Cháy rừng tại lâm phần của BQL RPH ven biển Nam Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 63)

Trong vòng hơn 5 năm, trên địa bàn huyện Quảng Ninh xảy ra 10 vụ cháy lớn, nhỏ và đối tượng chủ yếu là cháy các loại rừng trồng, thời điểm phát lửa từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, mà nguyên nhân cháy xuất phát từ sự thiếu ý thức trong sử dụng lửa của người dân trong vấn đề xử lý thực bì và vệ sinh rừng. Ngoài ra, khi xảy ra cháy rừng, Hạt Kiểm lâm cùng các cơ quan có chức năng chưa thực sự kiên quyết điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý theo đúng pháp luật. Hệ thống đường băng cản lửa so với yêu cầu PCCCR vẫn còn thiếu, đặc biệt có khu vực nếu xảy ra cháy lớn sẽ rất khó tiếp cận, tổ chức lực lượng và phương tiện để cứu chữa kịp thời. Hệ thống hồ, đập dự trữ nước phân bố không đều, địa hình phức tạp, phương tiện chữa cháy chủ yếu là thủ công, còn phương tiện cứu hỏa cơ giới không tiếp cận được đến hiện trường. Công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật chưa được thường xuyên và chưa thực sự sâu rộng. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR cũng như dụng cụ chữa cháy còn thô sơ, bảo hộ lao động cho người chữa cháy chưa được trang bị đầy đủ.

Nhìn chung, Công tác PCCCR của huyện Quảng Ninh trong các năm qua đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn cần phải phát huy những việc đã làm được và khắc phục điểm chưa làm được để đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa như: công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về PCCCR cho người dân,

tổ chức diễn tập nâng cao kiến thức cho người dân về chữa cháy rừng, công tác xử lý thực bì trước thời điểm nắng nóng, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện chữa cháy.

4.2.2. Công tác tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng

Hệ thống tổ chức QLBVR của huyện hàng năm được rà soát, kiện toàn theo quy định hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Theo Điều 3 Chương I của Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Bình (ban hành kèm theo Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 06/8/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình). Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố, 02 Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và các phòng nghiệp vụ thuộc Chi cục theo quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; đồng thời có biện pháp bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo chức danh, tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác QLBVR huyện Quảng Ninh năm 2018 như sau (Bảng 4.8).

Bảng 4.8. Tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác QLBVR huyện Quảng Ninh năm 2018 huyện Quảng Ninh năm 2018

Tên tổ chức Số lƣợng tổ chức Số biên chế (ngƣời) Trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng Trung cấp Chƣa qua đào tạo I. Cấp huyện 1 29 29 0

1. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

01 29 29

II. Cấp xã, chủ rừng 14 230 60 170 0

1. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

14 230 60 170

III. Tổ, đội BVR cơ sở 44 1.172 172 300 700

Tổ chức bộ máy làm công tác QLBVR trên địa bàn huyện do cấp có thẩm quyền tổ chức thành lập tương đối đầy đủ và hoàn thiện với 59 tổ chức có tổng biên chế 424 người, trong đó: cấp huyện có 01 tổ chức với 29 người; cấp xã, đơn vị chủ rừng có 14 đơn vị với 230 người; Tổ đội cơ sở có 44 tổ chức với 1.172 người. Số người chưa qua đào tạo một chuyên ngành về QLBVR là 700 người, chiếm 48% lực lượng QLBVR của huyện. Trong hệ thống lực lượng QLBVR huyện thì lực lượng Kiểm lâm địa bàn là lực lượng nòng cốt trong công tác QLBVR của huyện. Nếu căn cứ theo khoản 2, điều 6 Quyết định số 07/2012/QĐ- TTG ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng thì phấn đấu đến năm 2015 bình quân cứ 1.000 ha rừng trên phạm vi toàn quốc có một biên chế kiểm lâm phụ trách thì số lượng Kiểm lâm địa bàn phụ trách các xã hiện nay đã được bố trí đầy đủ, hợp lí.

Như vậy, qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng tổ chức hoạt động của lực lượng làm công tác QLBVR ở huyện cho thấy, lực lượng làm công tác QLBVR hàng năm đã được tổ chức rà soát, kiện toàn lực lượng theo quy định. Tuy nhiên, ở đây lực lượng chưa qua đào tạo còn nhiều, chất lượng hoạt động thấp, bên cạnh là lực lượng chuyên trách được đào tạo bài bản thì các lực lượng còn lại không được chuyên sâu.

4.2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản

Trong 5 năm (giai đoạn 2014 - 2018) lực lượng Kiểm lâm và cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã phát hiện và xử lý 523 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm lâm, tương ứng 105 vụ vi phạm/năm, tăng bình quân (+) 3,24%/5 năm về tổng số vụ vi phạm, trong đó, hành vi thu hồi lâm sản không có người nhận có tổng số 360 vụ, bình quân có 72 vụ/5 năm, chiếm 68,8% tổng số vụ vi phạm trên địa bàn huyện trong 5 năm, tăng bình quân (+) 4,31%/5 năm về số vụ vi phạm; tiếp đến là hành vi mua, bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, KDLS trái pháp luật có tổng 142 vụ, bình quân 28,4 vụ/5 năm, tăng bình quân (+) 3,24%/5 năm về số vụ vi phạm (Bảng 4.9).

Bảng 4.9. Số vụ vi phạm các quy định của Nhà nƣớc về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 Hành vi vi phạm Giai đoạn 2014 - 2018 Tổng Tỷ lệ (%) 2014 2015 2016 2017 2018 Vi phạm quy định chung về BVR 1 0 0 0 1 2 0,4 Phá rừng, lấn chiếm rừng trái pháp luật 0 1 0 2 0 3 0,6 Vi phạm thủ tục HC trong mua bán, vận chuyển, CB... 3 1 1 2 1 8 1,5 Khai thác rừng trái phép 1 0 0 3 3 7 1,3 Vi phạm quy định về PCCCR 1 0 0 0 0 1 0,2 Mua, bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, KDLS trái PL 27 36 24 27 28 142 27,2

Thu hồi lâm sản không

có chủ nhận 60 75 74 79 72 360 68,8 Vi phạm các quy định về quản.lý, bảo vệ ĐVHD 0 0 0 0 0 0 - Vi phạm quy định về trồng rừng mới thay thế MĐ khác 0 0 0 0 0 0 - Vi phạm quy định của Nhà nước về trồng rừng 0 0 0 0 0 0 - Hành vi khác 0 0 0 0 0 0 - Tổng 93 113 99 113 105 523 100,0 Tỷ lệ (%)

Nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch số 1451/KH-UBND ngày 18/12/2013 về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Qua đó, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước đối với xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; xử lý nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện có 34 cơ sở cưa xẻ gỗ, 12 cơ sở nuôi động vật rừng sinh trưởng. Huyện Quảng có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, do vậy kéo theo việc sử dụng các loại lâm sản tăng cao. Hơn nữa, huyện có điều kiện giao thông rất thuận lợi nên việc lưu thông hàng hóa, do vậy tình hình vi phạm lâm luật diễn ra hết sức dễ dàng. Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 cho thấy, tổng số vụ vi phạm lâm luật là 523 vụ, bình quân có 105 vụ vị phạm/năm, với khối lượng gỗ là 622,860m3, bình quân 124,572m3/năm (Bảng 4.10).

Bảng 4.10. Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 giai đoạn 2014-2018 Năm Số vụ Khối lƣợng gỗ (m3) Khối lƣợng động vật (kg) Tiền phạt (triệu đồng) Tiền bán lâm sản (triệu đồng) 2014 93 94,067 0 288,660 1.542,814 2015 113 176,864 0 282,250 1.980,108 2016 99 125.150 0 162,750 741,866 2017 113 102.425 0 179,750 886,500 2018 105 124.345 0 122,250 1.606,680 Tổng 523 622,860 0 1.035,660 6.757,968

Năm 2014 số vụ vi phạm là 93 vụ, với tổng khối lượng gỗ tịch thu được là 94,067 m3, bình quân 1,011 m3/vụ; tổng số tiền xử phạt thu nộp ngân sách Nhà nước là 1.831,5 triệu đồng, trong đó, tiền xử phạt là 288,66 triệu đồng và tiền bán lâm sản là 1.542,814 triệu đồng. Năm 2015, số vụ vi phạm lâm luật tăng lên 113 vụ, tăng thêm 20 vụ so với năm 2014 (93 vụ), tổng khối lượng gỗ tịch thu tăng lên 176,864m3, bình quân 1,565m3/vụ; tổng số tiền xử phạt là 282,25 triệu đồng. Số vụ vi phạm lâm luật tăng so với năm trước đó, bởi những hình thức vi phạm của bọn lâm tặc ngày càng xảo quyệt và tinh vi hơn; chúng chọn thời điểm hoạt động vào ban đêm khiến cơ quan chức năng khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Hình 4.8. Kiểm tra phƣơng tiện vận chuyển Lâm sản có dấu hiệu vi phạm

Năm 2016 kiểm tra phát hiện, lập biên bản xử lý: 99 vụ, giảm - 14 vụ so với năm 2015, tổng khối lượng gỗ tịch thu 125,150m3, bình quân 1,264m3/vụ; tổng số tiền xử phạt là 162,75 triệu đồng. Năm 2017 kiểm tra, lập biên bản xử lý: 113 vụ, tăng 14 vụ so với năm 2016 (99 vụ), khối lượng lâm sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước: 102,425 m3, bình quân 0,906 m3/vụ. Tổng thu nộp ngân sách: 1.066,25 triệu đồng, trong đó, tiền bán lâm sản 886,5 triệu đồng và thu xử phạt vi phạm hành chính 179,75 triệu đồng.

Hình 4.9. Gỗ tập kết tại khu vực Sắt , xã Trƣờng Sơn

Năm 2018 phát hiện 105 vụ, giảm -8 vụ, với khối lượng tịch thu là 124,345m3, bình quân 1,184 m3/vụ; tiền phạt 122,25 triệu đồng, tiền bán lâm sản 1.606,68 triệu đồng, tổng thu nộp ngân sách: 1.728,93 triệu đồng. Trong năm này, Hạt Kiểm lâm chỉ đạo Trạm Kiểm lâm, Tổ Kiểm lâm cơ động tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra kiểm soát lâm sản và tổ chức lực lượng chốt chặn tại các tuyến giao thông, khu vực trọng điểm hay diễn ra hoạt động mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép (tuyến đường 10,11, sông sông Long Đại, Nhật Lệ...) nên số vụ vi phạm đã giảm xuống. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm cũng đã phối hợp với các ban, nghành tổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đến các địa phương cơ sở nên nhận thức của người dân ngày càng nâng lên; tình trạng chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi đã được hạn chế.

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đã thực hiện đúng quy định của pháp luật; việc lập hồ sơ, xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo đúng người, đúng hành vi góp phần tích cực trong việc răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Trên địa bàn đã được kiểm soát không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, mua,

Hình 4.10. Khai thác gỗ trái phép tại TK 329, xã Trƣờng Sơn tại TK 329, xã Trƣờng Sơn

Hình 4.11. Gỗ do đầu nậu gửi nhà dân, Trƣờng Sơn Trƣờng Sơn

Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 số vụ vi phạm lâm luật và khối lượng lâm sản tịch thu có xu hướng tăng nhẹ, nhưng không đáng kể, số vụ vi phạm lâm luật bình quân tăng 3,24%/5 năm, số lượng lâm sản tịch thu bình quân tăng 7%/5 năm; số tiền xử phạt giảm - 19%/5 năm và số tiền thu được từ bán lâm sản tăng + 1%/5 năm. Nhìn chung, tình hình vi phạm về lâm nghiệp được giữ vững, trong khi những thủ đoạn vi phạm, nhất là tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái pháp luật ngày càng tinh vi. Để thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ gắn với triển khai hiệu quả Chỉ thị số 13- CT/TW của Ban Bí thư, Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt, động bộ, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017 và hệ thống văn bản dưới luật. Mặt khác do sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt được một số kết quả tích cực, ý thức của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó các đối tượng có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật ngày càng tinh vi. Phần lớn các vụ vi phạm phát hiện thường xảy ra vào ban đêm nên lực lượng chức năng khó phát hiện bắt giữ và ngăn chặn nên lượng gỗ vượt qua địa bàn huyện trong đêm bằng các loại phương tiện vẫn còn xảy ra. Hoạt động khai thác lâm sản trái phép xảy ra nhiều từ tháng 4 đến tháng 6 và ba tháng cuối năm. Đáng quan

khai thác thêm để bán cho bọn buôn lậu vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Đối tượng vi phạm thường là các chủ đầu nậu mua lại từ người dân lao động có đời sống khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, nhận thức thấp nên bị kẻ xấu lợi dụng xúi giục phá rừng và khai thác gỗ. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn thiếu về phương tiện và cả pháp lý nên gặp nhiều khó khăn trong việc bắt giữ, lập hồ sơ các vụ vi phạm.

Hình 4.12. Gỗ tập kết tại khu vực bến sông Long Đại

Giai đoạn 2014 - 2018, mặc dù nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và đặc dụng, song các đơn vị chủ rừng đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích rừng được giao. Công tác trồng rừng đã được Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quan tâm đầu tư, các chỉ tiêu, nhiệm vụ khác trong lĩnh vực Lâm nghiệp được tổ chức thực hiện tốt, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành NN&PTNT, đóng góp chung cho phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

4.2.4. Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp

Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp là một hoạt động thường xuyên, liên tục được chỉ đạo trong các cuộc họp của UBND huyện và Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh. Cùng với chủ trương bảo vệ rừng của tỉnh, Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình

trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tích cực phối hợp với các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương ba bám - “bám dân, bám rừng, bám chính quyền”. Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh đã cùng với các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)