụng 127,56 ha; rừng phòng hộ 44.778,88 ha và rừng sản xuất 55.869,14 ha. Rừng tự nhiên và rừng trồng của huyện Quảng Ninh khá đa dạng về chủng loại cây trồng và có trữ lượng gỗ tương đối lớn (rừng tự nhiên tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Trường Sơn, Trường Xuân). Song song với công tác trồng mới rừng, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Trường Sơn, Trường Xuân thực hiện giao khoán Bảo vệ rừng đối với diện tích rừng tự nhiên do UBND xã quản

lý cho cộng đồng dân cư theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP để chăm sóc, bảo vệ hơn 3.000ha; Giao rừng tự nhiên cho 9 cộng đồng thôn, bản quản lý với 1.860 ha; đồng thời tuyên truyền bảo vệ rừng, chú trọng phòng cháy, chữa cháy rừng, tích cực tuần tra bảo vệ rừng. Nhờ đó diện tích và chất lượng rừng ngày càng nâng cao [9].

c) Tài nguyên biển và ven biển

Huyện Quảng Ninh có đường bờ biển dài khoảng 25 km, chạy dọc theo địa phần hai xã Võ Ninh, Hải Ninh. Dọc theo bờ biển có cửa sông chính là sông Nhật Lệ, đây là điều kiện tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên nói chung và việc nuôi trồng thủy hải sản nói riêng.

Ngư trường biển có nguồn lợi hải sản phong phú và có nhiều giá trị như tôm hùm, mực, cá thu, cá chim,…Vùng cửa sông mặn lợ có giá trị như tôm, cua, rau câu,... có hàng trăm ha ao hồ thủy lợi và các ao hồ khác trong dân cư, sông cụt có thể nuôi cá nước ngọt, cá lồng bè. Dọc bờ biển Quảng Ninh có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp có thể đưa vào khai thác phát triển du lịch như bãi tắm Hải Ninh, bãi tắm Nhật Lệ...[9].

3.1.4. Khí hậu thủy văn

a) Đặc điểm khí hậu

Huyện Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ: Có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào...đây là những thuận lợi cơ bản cho phát triển đa dạng các loại cây trồng. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng nằm trong vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt, mỗi năm hình thành 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh thường gây nên hạn hán; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, thường xảy ra mưa lớn gây lũ lụt.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 24-250C. Mùa lạnh có 3 tháng (tháng 12 và 1,2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng thấp nhất khoảng 180

C (tháng 12 và tháng 1), có khi xuống tới 8-90C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ cao (trung bình 28-300C), tháng nóng nhất là tháng 6,7 nhiệt độ tối đa có thể lên tới 40- 420C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 7-90

C.

đối cao khoảng từ 2.100-2.300mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm 70-75% lượng mưa cả năm). Từ tháng 3 đến tháng 8 lượng mưa chỉ 25-30% lượng mưa cả năm). Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn... tổng số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 125 ngày.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm của huyện Quảng Ninh vào khoảng 83-84%. Độ ẩm thấp nhất là mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70-80% và đạt cực đại vào tháng 7 (xuống 65-70%). Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm trung bình thường cao, trên 85% có khi lên đến 90%.

- Nắng: huyện Quảng Ninh có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ngày. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8 đạt trên 200 giờ và tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)