Trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật QLBVR trên địa bàn huyện Quảng Ninh luôn được các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh với nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương như: hàng năm Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh chỉ đạo tất cả các cán bộ Kiểm lâm địa bàn tăng cường phối hợp với các cán bộ thôn, xóm lồng ghép các nội dung QLBVR và PCCCR trong các cuộc họp thôn, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về QLBVR và PCCCR. Bên cạnh đó, còn tổ chức tuyên truyền thông qua các đợt diễn tập PCCCR, QLBVR và ký cam kết bảo vệ rừng đến từng các hộ dân…nên đã từng bước nâng cao được nhận thức của nhân dân về vị trí tác dụng của rừng, tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
Hàng năm Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các xã và Kiểm lâm địa bàn trong lĩnh vực QLBVR như: tập huấn về nghiệp vụ tuần tra rừng, nghiệp vụ về PCCCR, công tác khuyến nông - khuyến lâm, sử dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác QLBVR, các kỹ năng về thuyết trình, tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLBVR. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho các cán bộ Kiểm lâm địa bàn và cán bộ các xã/phường nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật trong công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn.
Trong năm 2018, công tác tuyên truyền cho cộng đồng người dân xã địa phương không tham gia vào các hoạt động khai thác tài nguyên rừng đã được chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng kiểm lâm. Với các nội dung tuyên truyền về ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng,…đã giúp cộng động hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng. Bên cạnh việc tuyên truyền bằng phương pháp phổ biến như nói chuyện theo chuyên đề, các đợt tuyên truyền còn phổ biến bằng các hình ảnh, chiếu phim, tờ rơi, áp phích, ngoài ra hệ thống loa phát thanh xã cũng thường xuyên phát những tin tức liên quan về tài nguyên rừng nhằm để giúp người dân dễ dàng tiếp thu và nâng cao nhận thức.
Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan thì công tác tuyên truyền chỉ có 50,3 % phiếu của các đối tượng được phỏng vấn đánh giá cho ở mực độ tốt và 49,7% ở mức khá, trung bình bởi vẫn còn những hạn chế sau:
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động tuyên truyền còn thấp, các công cụ, phương tiện phục vụ còn thiếu nên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa phong phú đa và dạng nên chưa thu hút được sự quan tâm đông đảo của mọi người.
- Kỹ năng tuyên truyền của một số cán bộ xã/phường và Kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, thông tin chuyển tải còn ít, thiếu chiều sâu nên tính thuyết phục
- Trình độ, nhận thức pháp luật của người dân sống gần rừng, liền rừng còn thấp, đặc biệt tại khu vực bản Thượng Sơn - xã Trường Sơn nên việc tiếp thu các nội dung tuyên truyền còn hạn chế, hiệu quả đạt chưa cao.
Hình 4.16. Bảng tin tuyên truyền và biển cảnh báo cháy rừng đặt tại tuyến đƣờng 11, xã Trƣờng Sơn
Nhìn chung, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời có tác dụng răn đe và giáo dục nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc, bất cập từ thể chế chính sách, pháp luật cũng như tồn tại, hạn chế từ bộ máy các cơ quan hành chính và đội ngũ công chức, viên chức. Vì vậy, nếu không thực hiện đồng bộ các giãi pháp căn cơ để khắc phục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm lâm; đồng thời làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới.