Giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 107 - 112)

Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý. Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp, kế hoạch bảo vệ rừng. Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng.

Hệ thống các biện pháp bảo vệ rừng đang được áp dụng hiện nay và vẫn phát huy hiệu quả tốt đó là tuyên truyền, quy hoạch, hoạch quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất lâm nghiệp, tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, xây dựng và thực hiện tốt các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo giai đoạn và theo từng năm, làm tốt chính sách giao đất, giao rừng, kết hợp chặt chẽ với khuyến nông khuyến lâm. Thực hiện tốt các dự án về xóa đói giảm nghèo, về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xã

vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa 3 lực lượng kiểm lâm, quân đội và công an trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Một phương án bảo vệ rừng có tính khả thi, hợp lý và hiệu quả chính là biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều bên tham gia, phương thức hoạt động đa dạng, chủ động, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực. Muốn vậy, phải xác định được các vùng trọng điểm, các điểm nóng về vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, về cháy rừng… để có phương án cụ thể. Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chuyên nghiệp, kịp thời ứng phó và xử lý mọi tình huống xảy ra. Lực lượng này có sự phối hợp từ nhiều ngành như Kiểm lâm, Quân đội, Công an và chính quyền địa phương ...

Giải pháp tăng cường công tác bảo vệ rừng tại gốc

Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến

đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện, tổ chức phát động toàn dân thường xuyên tham gia tố giác, phát giác hành vi vi phạm Luật BV & PTR (Luật Lâm nghiệp 2017 [8]) theo hàng tháng, hàng quý để kịp thời ngăn chặn xử lý theo quy định.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng trong xác minh, xử lý vi phạm hành chính và điều tra, truy tố hình sự các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Giải pháp về phòng cháy chữa cháy rừng

Hạt Kiểm lâm chủ động tham mưu UBND huyện chỉ đạo các ngành, UBND xã/phường, đơn vị chủ rừng thực hiện những giải pháp cấp bách trong công tác chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp các cơ quan chức năng huyện, xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.

Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa lực lượng Công an, Quân sự và Kiểm lâm địa bàn để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản

Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng thực hiện công tác bảo vệ rừng và giám sát chặt chẽ việc sử dụng rừng theo đúng quy định, kịp thời uốn nắn sai sót, phát hiện và xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành Kiểm lâm – Công an – Quân sự - Biên phòng theo Quy chế số 818 và phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm địa bàn với lực lượng Công an xã, Dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng theo Quy chế số 1369. Phối hợp nắm tình hình an ninh rừng, tổ chức ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng theo hướng bảo vệ rừng tại gốc.

Tăng cường kiểm tra lâm sản trên các tuyến đường bộ, đường sông, đường sắt, kết hợp với chốt chặn các vị trí trọng yếu nhằm ngăn chặn hành vi vận chuyển lâm sản trái phép từ rừng ra, thu giữ lâm sản trái phép và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động của các xưởng cưa xẻ, các cơ sở chế biến gỗ, hạn chế tình trạng chế biến, kinh doanh lâm sản có nguồn gốc bất hợp pháp, kiên quyết xử lý các cơ sở cưa xẻ chế biến gỗ, lâm sản ngoài quy hoạch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới, qua đó đã phát hiện và xử lý những sai phạm, số vụ vi phạm được phát hiện và xử lý năm sau cao hơn năm trước; từng bước giảm thiểu các hành vi vi phạm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Giải pháp tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm lâm bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; trong đó chú trọng các biện pháp tuyên truyền trực tiếp tại địa bàn dân cư, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh – truyền hình ở cơ sở, phối hợp vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng. Từng bước đào tạo, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

rừng hoặc có hành nghề liên quan đến rừng; phân công cán bộ trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị của nhân dân có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Đây là thế trận dựa vào dân, nhằm tạo lập được niềm tin vững chắc với các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền và nhân dân đối với lực lượng kiểm lâm, để mọi thông tin liên quan đến công tác kiểm lâm đều được nhân dân biết; các phản ánh, kiến nghị, đề nghị kịp thời đến kiểm lâm, qua đó nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả tính xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, là tiền đề cho công tác "Giữ vững ổn định trong công tác BVR, PCCCR & PTR tại gốc".

Phối hợp với UBND các xã/phường phát các bản tin tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; quy định của Nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ của việc nhận, khoán rừng thông qua các buổi họp thôn, sinh hoạt cộng đồng…;

Tăng cường giáo dục pháp luật và các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán kênh tác, sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn.

Sử dụng một số hình ảnh trực quan panô, áp phích, tranh ảnh…tuyên truyền ở những nơi công cộng về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức cho người dân.

Giải pháp về kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng QLBVR

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với lực lượng Công an, Quân sự địa phương; nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của kiểm lâm địa bàn và việc thực hiện

Phương án BVR, PCCCR của Ban BVR xã, đơn vị chủ rừng nhằm đôn đốc, hỗ trợ, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ.

Tăng cường lực lượng Kiểm lâm địa bàn ở những vùng có diện tích rộng và tình hình vi phạm lâm luật diễn biến phức tạp. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác QLBVR cấp xã, thôn, tổ dân phố, đảm bảo 100% quân số đều có kiến thức về QLBVR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)