a) Giải pháp về kinh tế
Điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn. Đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Nhu cầu về đất để trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp phát triển kinh tế ngày càng cao, thói quen sử dụng gỗ, lâm đặc sản từ rừng tự nhiên trong xã hội ngày càng tăng, đây là những yếu tố kích thích người dân
sản trái pháp luật, tạo áp lực rất lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Vì vậy, cần đảm bảo các yêu cầu:
- Chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm tạo sinh kế nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho người dân địa phương, đặc biệt là các nhóm HGĐ nghèo và trung bình, ở các xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn và tập trung (xã Trường Sơn, Trường Xuân…) giảm dần áp lực của người dân vào rừng, tạo cho người dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm truyền thống lâu nay vẫn lấy từ rừng; đồng thời, tạo sự phát triển bền vững cả về mặt sinh thái môi trường cũng như về kinh tế, giúp người dân hưởng lợi từ rừng một cách lâu dài và khoa học.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư, nhất là các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh việc tổ chức các xã/phường vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơ chế chính sách có liên quan đến lĩnh vực nông lâm nghiệp, nông dân, nông thôn của Trung ương, tỉnh. Mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp huyện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh như phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và các sản phẩm nông, lâm nghiệp…
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ thị trường; chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung vào các sản phẩm có lợi thế, có sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nâng cao chất lượng hoạt động của dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân, doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
- Đẩy nhanh tiến độ việc áp dụng chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các xã có rừng góp phần hỗ trợ được một phần kinh phí vào công tác QLBVR và hỗ trợ một phần kinh tế cho người dân.
b) Giải pháp về xã hội
- Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản
xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do cấp có thẩm quyền quyết định); nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất.
- Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ ở cấp xã thuộc các vùng khó khăn để đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt cho một số người dân sống gần rừng, nhóm HGĐ nghèo, trung bình, để họ có đủ năng lực thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống.