Kinh nghiệm thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 113)

Đó là phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để triển khai các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng. Gắn trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm cá nhân trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng. Dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Với công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phải quán triệt phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời và hiệu quả. Xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa phương. Có chính sách khen thưởng và động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ rừng. Song cơ bản nhất vẫn là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng một cách bền vững và có hiệu quả lâu dài, có như vậy mới mong hạn chế và ngăn chặn được tình trạng phá rừng trái phép, xâm hại tài nguyên rừng hiện nay.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng:

+ Tính đến hết 31/12/2018, huyện Quảng Ninh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp có 102.305,29 ha, chiếm 85,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, RTN có 78.427,03ha (76,7%), RT 15.304ha và đất LN 8.375,48 ha, với 3 loại rừng gồm: RĐD 127,56 ha (0,1%); RPH 44.778,88 ha (43,8%) và RSX 55.869,14 ha (54,6%). Độ che phủ rừng toàn huyện đạt 71%.

+. Giai đoạn 2014- 2018 trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã trồng mới được 7,415ha, bình quân mỗi năm trồng mới được 1.483ha; với các loài cây chủ yếu như Keo các loại có diện tích lớn nhất, 6.811ha, chiếm 91,9% tổng diện tích rừng trồng của toàn huyện, bình quân mỗi năm trồng mới được 1.362ha các loài Keo.

- Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng:

+ Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Trong vòng hơn 5 năm, trên địa bàn huyện Quảng Ninh xảy ra 10 vụ cháy lớn, nhỏ và đối tượng chủ yếu là cháy các loại rừng trồng, thời điểm phát lửa từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, mà nguyên nhân cháy xuất phát từ sự thiếu ý thức trong sử dụng lửa của người dân trong vấn đề xử lý thực bì và vệ sinh rừng.

+ Công tác tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng: Lực lượng làm công tác QLBVR hàng năm đã được tổ chức rà soát, kiện toàn lực lượng theo quy định. Tuy nhiên, ở đây lực lượng chưa qua đào tạo còn nhiều, chất lượng hoạt động thấp, bên cạnh là lực lượng chuyên trách được đào tạo bài bản thì các lực lượng còn lại không được chuyên sâu.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản: Trong 5 năm (giai đoạn 2014 - 2018) số vụ vi phạm lâm luật và khối lượng lâm sản tịch thu có xu hướng tăng nhẹ, nhưng không đáng kể, số vụ vi phạm lâm luật bình quân tăng 3,24%/5 năm và số lượng lâm sản tịch thu bình quân tăng 7%/5 năm.

+ Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết: Nền khí hậu Quảng Ninh nhìn chung khắc nghiệt, thể hiện qua chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, hướng gió… mùa mưa có độ ẩm rất cao, mùa khô thì khí hậu nóng, hạn hán, đặc biệt là gió Tây Nam đã tác động mạnh mẽ đến nguy cơ cháy rừng vào mùa nắng nóng tại các địa phương.

+ Ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình: Điều kiện địa hình, độ dốc, hướng phơi là những nhân tố quan trọng gây nên sự phân hóa về điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng từ đó dẫn đến sự phân hóa cháy rừng trên địa bàn huyện.

+ Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế: Có 76,92% hộ gia đình có tham gia vào việc khai thác tài nguyên rừng, đa phần các HGĐ không có đủ tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày (chiếm 100% các hộ khai thác), thiếu lương thực chiếm 97,14%, thiếu đất sản xuất chiếm 84,14%... Có tới 82% tổng số hộ điều tra có các hoạt động sinh kế ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội: Có 21,2% số hộ gia đình được đánh giá có ảnh hưởng của phong tục, tập quán tại địa phương rất quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Sự tác động vào rừng bằng cách đốt rừng làm nương rẫy, khai thác mua, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép của người dân là để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày bời hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ

rừng, bao gồm các giải pháp về: (i) Chính sách (tiếp tục hoàn thiện hệ thống

pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm nói riêng); (ii) Giải pháp về kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân: tạo sinh kế nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho người dân địa phương, giảm dần áp lực của người dân vào rừng; chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung vào các sản phẩm có lợi thế, có sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm…; (iii) Giải pháp về tổ chức thực hiện (kiện toàn bộ máy, phân cấp cụ thể về thẩm quyền xử lý. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền xử phạt; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám

Giải pháp về kỹ thuật (áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển rừng như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp; ứng dụng công nghệ thông tin, GIS, viễn thám, các phần mềm về quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng…).

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, nên đề tài còn một số tồn tại nhất định:

- Phần lớn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng do đề tài đề xuất mới mang tính định hướng, chưa sâu được trong từng lĩnh vực.

- Chưa khai thác được triệt để những kiến thức bản địa, các kinh nghiệm của người dân địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Với thời gian thực tập còn hạn hẹp, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của bản thân còn hạn chế. Quá trình nghiên cứu đề tài với phạm vi rộng, nhiều liên quan đến nhiều lĩnh vực nên việc thu thập số liệu và một số hình ảnh thể hiện trong báo cáo không tránh khỏi sự thiếu sót.

3. Kiến nghị

Qua quá trình tìm hiểu về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tôi có một số kiến nghị:

Đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh, chính quyên địa phương, các tổ chức và trách nhiệm của người dân để đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực, trình độ và phát huy tối đa hiệu quả quản lý bảo vệ rừng từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

Cần có những nghiên cứu mới để tìm ra các giải pháp hữu hiệu, đặc biệt cần kêu gọi và huy động các chương trình Dự án hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, liền rừng giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tác động đến tài nguyên rừng.

Đánh giá mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng. Vì vậy, cần có những công trình điều tra, nghiên cứu và đánh giá sâu hơn về sinh kế của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Khuất Thị Lan Anh (2009), Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng tại khu ảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bình và cộng tác viên (2006), Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven iển. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & đối tác. Bộ NN&PTNT.

3. BNN & PTNT (2006), Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng, ban hành theo thông tư số 99/2006/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Bộ NN&PTNT và UN-REDD (2010), Thiết kế Hệ thống chia sẻ lợi ích cho REDD. UN-REDD và MARD, Hà Nội, Việt Nam.

5. Cục Kiểm lâm (2016), Báo cáo công tác quản lý ảo vệ rừng và PCCCR năm 2016, Bộ NN&PTNT.

6. Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh (2018), Niên giám thống kê năm 2018,

Quảng Bình.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, Hà Nội.

8. Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh, Báo cáo Tổng kết ảo vệ rừng và triển khai nhiệm vụ QLBVR năm 2014, 2015, 2016,2017,2018, Quảng Ninh.

9. Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh, Báo cáo diễn iến rừng huyện Quảng Ninh năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, Quảng Bình.

10. Hoàng Thế Hùng (2013), Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp trên địa àn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011, Trường Đại học Nông lâm Huế.

11. Trần Ngọc Lân (chủ biên) (1999), Phát triển ền vững vùng đệm Khu ảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017, Luật Lâm nghiệp (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019). Quốc Hội 14 – Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

13. Vũ Văn Mễ, Claude Desloges, 1996, Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có người dân tham gia, Dự án GCP/VIE/ITA, Hà Nội. 14. Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002), Tiến hành đánh giá về thực

trạng quản lý, ảo vệ rừng tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa phương tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, luận văn Thạc sỹ Trường Đại học lâm Nghiệp.

15. Nguyễn Bá Ngãi, 2001, Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm, nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 16. Quách Đại Ninh (2003), Nghiên cứu, đánh giá tác động của chính sách giao

đất lâm nghiệp đến quá trình phát triển kinh tế HGĐ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

17. Phạm Xuân Phương, Ngô Đình Thọ, Đỗ Anh Minh (2010), Khảo sát đánh giá tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình cá nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Sơn La và Điện Biên, Báo cáo tư vấn.

18. Phòng Nông nghiệp và PTNT, Báo cáo tổng kết năm về phát triển nông nghiệp năm 2014,2015,2016,2017,2018, Quảng Bình.

19. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và ền vững, Cục khuyến nông và khuyến lâm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 về việc Công ố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018, Bộ NN&PTNT.

21. Chu Tiến Quang, Lưu Đức Khải (2009), Kinh tế Hộ gia đình ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Ngô Đình Quế, Võ Đại Hải, Nguyễn Văn Thắng (2010), Nghiên cứu giải pháp quản lý, ảo vệ rừng đầu nguồn, tầng phủ để tăng nguồn sinh thủy, điều hòa nguồn nước trong năm, Báo cáo tổng hợp, Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam.

23. Đỗ Anh Tuân (1999), Ảnh hưởng của ảo tồn tới sinh kế của người dân địa phương và thái độ của họ về các chính sách ảo tồn, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

24. Nguyễn Đình Tư và Nguyễn Văn Tuấn (2006), Nghiên cứu cơ sở thực tiễn góp phần xây dựng chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ nông dân, Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Tuấn (2014). Phân tích dữ liệu với R, Nxb Tổng hợp TP HCM, tr. 186-188, 518 trang.

26. Lương Thị Trường và Orlando M. Genotiva (2011), Thừa nhận quyền sử dụng đất truyền thống của dân tộc thiểu số tại Việt Nam, Trung tâm Vì con người và rừng (RECOFTC) và Viện Nghiên cứu Quốc tế (DEV), Bangkok, Thailand.

27. UBND tỉnh Quảng Bình (2014), Kế hoạch hành động ứng phó với iến đổi khí hậu và nước iển dâng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. UBND tỉnh Quảng Bình.

28. UBND tỉnh Quảng Bình (2014), Xây dựng kế hoạch ứng phó với iến đổi khí hậu tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Bình

29. UBND tỉnh Quảng Bình (2016), Quyết định số 3723/2016/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 về phê duyệt và công ố kết quả kiểm kê rừng, Quảng Bình. 30. UBND huyện Quảng Ninh (2018), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã

hội năm 2018, Quảng Bình.

31. Trần Đức Viên, Nguyễn Quang Vinh, Mai Văn Thành (2005), Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Đoàn Tiến Vinh (2014). Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần

cải thiện hệ thống chính sách nhằm phục hồi và quản lý, sử dụng bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn vùng Tây Nguyên. Đề cương nghiên cứu sinh. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

33. Nguyễn Phương Văn (2019), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng thích ứng với iến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

34. Ahmed, Miyan Rukunuddin (1995), “Community Forestry Development in Bangladesh: Constraints, Priorties and Strategies” FTPP meeting 14 – 17 December 1995, RECOFTC, Bangkok, Thailand.

so limites? Change on the Horizon. RDFN, Overseas Development Institute, London.

36. Daha, Dilli Ram (1994), A Review of Forest User Groups: Case studies from Eastern, Int. Centre for Integrated Moutain Development, Katmandu, Nepal.

37. Dember, Stephen A, Forest Land for the People: A Forest Village Project in North East Thailand, FAO.

38. FAO. (2005), Impacts of Policies on Poverty – The Definition of Poverty, EASYPoL. Module 004.

39. FAO. (2006), Building on Gender, Agrobiodiversity and Local Knowledge: A Training Manual, Italy: FAO.

40. Govermment of India ministry of Environment (1988), National Forest Policy Resolution, 1/86-FP New Delhi: GOI.

41. Joham G. Goldammer, Nikola Nikolov (2009), Climate change and forest fires risk. European and Mediterranean Workshop on climate change impact on water-related and marine risks, Murcia. 26-27 October.

42. K. Henesy, C. Lucas, N. Nicolls (2006), Climate change impact on fire weather in Southe – East Australia.

43. Michael C. Wimberly, Matthew J. Reilly (2006), Assessment of fire severity and species diversity in Southern Appalachians using Landsat TM and ETM images +, Warnell School of Forest Resources, University of Georgia, Athens, Georgia 30602, USA.

44. RWEDP (1994), Social Forestry in Indonesia, Regional Wood Energy Development Program in Asia, FAO, Bangkok.

45. Romanno, F. and D. Reed (2006b). Understanding Forest Tenure: What Rights and fof Whom? Secure Forest for Sustainable Forest Management and Poverty Alleviation: The Case of South and Southeast Asia, Forest Policy and Institutions Working Papers No. 14, FAO, Rome.

46. Schmithusen, F. and F. Hirsch (2010), Private Forest Ownership in Europe, Geneva Timber and Forest Study Paper 26, United Nation, Geneve.

Phụ lục 1: Bảng tổng hợp kết quả điều tra, chấm điểm công tác QLBVR TT Mực độ đạt Đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1 Hiện trạng tài nguyên rừng 123 61,8 76 38,2 2 Tổ chức lực lượng làm công tác QLBV R 70 35,2 100 50,3 29 14,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)