Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội ( phong tục, tập quán, kiến thức bản địa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 93 - 94)

Nhận thức của người dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư vùng gần rừng và liền rừng về quản lý bảo vệ và PCCCR đã được nâng cao. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân sống liền rừng vẫn chưa được hưởng lợi từ những dịch vụ và phúc lợi xã hội về văn hóa, giáo dục và y tế, đời sống còn nhiều khó khăn. Tình trạng nghèo và tái nghèo vấn tương đối lớn. Vì vậy, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở vùng ven rừng trên địa bàn nghiên cứu còn ở mức thấp.

Kết quả điều tra phỏng vấn 199 hộ gia đình tại 2 thôn Long Sơn, Thượng Sơn xã Trường Sơn và thôn Kim Sen thuộc xã Trường Xuân cho thấy có 21,2% số hộ gia đình đánh giá ảnh hưởng của phong tục, tập quán tại địa phương rất quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng vì các lí do: huyện Quảng Ninh có nhiều xã ở vùng miền núi người dân sinh sống có phong tục “vùng-miền”, với mỗi phong tục tập quán khác nhau nhưng nhìn chung những người ở đây thường có thói quen xây dựng nhà bằng gỗ, mọi vật dụng thiết yếu trong gia đình đa phần đều được làm bằng các loại gỗ tự nhiên, do vậy nhu cầu về gỗ cho những khu vực này rất lớn và là nhu cầu thiết yếu có từ xưa cho đến nay. Mặc dù hằng năm, các hộ gia đình sinh sống tại đây đều đã được thường xuyên phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và được các cán bộ Kiểm lâm địa bàn tận tình về từng nhà, từng hộ để tuyên truyền và vận động về việc sử dụng các sản phẩm bằng chất liệu khác thay thế các sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên nhưng vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả bởi tư tưởng phải dùng bằng gỗ tự nhiên mới tốt của người dân tại đây. Bên cạnh đó, tập tục thường xuyên đi rừng của người dân tại đây để chăn thả gia súc, khai thác lâm sản phụ, hái củi, phát đốt rừng làm nương rẫy... khiến cơ quan Kiểm lâm và các chủ rừng khó kiểm soát chặt chẽ được các đối tượng.

nhiều con nên áp lực kinh tế đè nặng. Qua bảng phỏng vấn, cho thấy đa số nhà ở người dân tại các khu vực gần rừng còn tạm bợ, tài sản chủ yếu là 01 chiếc xe máy làm phương tiện đi lại và 01 Tivi cũ không đáng giá trị. Vì thế dễ dàng bị các đối tượng đầu nậu xúi dục vào rừng khai thác lâm sản trái pháp luật. Nhờ có kiến thức, kinh nghiệm nhận biết về các loài cây rừng được rèn luyện ngay từ bé và thông thạo các tuyến đường rừng nên người dân tại đây rất giỏi trong việc đi rừng, khai thác gỗ trái phép gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và các chủ rừng trong các cuộc truy quét, tuần tra rừng và ngăn chặn.

Nhìn chung, điều kiện kinh tế - xã hội Quảng Ninh còn đang rất khó khăn. Đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ mới bước đầu phát triển. Nhu cầu về đất để trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp phát triển kinh tế ngày càng cao, thói quen sử dụng gỗ, lâm đặc sản từ rừng tự nhiên trong xã hội ngày càng tăng, đây là những yếu tố kích thích người dân tiếp tục chặt phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)