Giai đoạn 2014 - 2018, mặc dù nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và đặc dụng, song các đơn vị chủ rừng đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích rừng được giao. Công tác trồng rừng đã được Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quan tâm đầu tư, các chỉ tiêu, nhiệm vụ khác trong lĩnh vực Lâm nghiệp được tổ chức thực hiện tốt, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành NN&PTNT, đóng góp chung cho phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
4.2.4. Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp
Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp là một hoạt động thường xuyên, liên tục được chỉ đạo trong các cuộc họp của UBND huyện và Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh. Cùng với chủ trương bảo vệ rừng của tỉnh, Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình
trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tích cực phối hợp với các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương ba bám - “bám dân, bám rừng, bám chính quyền”. Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh đã cùng với các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Theo dõi chặt chẽ số lượng gỗ khai thác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp có đầy đủ thủ tục hành chính từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập, xuất để lưu thông.
Bảng 4.11. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018
Số vụ/diện tích 2014 2015 2016 2017 2018
Số vụ phá và lấn chiếm 01 0 0 0 01
Diện tích phá và lấn chiếm 1,3 0 0 0 1,5
Nguồn: Báo cáo Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh các năm 2014- 2018 [14]
Từ các biện pháp trên việc ngăn chặn nạn phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp đã có một số hiệu quả nhất định. Số trường hợp và diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị phá và lấn chiếm đã giảm mạnh và được hạn chế mức thấp nhất. Năm 2014 số vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp là 01 vụ với tổng diện tích 1,3ha. Trong ba năm 2015, 2016, 2017 không xảy ra trường hợp nào phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Đến năm 2018 có 01 vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp với tổng diện tích là 1,5 ha. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại các vụ phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp của các năm trước đó vẫn còn tồn tại, đa số chỉ mới dừng lại ở phát hiện lập biên bản kiểm tra hiện trường còn các công việc điều tra đối tượng vi phạm, xử lý, khắc phục hậu quả vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Hình 4.13. Phá và lấn chiếm rừng tại khoảnh 1, TK391B, xã Trƣờng Xuân
Ngoài ra, có một thực trạng xấu đang diễn ra tại huyện Quảng Ninh là cùng với nhu cầu của thị trường trong những năm gần đây về tiêu thụ gỗ nguyên liệu đặc biệt là các loài cây Keo, Bạch đàn kéo theo việc người dân địa phương sống gần rừng, liền rừng có công việc không ổn định, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào rừng và mong muốn làm giàu nhanh chóng từ việc trồng rừng nguyên liệu. Dẫn đến tình trạng một số hộ gia đình cố tình phát, đốt và lấn chiếm rừng tự nhiên; khai thác chích kiệt một số diện tích rừng trồng Thông nhựa từ các chương trình Dự án hỗ trợ sai quy định pháp luật nhằm mục đích xin thanh lý rừng để lấy đất trồng rừng nguyên liệu.
Hình 4.14. Hiện trƣờng vụ phá rừng Phòng hộ để trồng rừng kinh tế tại khoảnh 1, TK 391B, xã Trƣờng Xuân
Lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã thực hiện có hiệu quả phương châm “bảo vệ rừng tại gốc” và “xã hội hóa công tác bảo vệ rừng”, cả trong nhận thức và hoạt động thực tiển. Sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ rừng giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm từng bước đi vào nề nếp. Lực lượng Kiểm lâm đã thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng rừng của các chủ rừng; nắm chắc tình hình an ninh rừng để chủ động tổ chức kiểm tra, truy quét lâm tặc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4.2.5. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật QLBVR trên địa bàn huyện Quảng Ninh luôn được các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh với nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương như: hàng năm Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh chỉ đạo tất cả các cán bộ Kiểm lâm địa bàn tăng cường phối hợp với các cán bộ thôn, xóm lồng ghép các nội dung QLBVR và PCCCR trong các cuộc họp thôn, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về QLBVR và PCCCR. Bên cạnh đó, còn tổ chức tuyên truyền thông qua các đợt diễn tập PCCCR, QLBVR và ký cam kết bảo vệ rừng đến từng các hộ dân…nên đã từng bước nâng cao được nhận thức của nhân dân về vị trí tác dụng của rừng, tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
Hàng năm Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các xã và Kiểm lâm địa bàn trong lĩnh vực QLBVR như: tập huấn về nghiệp vụ tuần tra rừng, nghiệp vụ về PCCCR, công tác khuyến nông - khuyến lâm, sử dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác QLBVR, các kỹ năng về thuyết trình, tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLBVR. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho các cán bộ Kiểm lâm địa bàn và cán bộ các xã/phường nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật trong công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn.
Trong năm 2018, công tác tuyên truyền cho cộng đồng người dân xã địa phương không tham gia vào các hoạt động khai thác tài nguyên rừng đã được chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng kiểm lâm. Với các nội dung tuyên truyền về ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng,…đã giúp cộng động hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng. Bên cạnh việc tuyên truyền bằng phương pháp phổ biến như nói chuyện theo chuyên đề, các đợt tuyên truyền còn phổ biến bằng các hình ảnh, chiếu phim, tờ rơi, áp phích, ngoài ra hệ thống loa phát thanh xã cũng thường xuyên phát những tin tức liên quan về tài nguyên rừng nhằm để giúp người dân dễ dàng tiếp thu và nâng cao nhận thức.
Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan thì công tác tuyên truyền chỉ có 50,3 % phiếu của các đối tượng được phỏng vấn đánh giá cho ở mực độ tốt và 49,7% ở mức khá, trung bình bởi vẫn còn những hạn chế sau:
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động tuyên truyền còn thấp, các công cụ, phương tiện phục vụ còn thiếu nên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa phong phú đa và dạng nên chưa thu hút được sự quan tâm đông đảo của mọi người.
- Kỹ năng tuyên truyền của một số cán bộ xã/phường và Kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, thông tin chuyển tải còn ít, thiếu chiều sâu nên tính thuyết phục
- Trình độ, nhận thức pháp luật của người dân sống gần rừng, liền rừng còn thấp, đặc biệt tại khu vực bản Thượng Sơn - xã Trường Sơn nên việc tiếp thu các nội dung tuyên truyền còn hạn chế, hiệu quả đạt chưa cao.
Hình 4.16. Bảng tin tuyên truyền và biển cảnh báo cháy rừng đặt tại tuyến đƣờng 11, xã Trƣờng Sơn đặt tại tuyến đƣờng 11, xã Trƣờng Sơn
Nhìn chung, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời có tác dụng răn đe và giáo dục nhân dân trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc, bất cập từ thể chế chính sách, pháp luật cũng như tồn tại, hạn chế từ bộ máy các cơ quan hành chính và đội ngũ công chức, viên chức. Vì vậy, nếu không thực hiện đồng bộ các giãi pháp căn cơ để khắc phục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm lâm; đồng thời làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới.
4.2.6. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng tác quản lý bảo vệ rừng
Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và với người dân là một việc làm hết sức quan
làm tốt công tác QLBVR cần thực hiện tốt nhiệm vụ ba bám “bám rừng, bám dân, bám chính quyền”. Trong những năm qua, sự phối hợp giữa cơ quan Kiểm lâm với chính quyền địa phương và với người dân ngày càng được chú trọng thông qua việc xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng công an xã, phường, dân quân tự vệ và Kiểm lâm địa bàn trong hoạt động bảo vệ ranh giới biển đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự án toàn xã hội; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
Những năm gần đây tình hình vi phạm có chiều hướng giảm bởi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn, một phần nhờ vào việc thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các dân quân tự vệ, công an xã và các tổ chức hội trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Xác định công tác quản lý bảo vệ rừng lực lượng chính quyền địa phương là nòng cốt vì vậy lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh đã chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn thường xuyên về địa bàn cùng với lực lượng chính quyền địa phương và chủ rừng tổ chức kiểm tra, tuần tra rừng để nắm bắt thông tin tận kịp thời tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã có ý kiến chỉ đạo. Phối hợp với công an xã trong các vụ vi phạm về lâm luật, bắt giữ tang vật, phương tiện người vi phạm. Phối hợp với chính quyền địa phương cùng các trưởng thôn các xã thường xuyên phát trên hệ thống loa truyền thanh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân bảo vệ rừng. Năm 2018, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương đã tổ chức 60 lượt truy quét tại tiểu khu 209, 210 và 212 đã phát hiện xử lý được 10 vụ vi phạm [8]. Qua tổng hợp con số này đã giảm rất nhiều so với những năm trước đây nhờ việc thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa ba lực lượng Bên cạnh đó, Kiểm lâm địa bàn cũng thường xuyên tham mưu cho Chủ tịch UBND xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Hàng năm, dựa vào tình hình thực tế địa phương kiểm lâm địa bàn tham mưu xây dựng phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, mục tiêu phát trển lâm nghiệp bền vững cấp xã, thành lập các tổ đội bảo vệ rừng. Nhìn chung, trong những năm gần đây, sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền địa phương đã được cải thiện
rõ rệt. Nhưng sự quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp của UBND xã các cấp vẫn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. UBND các xã vẫn chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp, chưa chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng, khi sự việc xảy ra và có báo cáo đề xuất của Kiểm lâm địa bàn mới cử lực lượng tham gia, chậm triển khai, đôn đốc các công việc liên quan đến lâm nghiệp. Bên cạnh đó, người vi phạm chủ yếu là người dân địa phương vì vậy khi xử lý vi phạm còn chưa thực sự kiên quyết để phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Điển hình là các vụ vi phạm liên quan đến phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp trong các năm. Ngoài ra, sự phối hợp trong việc thực hiện theo thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ngày 04 tháng 01 năm 2012 quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản (nay là thông tư số 27/2018/TTBNNPTNT của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý, truy suất nguồn gốc lâm sản và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) về các vấn đề liên quan đến xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng và cây cảnh, cây bóng mát cho các hộ gia đinh chưa thực sự chặt chẽ. Khi xác nhận gỗ rừng trồng và cây cảnh, bóng mát đa số UBND các xã không liên hệ với Kiểm lâm địa bàn để cùng xác nhận nguồn gốc hợp pháp hay không dẫn đến việc Kiểm lâm địa bàn không nắm được thông tin và cập nhật diễn biến rừng kịp thời, nguy hiểm hơn là tạo điều kiện cho những kẻ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng trên đất bất hợp pháp và lợi dụng thủ tục hồ sơ để lưu thông, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến việc khai thác, chế biến, tiêu thụ gỗ trái phép
Rừng tự nhiên tại một số địa phương đã được giao cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý, nhưng hiệu quả quản lý chưa cao (do chính sách hưởng lợi chưa cụ thể và chưa đầy đủ). Bên cạnh đó, các chủ rừng chưa chú trọng đúng mức vai trò, trách nhiệm để có biện pháp cụ thể trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Đồng thời, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng chưa chặt chẽ. Công tác xác minh nguồn gốc lâm sản và xử lý vi phạm chưa triệt để.
Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan.
Chưa có quy ước quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng quá thấp (100.000đ/ha/năm) nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng.
Các đơn vị quản lý còn thụ động trong việc nắm bắt, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, nhất là việc quản lý các đối tượng thường xuyên vi phạm; Năng lực, kinh nghiệm của các ngành chức năng quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; Công tác xử lý đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp (trước đây Luật Bảo vệ và Phát triển rừng) thiếu kiên quyết, chưa triệt để; Công tác