Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 42 - 43)

a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 119.418,19 ha, trong đó đất nông nghiệp là 108.6686,18 ha; đất phi nông nghiệp là 7.495,20 ha; đất chưa sử dụng là 3.236,81 ha. Chia ra các nhóm đất sau: Nhóm đất cát, nhóm đất phèn, nhóm phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất tầng mỏng.

Tài nguyên đất của huyện Quảng Ninh tương đối phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng như cây lâm nghiệp, cây ăn trái và các loại hình cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng...Vì vậy, để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng hai bên các dòng sông, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, làm ổn định các dòng chảy chảy mặt tránh xói lở, hạn chế lũ lụt...

b) Tài nguyên rừng

Huyện Quảng Ninh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 102.305,29 ha (trong đó: rừng tự nhiên 78.339,38 ha; rừng trồng 15.386,48 ha và đất lâm nghiệp 8.579,43 ha), với 3 loại rừng gồm: rừng đặc dụng 127,56 ha; rừng phòng hộ 44.778,88 ha và rừng sản xuất 55.869,14 ha. Rừng tự nhiên và rừng trồng của huyện Quảng Ninh khá đa dạng về chủng loại cây trồng và có trữ lượng gỗ tương đối lớn (rừng tự nhiên tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Trường Sơn, Trường Xuân). Song song với công tác trồng mới rừng, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Trường Sơn, Trường Xuân thực hiện giao khoán Bảo vệ rừng đối với diện tích rừng tự nhiên do UBND xã quản

lý cho cộng đồng dân cư theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP để chăm sóc, bảo vệ hơn 3.000ha; Giao rừng tự nhiên cho 9 cộng đồng thôn, bản quản lý với 1.860 ha; đồng thời tuyên truyền bảo vệ rừng, chú trọng phòng cháy, chữa cháy rừng, tích cực tuần tra bảo vệ rừng. Nhờ đó diện tích và chất lượng rừng ngày càng nâng cao [9].

c) Tài nguyên biển và ven biển

Huyện Quảng Ninh có đường bờ biển dài khoảng 25 km, chạy dọc theo địa phần hai xã Võ Ninh, Hải Ninh. Dọc theo bờ biển có cửa sông chính là sông Nhật Lệ, đây là điều kiện tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên nói chung và việc nuôi trồng thủy hải sản nói riêng.

Ngư trường biển có nguồn lợi hải sản phong phú và có nhiều giá trị như tôm hùm, mực, cá thu, cá chim,…Vùng cửa sông mặn lợ có giá trị như tôm, cua, rau câu,... có hàng trăm ha ao hồ thủy lợi và các ao hồ khác trong dân cư, sông cụt có thể nuôi cá nước ngọt, cá lồng bè. Dọc bờ biển Quảng Ninh có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp có thể đưa vào khai thác phát triển du lịch như bãi tắm Hải Ninh, bãi tắm Nhật Lệ...[9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)