tác quản lý bảo vệ rừng
Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và với người dân là một việc làm hết sức quan
làm tốt công tác QLBVR cần thực hiện tốt nhiệm vụ ba bám “bám rừng, bám dân, bám chính quyền”. Trong những năm qua, sự phối hợp giữa cơ quan Kiểm lâm với chính quyền địa phương và với người dân ngày càng được chú trọng thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng công an xã, phường, dân quân tự vệ và Kiểm lâm địa bàn trong hoạt động bảo vệ ranh giới biển đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự án toàn xã hội; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
Những năm gần đây tình hình vi phạm có chiều hướng giảm bởi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn, một phần nhờ vào việc thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các dân quân tự vệ, công an xã và các tổ chức hội trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định công tác quản lý bảo vệ rừng lực lượng chính quyền địa phương là nòng cốt vì vậy lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh đã chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn thường xuyên về địa bàn cùng với lực lượng chính quyền địa phương và chủ rừng tổ chức kiểm tra, tuần tra rừng để nắm bắt thông tin tận kịp thời tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã có ý kiến chỉ đạo. Phối hợp với công an xã trong các vụ vi phạm về lâm luật, bắt giữ tang vật, phương tiện người vi phạm. Phối hợp với chính quyền địa phương cùng các trưởng thôn các xã thường xuyên phát trên hệ thống loa truyền thanh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân bảo vệ rừng. Năm 2018, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương đã tổ chức 60 lượt truy quét tại tiểu khu 209, 210 và 212 đã phát hiện xử lý được 10 vụ vi phạm [8]. Qua tổng hợp con số này đã giảm rất nhiều so với những năm trước đây nhờ việc thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa ba lực lượng Bên cạnh đó, Kiểm lâm địa bàn cũng thường xuyên tham mưu cho Chủ tịch UBND xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Hàng năm, dựa vào tình hình thực tế địa phương kiểm lâm địa bàn tham mưu xây dựng phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, mục tiêu phát trển lâm nghiệp bền vững cấp xã, thành lập các tổ đội bảo vệ rừng. Nhìn chung, trong những năm gần đây, sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền địa phương đã được cải thiện
rõ rệt. Nhưng sự quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp của UBND xã các cấp vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. UBND các xã vẫn chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp, chưa chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng, khi sự việc xảy ra và có báo cáo đề xuất của Kiểm lâm địa bàn mới cử lực lượng tham gia, chậm triển khai, đôn đốc các công việc liên quan đến lâm nghiệp. Bên cạnh đó, người vi phạm chủ yếu là người dân địa phương vì vậy khi xử lý vi phạm còn chưa thực sự kiên quyết để phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Điển hình là các vụ vi phạm liên quan đến phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp trong các năm. Ngoài ra, sự phối hợp trong việc thực hiện theo thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ngày 04 tháng 01 năm 2012 quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản (nay là thông tư số 27/2018/TTBNNPTNT của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý, truy suất nguồn gốc lâm sản và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) về các vấn đề liên quan đến xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng và cây cảnh, cây bóng mát cho các hộ gia đinh chưa thực sự chặt chẽ. Khi xác nhận gỗ rừng trồng và cây cảnh, bóng mát đa số UBND các xã không liên hệ với Kiểm lâm địa bàn để cùng xác nhận nguồn gốc hợp pháp hay không dẫn đến việc Kiểm lâm địa bàn không nắm được thông tin và cập nhật diễn biến rừng kịp thời, nguy hiểm hơn là tạo điều kiện cho những kẻ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng trên đất bất hợp pháp và lợi dụng thủ tục hồ sơ để lưu thông, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến việc khai thác, chế biến, tiêu thụ gỗ trái phép
Rừng tự nhiên tại một số địa phương đã được giao cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý, nhưng hiệu quả quản lý chưa cao (do chính sách hưởng lợi chưa cụ thể và chưa đầy đủ). Bên cạnh đó, các chủ rừng chưa chú trọng đúng mức vai trò, trách nhiệm để có biện pháp cụ thể trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Đồng thời, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng chưa chặt chẽ. Công tác xác minh nguồn gốc lâm sản và xử lý vi phạm chưa triệt để.
Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan.
Chưa có quy ước quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng quá thấp (100.000đ/ha/năm) nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng.
Các đơn vị quản lý còn thụ động trong việc nắm bắt, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, nhất là việc quản lý các đối tượng thường xuyên vi phạm; Năng lực, kinh nghiệm của các ngành chức năng quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; Công tác xử lý đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp (trước đây Luật Bảo vệ và Phát triển rừng) thiếu kiên quyết, chưa triệt để; Công tác giám sát, kiểm tra và đốc thúc sau khi có quyết định xử phạt thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc điều tra xác minh, truy tìm đối tượng vi phạm chưa thực hiện triệt để, do đó hiệu lực thi hành pháp luật cũng như hiệu quả pháp chế chưa cao. Hơn nữa, phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và xử lý.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, chính quyền địa phương phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm. Tuy nhiên, việc phối hợp với người dân chưa thực sự hiệu quả, bởi lẽ phần lớn những người dân sống gần rừng tại huyện Quảng Ninh đa số có cuộc sống phụ thuộc vào rừng mà cơ quan chức năng lại chính là lực lượng trực tiếp cản trở bát cơm manh áo của họ. Sự phối hợp này mới chỉ dừng lại ở mức độ xử lý các vụ việc như cháy rừng trồng, phá rừng tự nhiên lấy đất để trồng rừng kinh tế hoặc thỉnh thoảng có một vài người dân cung cấp thông tin về các vụ phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Vì thế việc nắm bắt thông tin từ người dân chậm dẫn do vậy chưa kịp thời trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Tóm lại, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Quảng Ninh còn tồn tại một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về PCCCR cho người dân; công tác xử lý thực bì trước thời điểm nắng nóng hàng năm chưa thực sự hiệu quả; các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện chữa cháy còn thiếu nên các vụ cháy rừng xảy ra chưa được dập tắt kịp thời; lực lượng tham gia quản lý bảo vệ rừng chưa qua đào tạo còn chiếm đa số, chất lượng hoạt động thấp,...Tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ cao xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn cùa người dân địa phương bên cạnh đó, các cơ quan chức năng chưa thể xử lý triệt để các vùng đất bị lấn chiếm bởi nhiều lý do khách quan. Sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền địa phương đã được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên sự quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp của một số chính quyền địa phương vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp, chưa chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Những người vi phạm thường là người dân địa phương nên có nhiều mối quan hệ qua lại vì vậy khi xử lý vi phạm còn nể nang, chưa thực sự quyết liệt để phối hợp với lực lượng kiểm lâm xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm theo quy định.