Công tác tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 64 - 65)

Hệ thống tổ chức QLBVR của huyện hàng năm được rà soát, kiện toàn theo quy định hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Theo Điều 3 Chương I của Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Bình (ban hành kèm theo Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 06/8/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình). Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố, 02 Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và các phòng nghiệp vụ thuộc Chi cục theo quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; đồng thời có biện pháp bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo chức danh, tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác QLBVR huyện Quảng Ninh năm 2018 như sau (Bảng 4.8).

Bảng 4.8. Tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác QLBVR huyện Quảng Ninh năm 2018

Tên tổ chức Số lƣợng tổ chức Số biên chế (ngƣời) Trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng Trung cấp Chƣa qua đào tạo I. Cấp huyện 1 29 29 0

1. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

01 29 29

II. Cấp xã, chủ rừng 14 230 60 170 0

1. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

14 230 60 170

III. Tổ, đội BVR cơ sở 44 1.172 172 300 700

Tổ chức bộ máy làm công tác QLBVR trên địa bàn huyện do cấp có thẩm quyền tổ chức thành lập tương đối đầy đủ và hoàn thiện với 59 tổ chức có tổng biên chế 424 người, trong đó: cấp huyện có 01 tổ chức với 29 người; cấp xã, đơn vị chủ rừng có 14 đơn vị với 230 người; Tổ đội cơ sở có 44 tổ chức với 1.172 người. Số người chưa qua đào tạo một chuyên ngành về QLBVR là 700 người, chiếm 48% lực lượng QLBVR của huyện. Trong hệ thống lực lượng QLBVR huyện thì lực lượng Kiểm lâm địa bàn là lực lượng nòng cốt trong công tác QLBVR của huyện. Nếu căn cứ theo khoản 2, điều 6 Quyết định số 07/2012/QĐ- TTG ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng thì phấn đấu đến năm 2015 bình quân cứ 1.000 ha rừng trên phạm vi toàn quốc có một biên chế kiểm lâm phụ trách thì số lượng Kiểm lâm địa bàn phụ trách các xã hiện nay đã được bố trí đầy đủ, hợp lí.

Như vậy, qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng tổ chức hoạt động của lực lượng làm công tác QLBVR ở huyện cho thấy, lực lượng làm công tác QLBVR hàng năm đã được tổ chức rà soát, kiện toàn lực lượng theo quy định. Tuy nhiên, ở đây lực lượng chưa qua đào tạo còn nhiều, chất lượng hoạt động thấp, bên cạnh là lực lượng chuyên trách được đào tạo bài bản thì các lực lượng còn lại không được chuyên sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)