Diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 52 - 60)

Bảng 4.4. Diễn biến diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2018 [15]

Năm Diện tích 2014 2015 2016 2017 2018 Rừng tựnhiên (ha) 78.309,23 78.309,23 78.339,38 78.295,40 78.427,03 Rừng trồng (ha) 15.362,32 15.457,35 15.386,48 15.424,14 15.502,78 Độche phủ(%) 70,3 70,5 70,7 70,2 71,0 Diện tích có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) tập trung chủ yếu ở một số xã như: Trường Sơn, Trường Xuân, Vĩnh Ninh, Hải Ninh, Vạn Ninh, An

Ninh. Đây cũng là nơi thường xuất hiện các điểm nóng về tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phá rừng, lấn chiếm đất đâm nghiệp và cháy rừng. Tổng diện tích có rừng của toàn huyện trong giai đoạn 2014 - 2018, diện tích có rừng có xu

hướng tăng giảm cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng qua các năm, diện tích rừng tự nhiên tăng phần lớn là do công tác khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi rừng; diện tích rừng trồng giảm phần lớn là ở những diện tích rừng sản xuất đến chu kỳ

khai thác.

Hình 4.1. Biến động diện tích có rừng, rừng tựnhiên và rừng trồng huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 –2018(Đvt: ha)

Diện tích rừng năm 2015 tăng thêm được 95ha so với năm 2014, chủ yếu là từ rừng trồng, tuy nhiên, năm 2016 lại giảm 40,7ha, trong đó, rừng trồng giảm 70,9ha, chủ yếu từ diện tích rừng khai thác theo chu kỳ và diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 30,2ha, chủ yếu khoanh nuôi, phục hồi rừng. Năm 2017, tổng diện tích rừng toàn huyện giảm 6,3ha, trong đó, rừng tự nhiên giảm 44,0ha và rừng trồng tăng thêm 37,7ha.

Bảng 4.5. Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị tính: ha; [tăng (+)/giảm (-)]

Phân loại rừng Tổng diện tích S trong quy hoạch Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất S ngoài quy hoạch Cộng Đầu nguồn Chắn gió Chắn sóng Tổng rừng và đất LN 0 10 0 0 0 0 0 10 -10 - Rừng phân theo nguồn gốc 1,921 1,934 18 80 87 -8 0 1,836 -13 - Rừng phân theo điều kiện lập địa

1,921 1,934 18 80 87 -8 0 1,836 -13

- Rừng tự nhiên phân theo loài cây 118 137 0 -171 -171 0 0 309 -20 - Rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng 118 137 0 -171 -171 0 0 309 -20 - Đất chưa có rừng quy hoạch cho LN -1,921 -1,924 -18 -80 -87 8 0 -1,826 3

Năm 2018, diện tích có rừng tăng thêm được 210,3ha, trong đó rừng tự nhiên tăng 131,6ha và rừng trồng tăng thêm được 78,6ha. So với giai đoạn 2006 - 2010 toàn huyện trồng được 1.552ha rừng tập trung, thuộc các dự án DPPR, dự

án 661 và tự phát của người dân, bình quân mỗi năm trồng được 310,4ha.

Hình 4.2. Biến động diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018

Tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng tăng từ 84.186ha năm 2014 lên 86.107ha vào năm 2018, tăng thêm 1.921ha, trong đó, rừng tự nhiên tăng thêm

118ha, rừng trồng tăng thêm 1.803ha. Năm 2018, rừng tự nhiên theo loài cây, chủ yếu là loài cây gỗ tăng thêm 118ha, trong đó là rừng sản xuất tăng 309ha và

Hình 4.3. Biến động diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp

theo điều kiện lập địa trên địa bàn huyện Quảng Ninhgiai đoạn 2014 - 2018

Theo điều kiện lập địa tổng diện tích có rừng và đất lâm nghiệp năm 2018 tăng thêm được 1.921ha, trong đó, rừng trên núi đất tăng 2.139ha (RPH tăng 106ha và RSX tăng 2.012ha), rừng trên núi đất và rừng trên cát tương ứng giảm (-) 158ha (RPH giảm -19ha, RSX giảm -125ha) và (-) 61ha (RPH giảm -8ha và RSX -51ha). Đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp giảm từ 18.120ha vào

năm 2014 giảm xuống còn 16.199ha vào năm 2018, giảm - 1.921ha, bình quân giảm - 384ha/năm.

Độ che phủ rừng có xu thế tăng nhẹ qua các năm, từ 70,3% năm 2014 tăng lên 71,0% năm 2018, tuy nhiên, năm 2017 độ che phủ rừng toàn huyện giảm 0,5% so với năm 2016, do diện tích rừng tự nhiên là rừng phòng hộ giảm 44,0ha so với năm trước đó, bởi nguyên nhân chính là bóc tách các diện tích có tiềm

năng sản xuất của vùng núi đá tập trung nhằm giải quyết nhu cầu đất sản xuất

cho đồng bào dân tộc và các thành phần kinh tế khác tại các xã Trường Sơn, Trường Xuân. Ngoài ra, còn có một số tiểu khu có rừng tự nhiên thuận lợi cho sản xuất khác cũng được chuyển qua rừng sản xuất để tạo điều kiện cho các chủ

rừng tham gia Dự án có sự hỗtrợ của quốc tế đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách mà vẫn đạt mục tiêu quản lý bảo vệ rừng đặt ra.

Hình 4.4. Biến động diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp

theo trữ lƣợngtrên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018

Rừng tự nhiên và rừng trồng của huyện Quảng Ninh khá đa dạng vềchủng loại cây trồng và có trữ lượng gỗ tương đối lớn (rừng tự nhiên tập trung chủ yếu

trên địa bàn xã Trường Sơn, Trường Xuân). Song song với công tác trồng mới rừng, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Trường Sơn, Trường Xuân thực hiện giao khoán Bảo vệ rừng đối với diện tích rừng tự nhiên do UBND xã quản lý cho cộng đồng dân cư theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP để chăm sóc, bảo vệ hơn

3.000ha; giao rừng tự nhiên cho 9 cộng đồng thôn, bản quản lý với 1.860 ha;

đồng thời tuyên truyền bảo vệ rừng, chú trọng phòng cháy, chữa cháy rừng, tích cực tuần tra bảo vệ rừng. Nhờ đó diện tích và chất lượng rừng ngày càng nâng cao.

Bảng 4.6. Diện tích và phân bố các loài cây trồng rừng theo đơn vị hành chính xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018

TT

Loài cây trồng rừng (ha)

Bạch đàn Cao su Keo Lim Thông nhựa Tổng

1 Anh Ninh 8,2 5,9 126,8 - - 140,9 2 Gia Ninh - - 7,0 - - 7,0 3 Hàm Ninh 4,2 - 224,4 - - 228,5 4 Hải Ninh - - 48,1 - - 48,1 5 Hiền Ninh 82,2 - 158,6 - - 240,8 6 Trường Sơn 44,8 48,9 2.156,4 27,5 - 2.277,6 7 Trường Xuân 107,7 47,9 2.823,2 150,9 0,5 3.130,2 8 Vạn Ninh 43,0 20,1 255,4 - - 318,5 9 Võ Ninh - - 67,2 - - 67,2 10 Vĩnh Linh 5,5 1,3 857,1 - - 863,9 11 Xuân Ninh 5,4 - 87,0 - - 92,4 12 Tổng 300,9 124,2 6.811,2 178,4 0,5 7.415,2

Giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã trồng mới được 7,415ha, bình quân mỗi năm trồng mới được 1.483ha; với các loài cây chủ yếu như Keo các loại có diện tích lớn nhất, 6.811ha, chiếm 91,9% tổng diện tích rừng trồng của toàn huyện, bình quân mỗi năm trồng mới được 1.362ha các loài Keo; tiếp đến Bạch đạn có 301ha, chiếm 4,1%; Cao su trồng mới được 124ha, chiếm 1,7%... Diện tích rừng trồng mới tập trung chủ yếu ở các xã Trường Xuân, có 3.130ha, chiếm 42,2% tổng diện tích rừng trồng mới của toàn huyện giai đoạn 2014 - 2018; tiếp đến, xã Trường Sơn (2.278ha, 30,7%), Vĩnh Ninh (864ha, 11,6%), Vạn Ninh (318ha, 4,3%), …

Kết quả phân tích cho thấy, có 75% số hộ gia đình trên địa bàn huyện có diện tích rừng trồng Bạch đàn ≤ 2,11ha/hộ gia đình, Keo các loại có diện tích ≤ 3,4ha/hộ (trong đó có 1.315 hộ không có diện tích rừng trồng Bạch đàn và 586 hộ không có diện tích rừng trồng Keo các loại); có 50% số hộ có diện tích rừng

các loài cây trồng rừng chính (Bạch đàn, Keo các loại) bình quân trên HGĐ có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất rừng, quản lý rừng, đặc biệt là các hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng trồng thuộc rừng sản xuất đối với các lâm phần đến chu kỳ khai thác.

Hình 4.5. Phân bố diện tích cây Keo các loại, Bạch đàn bình quân/HGĐ theo đơn vị hành chính xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh năm 2018

Nhìn chung, giai đoạn 2014 - 2018, các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quản lý và sử dụng nguồn vốn Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả và đúng quy định. Các nhiệm vụ kế hoạch đã thực hiện đảm bảo chỉ tiêu khối lượng và chất lượng trên tất cả các lĩnh vực; tuân thủ các quy hoạch, kế hoạch đề ra, đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, quy trình, quy phạm được tăng cường từ đó giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh. Trong quá trình thực hiện đã kết hợp, lồng ghép các chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)