thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao nhằm khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lao động sẵn có. “Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ rừng, phát triển rừng, phát huy các lợi ích của rừng phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Lâm nghiệp 2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 [12]) nhất thiết phải thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất, cần phải tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất vùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất, sản xuất; tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững phải đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương và sự chỉ đạo của cấp Trung ương, địa phương ở một mức độ hợp lý; phù hợp với chính sách, quy hoạch cấp trên (cấp tỉnh) và phù hợp với nhu cầu, nguyên vọng của cộng đồng, tận dụng được những lợi thế của địa phương và có tính địa phương nhất định.
Việc quản lý bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp có tầm quan trọng lớn nhất đối với sự tồn vong của loài người. Không chỉ vì rừng có chức năng quan trọng trong điều tiết khí hậu và với sự đa dạng sinh học của chúng là cơ sở của sự tiến hóa của cuộc sống trên trái đất; mà rừng còn là nguồn tài nguyên vô giá cho cuộc sống của con người với những giá trị cao và không thể thay thế về nguồn dược liệu và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp. Cho dù là rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng luôn luôn phải đặt vấn đề sử dụng bền vững các giá trị sinh thái, môi trường, kinh tế và xã hội của chúng thay vì chỉ đặt ra các giải pháp bảo vệ. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp cũng chính là giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng hữu hiệu nhất. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp giữa việc bảo vệ rừng với việc sử dụng rừng, cụ thể:
- Sử dụng bền vững vốn rừng hiện có để chuyển những giá trị tiềm năng của chúng thành những lợi ích kinh tế và từ đó khuyến khích mối quan tâm bảo vệ rừng của những người dân địa phương cũng như những nhà hoạch định chính sách;
tự nhiên. Trước hết cần kể đến các hệ thống nông lâm kết hợp hiệu quả và phù hợp với điều kiện địa phương.
Hình 2.1. Sơ đồ các bƣớc thực hiện nghiên cứu của đề tài