Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 61 - 64)

diện tích 314ha rừng bị thiệt hại, nguyên nhân các vụ cháy rừng phần lớn là do việc sử dụng lửa rừng không có kiểm soát cũng như vệ sinh rừng của người dân địa phương (Bảng 4.6).

Bảng 4.7. Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014- 2018 giai đoạn 2014- 2018

Năm Số vụ Diện tích

(ha) Thời điểm Loại rừng Nguyên nhân

2014 01 5,6 Tháng 5 Rừng

trồng

Sử dụng lửa trong rừng không kiểm soát

2015 0 0 0 0 0

2016 01 1,2 Tháng 7 Rừng

trồng

Sử dụng lửa trong rừng không có kiểm soát và vệ sinh rừng 2017 03 54,1 Tháng 5,6 Rừng trồng Xây dựng dự án FLC và vệ sinh rừng 2018 04 252,99 Tháng 5,6,7,8 Rừng trồng Đốt vàng mã trong rừng và không vệ sinh rừng Tổng 10 313,89

(Nguồn: Báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh các năm 2014 - 2018) [9]

Giai đoạn 2014 - 2018 số vụ cháy và diện tích cháy của huyện Quảng Ninh ngày càng tăng, trong đó, cao nhất là các năm 2017 xảy ra 03 vụ diện tích thiệt hại 54,1 ha; năm 2018 xảy ra 04 vụ, diện tích 252,99ha. Số vụ cháy rừng ở trên xảy ra trên địa bàn 03 xã vùng cát ven biển xã Hải Ninh, Võ Ninh, Gia Ninh. Nguyên nhân cháy là do thời tiết nắng nóng kéo dài, kết hợp gió Lào và lớp thực bì dày đặc cỏ rười, cỏ đuôi chồn nhiều khô nỏ nên số vụ và diện tích cháy rất lớn.

khai nên tình hình an ninh trật tự không ổn định, lượng người và du khách ra vào nhiều nên khó kiểm soát trong quá trình sử dụng lửa trong các ngày nắng nóng.

Hình 4.6. Lớp thực bì cỏ rƣời, vật rơi rụng dƣới các lâm phần rừng trồng Keo tại xã Hải Ninh

Năm 2014 trên địa bàn huyện Quảng Ninh tại khoảnh 2, tiểu khu 373A xã Hải Ninh xảy 01 vụ cháy rừng trồng Keo, phi lao trên đất cát thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình với diện tích 5,6ha; nguyên nhân là người dân sử dụng lửa trong rừng không kiểm soát được kết hợp lớp thực bì dày đặc khô nỏ.

Trong các năm 2017, 2018 trên địa bàn huyện Quảng Ninh xảy ra 07 vụ cháy rừng Phi lao, Keo lá tràm trên địa bàn 03 xã Hải Ninh, Võ Ninh, Gia Ninh thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình và rừng trồng do UBND các xã vùng cát quản lý gây thiệt hại 307,09 ha rừng trồng. Nguyên nhân cháy rừng do đốt vàng mã và thực hiện thi công dự án nghĩ dưỡng cao cấp FLC Quảng Bình, mặt khác lớp thực bì khô nỏ cành nhánh, cỏ rười, cỏ đuôi chồn nhiều kết hợp gió Fơn – Tây Nam (gió Lào) nên gây ra

Hình 4.7. Cháy rừng tại lâm phần của BQL RPH ven biển Nam Quảng Bình

Trong vòng hơn 5 năm, trên địa bàn huyện Quảng Ninh xảy ra 10 vụ cháy lớn, nhỏ và đối tượng chủ yếu là cháy các loại rừng trồng, thời điểm phát lửa từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, mà nguyên nhân cháy xuất phát từ sự thiếu ý thức trong sử dụng lửa của người dân trong vấn đề xử lý thực bì và vệ sinh rừng. Ngoài ra, khi xảy ra cháy rừng, Hạt Kiểm lâm cùng các cơ quan có chức năng chưa thực sự kiên quyết điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý theo đúng pháp luật. Hệ thống đường băng cản lửa so với yêu cầu PCCCR vẫn còn thiếu, đặc biệt có khu vực nếu xảy ra cháy lớn sẽ rất khó tiếp cận, tổ chức lực lượng và phương tiện để cứu chữa kịp thời. Hệ thống hồ, đập dự trữ nước phân bố không đều, địa hình phức tạp, phương tiện chữa cháy chủ yếu là thủ công, còn phương tiện cứu hỏa cơ giới không tiếp cận được đến hiện trường. Công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật chưa được thường xuyên và chưa thực sự sâu rộng. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR cũng như dụng cụ chữa cháy còn thô sơ, bảo hộ lao động cho người chữa cháy chưa được trang bị đầy đủ.

Nhìn chung, Công tác PCCCR của huyện Quảng Ninh trong các năm qua đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn cần phải phát huy những việc đã làm được và khắc phục điểm chưa làm được để đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa như: công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về PCCCR cho người dân,

tổ chức diễn tập nâng cao kiến thức cho người dân về chữa cháy rừng, công tác xử lý thực bì trước thời điểm nắng nóng, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện chữa cháy.

4.2.2. Công tác tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng

Hệ thống tổ chức QLBVR của huyện hàng năm được rà soát, kiện toàn theo quy định hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Theo Điều 3 Chương I của Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Bình (ban hành kèm theo Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 06/8/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình). Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố, 02 Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và các phòng nghiệp vụ thuộc Chi cục theo quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; đồng thời có biện pháp bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo chức danh, tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện quảng ninh tỉnh quảng bình​ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)