Gỗ do đầu nậu gửi nhà dân, Trường Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 70 - 71)

tại TK 329, xã Trƣờng Sơn

Hình 4.11. Gỗ do đầu nậu gửi nhà dân, Trƣờng Sơn Trƣờng Sơn

Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 số vụ vi phạm lâm luật và khối lượng lâm sản tịch thu có xu hướng tăng nhẹ, nhưng không đáng kể, số vụ vi phạm lâm luật bình quân tăng 3,24%/5 năm, số lượng lâm sản tịch thu bình quân tăng 7%/5 năm; số tiền xử phạt giảm - 19%/5 năm và số tiền thu được từ bán lâm sản tăng + 1%/5 năm. Nhìn chung, tình hình vi phạm về lâm nghiệp được giữ vững, trong khi những thủ đoạn vi phạm, nhất là tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái pháp luật ngày càng tinh vi. Để thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ gắn với triển khai hiệu quả Chỉ thị số 13- CT/TW của Ban Bí thư, Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt, động bộ, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017 và hệ thống văn bản dưới luật. Mặt khác do sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt được một số kết quả tích cực, ý thức của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó các đối tượng có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật ngày càng tinh vi. Phần lớn các vụ vi phạm phát hiện thường xảy ra vào ban đêm nên lực lượng chức năng khó phát hiện bắt giữ và ngăn chặn nên lượng gỗ vượt qua địa bàn huyện trong đêm bằng các loại phương tiện vẫn còn xảy ra. Hoạt động khai thác lâm sản trái phép xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 6 và ba tháng cuối năm. Đáng quan

khai thác thêm để bán cho bọn buôn lậu vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Đối tượng vi phạm thường là các chủ đầu nậu mua lại từ người dân lao động có đời sống khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, nhận thức thấp nên bị kẻ xấu lợi dụng xúi giục phá rừng và khai thác gỗ. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn thiếu về phương tiện và cả pháp lý nên gặp nhiều khó khăn trong việc bắt giữ, lập hồ sơ các vụ vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)