Đơn vị tính: Tỷ lệ % đồng ý TT Các tiêu chí đánh giá Xã Trƣờng Sơn Xã Trƣờng Xuân Tổng Long Sơn Thƣợng Sơn Kim Sen I Nhóm I - HGĐ nghèo
1 Có ít lao động trong độ tuổi
(≤ 3 người) 66,1 61,7 70,9 66,2
2 Diện tích đất sản xuất ít 60,3 53,1 58,2 57,2
3 Ít/không có vật nuôi đại gia
súc (trâu, bò) 70,9 75,3 79,1 75,1
4 Nhà ở tạm/không kiên cố 82,5 71,1 73,5 75,7
5 Thu nhập hàng tháng thấp
và không thường xuyên 93,7 91,5 88,9 91,4
II Nhóm II - HGĐ Trung bình
1 Số lao động trong độ tuổi: 3
- 4 người 75,3 78,5 73,8 75,9
2 Diện tích đất sản xuất trung
bình 63,4 62,7 61,4 62,5
3 Có ít vật nuôi đại gia súc
(trâu/bò): khoảng 1 con 81,7 89,8 85,7 85,7
4 Nhà ở bán kiên cố 75,6 78,1 70,9 74,9
5 Thu nhập hàng tháng thấp,
nhưng thường xuyên 92,5 93,5 91,7 92,6
III Nhóm III - HGĐ Khá
1 Có nhiều lao động trong độ
tuổi 77,3 76,5 78,5 77,4
2 Diện tích đất sản xuất khá
TT Các tiêu chí đánh giá Xã Trƣờng Sơn Xã Trƣờng Xuân Tổng Long Sơn Thƣợng Sơn Kim Sen
3 Có vật nuôi đại gia súc
(trâu/bò): trên 1 con 88,3 89,5 85,8 87,9
4 Nhà ở kiên cố 71,3 70,5 73,2 71,7
5 Thu nhập hàng tháng
khá/cao và thường xuyên 88,3 87,4 85,8 87,2
Tiêu chí về thu nhập: Các HGĐ thuộc nhóm I là những hộ có nguồn thu nhập hàng tháng thấp và không ổn định (91,4% ý kiến); các HGĐ thuộc nhóm II có nguồn thu nhập hàng tháng cũng ở mức thấp nhưng ổn định và thường xuyên hơn (92,6% ý kiến). Các HGĐ thuộc nhóm III có nguồn thu nhập ổn định hơn và đạt ở mức khá (87,2% ý kiến). Nhìn chung, đời sống của phần lớn người nông dân, đồng bào dân tộc sống gần rừng, liền rừng còn nhiều khó khăn, thiếu việc làm, không có thu nhập, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng; trong khi nhu cầu lâm sản cho phát triển kinh tế và đáp ứng cuộc sống hàng ngày của người dân đã tác động lớn lên tài nguyên rừng.
Kết quả điều tra cho thấy, áp lực sinh kế của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ trung bình và nghèo có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, bởi trình độ dân trí còn hạn chế, đa phần các hộ gia đình lấn chiếm đất rừng, phá rừng lấy đất canh tác nương rẫy, chuyển đổi rừng sang các mục đích sử dụng khác… Cơ cấu kinh tế ở các xã chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, với cách thức sản xuất kinh tế lạc hậu vì thế nguồn thu nhập ở các xã này khá thấp và sống chủ yếu dựa vào rừng để sinh sống, kiếm kế sinh nhai. Vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng của cơ quan Kiểm lâm và chính quyền địa phương gặp rất nhiều áp lực khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình được nhà nước giao cho. Đặc biệt, các Kiểm lâm địa bàn là những người gặp nhiều khó khăn nhất khi phải thường xuyên đối mặt với những hộ gia đình nghèo bị vi phạm bởi họ là những người đóng trên địa bàn thường xuyên tiếp xúc nên không thể xử lý kiên quyết đúng theo pháp luật những người vi phạm này bởi đằng sau những
người vi phạm còn con cái và vợ con, miếng ăn được tính theo từng bữa. Ngoài ra, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn về nhà cửa, đồ dùng hầu như không có gì giá trị nên đa số những người vi phạm không có khả năng để thi hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tạo thành một tiền lệ xấu cho các đối tượng khác. Nhu cầu sử dụng đất của người dân sống gần rừng, ven rừng để canh tác rất lớn nên dù biết phạm luật nhưng vẫn cố tình vi phạm lấn chiếm đất rừng trái pháp luật gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Mặc dù, hộ gia đình ngày càng trở nên quan trọng trong việc tạo vốn rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, đến nay lâm nghiệp nhà nước với hình thức quản lý là hệ thống các Ban quản lý và lâm trường vẫn giữ một vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, lâm nghiệp nhà nước vận hành như hiện nay đã và đang bộ lộ một số hạn chế, yếu kém như sử dụng đất đai kém hiệu quả, tài nguyên rừng nhất là rừng tự nhiên đang ngày càng bị suy giảm (Bộ NN&PTNT và UNREDD, 2010 [4]).
b) Mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng của các hộ gia đình * Nguồn thu từ các sản phẩm từ rừng
Trong những năm gần đây, tình hình khai thác tài nguyên rừng tại Quảng Ninh đang có những diễn biến khá phức tạp và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ tài nguyên tại đây. Kết quả điều tra cho thấy, có 76,92% hộ gia đình ở các xã trong khu vực nghiên cứu trả lời có tham gia vào việc khai thác tài nguyên rừng, còn lại 23,08% trả lời không tham gia vào các hoạt động khai thác. Số tháng tham gia vào các hoạt động khai thác là từ 2-11 tháng, tùy theo các sản phẩm. Tỷ lệ nhóm hộ nghèo tham gia các hoạt động khai thác rừng chiếm 37,14% tổng số hộ của toàn xã, nhóm hộ cận nghèo chiếm 34,29%, nhóm hộ từ trung bình đến khá chiếm 28,57%. Từ đó, cho thấy hộ càng nghèo thì càng tham gia vào các hoạt động khai thác tài nguyên rừng càng nhiều hơn. Mặc dù, hộ nghèo có nhiều hoạt động liên quan đến sử dụng tài nguyên rừng, tuy nhiên số liệu điều tra lại cho thấy thu nhập từ rừng của nhóm hộ nghèo lại ít hơn so với nhóm hộ cận nghèo và không nghèo, lý do được các hộ giải thích là nhóm hộ nghèo thường khai thác sản phẩm chủ yếu rừng cho mục đích sử dụng, bên cạnh
Bảng 4.14. Các sản phẩm khai thác chủ yếu của ngƣời dân địa phƣơng Sản phẩm Số hộ tham gia Số ngƣời tham gia bình quân/hộ Số tháng tham gia bình quân/năm Số ngày tham gia bình quân/ngƣời/ tháng Củi 70 1,13 6,75 3,25 Gỗ 68 1,12 9,74 11,04 Mây 9 2 3 15 Mật ong 31 1 6 2 Lá nón, đót 6 1 8 3 Săn bắt động vật 3 1 10 5 Đánh bắt thủy sản 5 1 11 5 Đá cảnh 3 1 2 5 Cây cảnh 13 1 3 4
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn hộ gia đình, 2019.
Đa số các hộ được hỏi cho rằng việc săn bắt động vật, khai thác lá nón, đánh bắt thủy sản, đá cảnh, cây cảnh … diễn ra rất ít, thường kết hợp với việc khai thác gỗ, củi và chủ yếu để sử dụng trong gia đình, thu nhập không đáng kể.
Kết quả điều tra hộ gia đình khai thác cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người dân địa phương tác động vào tài nguyên rừng là không có đủ tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày (chiếm 100% các hộ khai thác), thiếu lương thực để ăn chiếm 97,14%, thiếu đất sản xuất chiếm 84,14%, để sử dụng hàng ngày của hộ gia đình chiếm 81,43%, không có nghề nghiệp và nghề rừng được xem là kế sinh nhai chiếm 80%, để làm nhà và đồ dùng trong nhà chiếm 62,86%, …và điều quan trọng làm cho người dân tác động mạnh mẽ hơn được các hộ khai thác cho rằng đó là mức độ quản lý bảo vệ rừng chưa thực sự nghiêm ngặt chiếm 51,43%. Mặc dù đất sản xuất trên đầu người lớn hơn mức bình quân của cả nước, song phần lớn người dân ở đây cho rằng vì là xã thuần nông là chủ yếu, cuộc sống người nông dân thường gắn với đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó diện tích đất để thực sự sản xuất tạo ra được sản phẩm vẫn thấp.
tiêu dùng của người dân ở đây. Phần lớn các xã là có diện tích để sản xuất lúa một vụ và hai vụ, tuy nhiên diện tích ít, mùa hè thường thiếu nước sản xuất nên năng suất thấp (vụ đông xuân 159kg/sào, vụ hè thu 60kg/sào), trong khi đó chủ yếu là trồng lạc, trồng ngô chiếm phần lớn diện tích đất trồng cây hàng năm (chiếm hơn 62%) thì năng suất thấp, chủ yếu do thiếu nguồn nước và bị dịch bệnh (lạc 70kg/sào, ngô 160kg/sào). Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng người dân có những tác động tiêu cực trong việc khai thác tài nguyên rừng để mưu sinh cuộc sống hàng ngày.
* Tình hình đốt nương rẫy liên quan đến cháy rừng
Tình hình thiếu đất canh tác kéo dài từ những thập niên trước đây cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Từ năm 2000 đến nay, nhờ đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, nên người dân sống vùng gần rừng, liền rừng đã có đất để trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng, có điều kiện tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy vậy, đa số diện tích đất lâm nghiệp giao cho dân từ quỹ đất của các Lâm trường quốc doanh chủ yếu là ở xa vùng dân cư, một số diện tích đất rừng chuyên giao là rừng phòng hộ nên người dân không hưởng ứng.
Hiện trên địa bàn huyện Quảng Ninh có 2 xã, với 15 bản, 464 hộ và 2.036 nhân khẩu có tham gia phát nương làm rẫy phục vụ đời sống, với diện tích đất nương rẫy canh tác hiện có là 308,9ha, trong đó, xã Trường Sơn có 186,9ha và xã Trường Xuân có 122ha tập trung trên đất rừng sản xuất (Bảng 4.15). Tại nhiều bản còn tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống vật chất, ý thức còn hạn chế nên việc tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn. Mặt khác, tập quán canh tác và mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng cũng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng.
Bảng 4.15. Phân bố diện tích đất nƣơng rẫy theo đơn vị hành chính TT Xã Diện tích đất nƣơng rẫy hiện có (ha)
Tổng Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ
1 Trường Sơn 186,9 186,9 0
2 Trường Xuân 122,0 122,0 0
Nguyên nhân là do đồng bào thiếu đất canh tác ổn định, nhưng công tác quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy còn hạn chế, chưa được coi trọng đúng mức, chưa gắn với quy hoạch sử dụng đất đai và giao đất, giao rừng. Tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất rất khó kiểm soát và nguy cơ cháy rừng trong mùa khô là rất cao.
Với những nguyên nhân trên càng chứng tỏ mối liên quan chặt chẽ giữa vấn đề sinh kế hiện tại của người dân địa phương trong xã với việc tham gia tác động vào tài nguyên rừng. Để hạn chế những tác động này thì vấn đề quan trọng là phải có các giải pháp đồng bộ và quan trọng nhất là đi sâu giải quyết vấn đề cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình, tạo được việc làm, đa dạng hóa nguồn thu và tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Đây sẽ là cơ sở chính cho việc giảm các tác động bất lợi của người dân địa phương vào tài nguyên rừng.
Do chưa thực hiện đúng nguyên tắc “giao đất phải đồng thời với việc giao rừng” nên nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng “rừng không chủ trên đất có chủ” đã tạo kẽ hở cho nạn phá rừng, xâm hại tài nguyên rừng và đất rừng trái phép khó kiểm soát trong thời gian dài, dẫn đến việc tranh chấp, lấn chiếm trái phép rừng và đất lâm nghiệp ở nhiều nơi. Các dạng mâu thuẫn chủ yếu gồm mâu thuẫn về ranh giới đất đai, mâu thuẫn về địa bàn quản lý, mâu thuẫn về hình thức khai thác và chủng loại khai thác, mâu thuẫn về các cách xử lý của các cơ quan chức năng, cụ thể như sau:
Mâu thuẫn về ranh giới đất đai thường xảy ra dưới các dạng, giữa hộ gia đình với hộ gia đình (trong cùng cộng đồng hoặc với người sống bên ngoài), giữa hộ gia đình với các cơ quan quản lý nhà nước, giữa thôn này với thôn khác, giữa thôn với cơ quan quản lý đất lâm nghiệp. Trong đó, những mâu thuẫn giữa hộ gia đình với hộ gia đình thường được giải quyết thông qua thương lượng. Nhiều khu vực địa giới hành chính ở cấp xã và thôn đã phân chia ranh giới không rõ ràng gây nên nhiều tranh cãi bất đồng và nhầm lẫn giữa người dân địa phương và các cấp chính quyền, giữa người dân trong thôn và giữa các thôn với nhau. Phỏng vấn 30 người thì 20 người cho rằng có mâu thuẫn về đất đai, trong số đó phản ứng xung đột là 70%.
Bảng 4.16. Các loại mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên ở khu vực nghiên cứu
Loại mâu thuẫn
Số cá nhân không mâu thuẫn Số cá nhân có mâu thuẫn Hình thức thể hiện Có phản ứng/xung đột (%) Không phản ứng ( )
Ranh giới đất đai 10 20 70,0 30,0
Địa bàn khai thác, sử dụng 22 8 25,0 75,0 Hình thức khai thác 19 11 18,2 81,8 Chủng loại khai thác 8 22 45,45 54,55 Cách xử lý của các cơ quan chức năng 12 18 16,7 83,3
Nguồn: Phỏng vấn UBND xã và thảo luận nhóm người dân 2019 Mâu thuẫn về địa àn quản lý và khai thác, thường được thể hiện giữa các cá nhân trong nhóm chẳng hạn như khúc sông đánh bắt cá, nơi lấy củi. Giữa cá nhân và cơ quan quản lý chẳng hạn họ cho rằng họ có quyền được khai thác và sử dụng tài nguyên rừng ở khu vực nào đó bởi vì trước đó họ vẫn khai thác. Phỏng vấn 30 người thì chỉ có 8 người cho rằng có mâu thuẫn, trong số đó chỉ có 25% là có phản ứng xung đột.
Mâu thuẫn về hình thức khai thác, thường giữa cơ quan quản lý và đối tượng khai thác, chẳng hạn một số đối tượng khai thác họ rằng họ có thể khai thác cá từ thiên nhiên bằng bất cứ hình thức nào kể cả dùng điện, khai thác một số loại lâm sản bằng cách nhổ cả cây, săn bắt động vật rừng kể cả mùa sinh sản của chúng… Phỏng vấn 30 người thì chỉ có 11 người có mâu thuẫn về hình thức khai thác, trong số đó 18,2% là có xung đột.
Chủng loại khai thác, thường giữa cơ quan quản lý và đối tượng khai thác, hoặc giữa nhóm người này với nhóm người khác. Chẳng hạn, một số người dân cho rằng một số loại lâm sản như lợn rừng, một số loại lâm sản ngoài gỗ có
nên cho phép người dân khai thác, trong khi đó theo quy định của pháp luật lại bị ngăn cấm. Phỏng vấn 30 người thì chỉ có 22 người có mâu thuẫn về hình thức khai thác, trong số đó 45,45% là có xung đột.
Cách xử lý của các cơ quan chức năng, nhất là đối với xử lý vi phạm, cấp phép khai thác, phân chia đất đai, theo kết quả phỏng vấn trực tiếp 30 người thì 18 người cho rằng các cơ quan chức năng xử lý các vụ việc thiếu tính minh bạch hoặc thiên vị, một vài người cho rằng đôi khi những người thực thi luật pháp làm ngơ hoặc có dính líu tới các cá nhân vi phạm, điển hình là các vụ về khai thác gỗ trái phép trong thời gian gần đây.
Kết quả điều tra phỏng vấn các hộ gia đình về việc tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên rừng ở khu vực thì có 81 hộ cho biết đã tham gia vào các cuộc tuyên truyền bảo vệ tài nguyên do chính quyền địa phương và Hạt kiểm lâm phối hợp tổ chức, trong khi đó 10 hộ cho rằng chưa từng tham gia vào các đợt tuyên truyền (Bảng 4.17).
Bảng 4.17. Mức độ tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu
Ý kiến
Mức độ của việc tham gia các hoạt động tuyên truyền
Tham gia và kêu gọi mọi người cùng
chung tay bảo vệ tài nguyên rừng Nhiệt tình và hưởng ứng các hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng Tham gia nhưng không hưởng ứng Đến chỉ để có mặt, không quan tâm đến nội dung Số HGĐ 37 59 4 1
Nguồn: Điều tra phỏng vấn hộ gia đình 2019
Ý nghĩa của việc tham gia vào hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên rừng cũng được các hộ gia đình cho biết, có 81 hộ gia đình có ý kiến cho rằng