* Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết
Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân ra 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 cháy rừng thường rất dễ xảy ra nhất là các loại rừng trồng có thảm thực bì dày nên rất dễ bắt lửa khiến cho lực lượng kiểm lâm khó có thể dự báo chính xác được cháy rừng lúc nào xuất hiện.
Bảng 4.12. Đặc điểm các yếu tố khí tƣợng tỉnh Quảng Bình trong 15 năm (giai đoạn 2003 - 2018) [33] Tháng Nhiệt độ (0C) Lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng (giờ) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) TB Tối cao TB Tối thấp TB Lƣợng mƣa Số ngày mƣa 1 19,5 19,9 12,5 36,5 11 94 88 52,5 2 20,0 22,8 12,9 15,2 12 68 89 42,7 3 22,0 23,9 15,1 32,3 11 103 90 50,5 4 25,5 28,9 18,8 42,5 10 163 86 79,2 5 28,1 31,5 21,6 76,8 11 197 80 111,5 6 30,1 32,2 24,8 62,0 6 219 71 164,9 7 30,0 33,0 24,4 133,2 7 208 71 178,2 8 29,2 34,3 23,8 163,8 11 199 75 143,8 9 27,1 33,3 21,1 475,9 17 136 85 81,9 10 25,7 27,9 19,1 696 19 139 87 74,5 11 22,8 25,1 16,2 141,5 15 102 85 74,5 12 19,8 24,1 13,1 68,5 15 70 86 61,9 TB 15 năm 24,9 28,1 18,6 1.944,2 145 1.698 83 1.116,1
Bên cạnh đó, khu vực thường hay xảy ra cháy rừng tại huyện Quảng Ninh đa phần là vùng đồi núi cao, do vậy khi xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng khó có thể tiếp cận đám cháy một cách kịp thời và sử dụng các phương tiện (máy bơm nước) để hỗ trợ chữa cháy rừng mà lực lượng chữa cháy rừng chủ yếu sử dụng các loại công cụ chữa cháy thô sơ như rựa, dao và cành cây để dập lửa. Vì thế khó có thể kiểm soát được các đám cháy lớn mà phải dùng phương pháp phát đường băng cản lửa gây ra thiệt hại đến diện tích rừng lớn.
Hình 4.17. Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất tỉnh Quảng Bình vào tháng 4 năm 2016 [33]
Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng nằm trong vùng đới khí hậu gió mùa chí tuyến á nhiệt đới nóng ẩm nên khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nền khí hậu nhìn chung khắc nghiệt, thể hiện qua chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió… mùa mưa có độ ẩm rất cao, mùa khô thì khí hậu nóng, hạn hán, đặc biệt là gió Tây Nam đã tác động mạnh mẽ đến nguy cơ cháy rừng vào mùa nắng nóng tại các địa phương.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình
Điều kiện địa hình có sự phân hóa mạnh từ Đông sang Tây. Huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy có độ cao thấp nhất trong các huyện của tỉnh Quảng Bình. Độ cao giảm dần từ Tây sang Đông, độ cao có sự phân hóa mạnh, là một trong những nhân tố quan trọng gây nên sự phân hóa về điều kiện thời tiết, khí
Độ dốc có sự phân hóa thành các khu vực, những vùng trung du và đồng bằng ven biển có độ cao nhỏ nhất, thường dưới 80; tạo thành dải hẹp theo hướng Bắc – Nam. Độ dốc khác nhau ở các khu vực đã góp phần tạo nên những kiểu thảm thực vật khác nhau, ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng và khả năng phòng chống cháy rừng. Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng.
Hướng phơi do chủ yếu phân bố của các dãy núi cao chạy theo hướng Bắc – Nam và sự phân hóa độ cao trong khu vực nên phần lớn lãnh thổ Quảng Bình nói chung, và huyện Quảng Ninh nói riêng thuộc hướng Đông. Tuy nhiên, lại chịu tác động mạnh bởi nguyên lý của sườn Đông và Tây Trường Sơn nên bức xạ nhiệt cao, khô nóng gay gắt. Đây cũng là nhân tố liên quan đến nguy cơ cháy rừng ở các khu vực trong tỉnh, trong đó có huyện Quảng Ninh.
Trong công tác tuần tra rừng, diện tích rừng rộng lớn cùng với độ dốc cao, rừng rất rậm và nhiều lối mòn ảnh hưởng đến công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng kiểm lâm cũng như chủ rừng không thể kiểm tra sâu và kĩ ở phía trong rừng. Vào mùa mưa, công tác quản lý bảo vệ rừng bị hạn chế bởi mưa lớn kéo dài lực lượng kiểm lâm không thể thường xuyên tuần tra rừng cũng như gây khó khăn trong công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường giao thông trọng điểm mà các đầu nậu thường vận chuyển. Những tháng có mưa bão, địa bàn huyện Quảng Ninh thường bị lũ lụt vì vậy đa số các hoạt động quản lý bảo vệ rừng bị ngưng trệ, tập trung vào công tác phòng chống lụt bão. Bên cạnh đó, huyện Quảng Ninh là huyện có tài nguyên đất rất phù hợp cho việc phát triển các loài cây công nghiệp, kinh tế cao dẫn đến hiện tượng người dân ồ ạt tự ý trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày trên đất lấn chiếm trái phép, thậm chí phá rừng, đốt rừng để trồng các loại cây đó. Mặc dù lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương các cấp và chủ rừng đã rất tích cực theo dõi, phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhưng do số người dân vi phạm nhiều, bao che cho nhau trong một địa bàn vì thế các cơ quan chức năng rất khó có thể nắm bắt và xử lý tất cả các vụ vi phạm được.
* Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật
tiểu hoàn cảnh của mỗi khu rừng. Kết quả điều tra cho thấy, đối với trạng thái rừng phục hồi và rừng hỗn giao gỗ - tre nứa thường có cấu trúc không ổn định, đây là dạng rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy và khai thác rừng, độ tàn che trung bình từ 40 - 50%. Do người dân hun khói lấy mật ong và khai thác gỗ trái phép, dùng lửa để nấu ăn trong rừng dẫn đến các vụ cháy rừng trong thời gian qua.
Đặc điểm phân bố cây bụi thảm tươi, kết hợp với đặc điểm cấu trúc tầng cây cao tạo thành một kiểu phân bố vật liệu cháy liên tục theo chiều thẳng đứng từ mặt đất lên tán rừng, khi có cháy ở mặt đất xảy ra thì khả năng chuyển thành cháy tán rất cao. Hiện tượng này là do chiều cao dưới cành của tầng cây cao thấp. Kết quả điều tra cho thấy, các loài cây bụi chủ yếu dưới các trạng thái rừng Keo các loại bao gồm: ràng ràng, sim, mua, chạc chìu, ba gạc, cỏ tranh, bùm bụp, ba soi, ba bét… là những loài cây chuyển tiếp giữa cháy dưới mặt đất lên cháy tán cây tầng cao khi có cháy xảy ra.