Các nhân tố tác động đến ROE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 63)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Mức tăng/ giảm 2014 so với 2013 Mức tăng/ giảm 2015 so với 2014 ROE 18,89% 44,06% 24,37% 133,29% -44,69% ROS 11,01% 19,55% 13,05% 77,61% -33,28% Vòng quay tổng tài sản 0.7543 0.8973 1.3831 18,96% 54,15% Hệ số đòn bẩy tài chính 227,44% 251,14% 135,06% 10,42% -46,22%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2013 -2015

Từ bảng 2.8, có thể thấy năm 2014, ROS tăng 77,61%, vòng quay tổng tài sản tăng 18,96%, hệ số đòn bẩy tài chính tăng 10,42% và cả ba yếu tố này đều có tác động làm ROE tăng 133,29%. Năm 2015, vòng quay tổng tài sản tăng 54,15% nhưng ROS giảm 33,28%, hệ số đòn bẩy tài chính giảm 46,22%, có tác động làm ROE giảm

44,69% so với năm 2014. Như vậy, ROS và hệ số đòn bẩy tài chính có tác động mạnh tới ROE, kéo ROE có diễn biến cùng chiều với hai yếu tố này. ROS là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp, hệ số đòn bẩy tài chính là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Tình hình kinh doanh của công ty năm 2014 phát triển mạnh so với năm 2013, đến năm 2015 tuy nền kinh tế gặp thêm càng nhiều khó khăn nhưng công ty đã giữ được mức doanh thu khá ổn định, doanh thu giảm so với năm 2014, mặt khác chi phí đầu vào lại đắt đỏ, dẫn tới ROS tăng trong năm 2014 và giảm trong năm 2015. Năm 2014 so với 2013, doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên các khoản giải ngân vay nợ ngắn hạn cũng tăng, nhưng đến 2015 thì hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, công ty chủ trương trả dần nợ cũ và không giải ngân thêm nợ mới, dẫn đến hệ số đòn bẩy tài chính tăng trong năm 2014 và giảm trong năm 2015. Điều này dẫn đến ROE cũng tăng trong năm 2014 so với năm 2013 và giảm trong năm 2015 so với 2014.

2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phân tích dựa trên các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động, số vòng quay vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, thời gian một vòng quay vốn lưu động. Thông số của các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty giai đoạn 2013 -2015 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Mức tăng/ giảm 2014 so với 2013 Mức tăng/ giảm 2015 so với 2014

Doanh thu thuần 533.020 1.005.077 967.652 88,56% -3,72% Vốn lưu động 363.790 917.695 573.151 152,26% -37,54% Lợi nhuận sau thuế 58.686 196.540 126.258 234,90% -35,76% Tỷ suất sinh lời VLĐ 0,161 0,214 0,220 32,76% 2,86% Số vòng quay VLĐ

(vòng) 1,465 1,095 1,688 -25,25% 54,15%

Hàm lượng VLĐ 0,683 0,913 0,592 33,78% -35,13% Thời gian một vòng

quay VLĐ 246 329 213 33,78% -35,13%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2013 -2015

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động cho biết mỗi đồng vốn lưu động của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty tăng dần trong giai đoạn 2013 -2015.Năm 2013, một đồng vốn lưu động tạo ra 0,161 đồng lợi nhuận sau thuế; tỷ suất sinh lời vốn lưu động năm 2014 là 0,214 và năm 2015 là 0,220. Điều này là do mức tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2014 cao hơn nhiều so với mức tăng vốn lưu động và mức giảm của lợi nhuận sau thuế ít hơn mức giảm của vốn lưu động năm 2015, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng.

Số vòng quay vốn lưu động phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Năm 2013, vốn lưu động quay được 1,465 vòng; năm 2014, vốn lưu động quay

được 1,095 vòng và năm 2015, vốn lưu động quay được 1,688 vòng. Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm 25,25% năm 2014 so với năm 2013 và tăng 54,15% năm 2015 so với năm 2014.

Tương ứng với số vòng quay vốn lưu động, thời gian một vòng chu chuyển của vốn lưu động trong năm 2013 là 246 ngày, năm 2014 tăng lên 329 ngày và năm 2015 giảm còn 213 ngày. Có thể nói tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của công ty đã được cải thiện, nhanh hơn khiến thời gian chu chuyển của một vòng vốn đã ngắn hơn.

Hàm lượng vốn lưu động cho thấy để có một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Theo bảng 2.7, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần 0,683 đồng vốn lưu động trong năm 2013; 0,913 đồng trong năm 2014 và 0,592 đồng trong năm 2015. Chỉ tiêu này tăng vào 2014 và giảm mạnh hơn vào năm 2015 cho thấy trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty có giảm sút vào năm 2014 và đã được cải thiện vào năm 2015.

Như vậy, các chỉ tiêu trên đã phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng trong giai đoạn 2013 -2015, tốc độ luân chuyển vốn đã nhanh hơn, thời gian luân chuyển vốn được rút ngắn, trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn.

2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định được phân tích dựa trên các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lời vốn cố định, hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định. Thông số của các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng 2.10.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định được đầu tư mua sắm và sử dụng trong kỳ tạo ra 1,555 đồng doanh thu trong năm 2013; 4,964 đồng doanh thu trong năm 2014 và 7,651 đồng doanh thu trong năm 2015. Như vậy, trong năm 2014, chỉ tiêu này tăng mạnh 219,34% do trong năm này vốn cố định giảm 40,95% trong khi doanh thu thuần tăng 88,56%. Năm 2015, chỉ tiêu này tăng 54,11% do vốn cố định giảm 37,53% trong khi doanh thu chỉ giảm nhẹ 3,72% so với năm 2014.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn cố định xác định bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn cố định sử dụng trong kỳ, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2013, một đồng vốn cố định tạo ra 0,171 đồng lợi nhuận ròng; năm 2014 là 0,971 và năm 2015 là 0,998. Năm 2014, chỉ tiêu này tăng 467,16% so với năm 2013, do vốn cố định giảm 40,95% trong khi lợi nhuận ròng tăng 234,90%. Năm 2015, chỉ tiêu này tăng nhẹ 2,83% do vốn cố định giảm 37,53% trong khi lợi nhuận ròng giảm xấp xỉ 35,76%.

Hàm lượng vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần để tạo ra một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định đạt trình độ cao, số vốn cố định tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này của công ty lần lượt là 0,643 năm 2013; 0,201 năm 2014 và 0,131 năm 2015. Hàm lượng vốn cố định của công ty khá thấp, giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2013 – 2015 cho thấy trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty tốt dần qua các năm.

Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty giai đoạn 2013 -2015

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Mức tăng/ giảm 2014 so với 2013 Mức tăng/ giảm 2015 so với 2014

Doanh thu thuần 533.020 1.005.077 967.652 88,56% -3,72% Vốn cố định 342.869 202.459 126.479 -40,95% -37,53% Lợi nhuận sau thuế 58.686 196.540 126.258 234,90% -35,76% Tỷ suất sinh lợi VCĐ 0,171 0,971 0,998 467,16% 2,83% Hiệu suất sử dụng VCĐ 1,555 4,964 7,651 219,34% 54,11% Hàm lượng VCĐ 0,643 0,201 0,131 -68,68% -35,11%

Như vậy, thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định cho thấy, hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tốt dần lên qua các năm, một đồng vốn cố định đang tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận, trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty đang tốt lên, cần giữ vững thế mạnh và phát huy.

2.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam được tác giả đưa ra dựa trên thực tiễn tại công ty, kết hợp với kết quả khảo sát từ: các nhà quản trị doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát), bộ phận trực tiếp làm việc liên quan đến công tác tài chính của công ty – các chuyên viên của phòng Tài chính – Kế toán, các tư vấn viên tài chính, các chuyên viên của đơn vị kiểm toán độc lập, các chuyên viên của các ngân hàng có mối quan hệ thường xuyên với công ty. Số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu, số lượng phiếu ý kiến thu thập được là 95 phiếu, tương đương 95%.

Tổng hợp các ý kiến và tình hình thực tiễn tại công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam được đánh giá như sau:

2.4.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.4.1.1. Nhân tố con người, công tác quản trị tài chính tại công ty:

Một nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đó là yếu tố con người và công tác quản trị tài chính tại công ty, có những yếu tố tác động tốt, cũng có những yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

- Cơ cấu tổ chức quản trị tài chính:

Những yếu tố thuộc cơ cấu tổ chức quản trị tài chính có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn có thể kể đến: Công ty đã có thành phần Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty. Đồng thời, công ty cũng thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo

tình hình cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Khí Việt Nam. Công ty cũng đã có các quy trình về quản lý tài chính, thanh quyết toán, mua sắm hàng hóa….để phục vụ cho công tác quản trị tài chính. Kết quả thu được sau khi phỏng vấn lấy ý kiến khảo sát được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát – cơ cấu quản trị tài chính tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

Nội dung khảo sát Tỷ lệ ý kiến khảo sát

Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Công ty có thành phần Ban kiểm

soát, chịu trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của công ty.

95% 2% 3%

Công ty có các quy trình về quản lý tài chính, sử dụng vốn, mua sắm hàng hoá, thanh quyết toán….

85% 4% 11%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Một số yếu tố trong cơ cấu tổ chức quản trị tài chính tác động làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đó là: Công ty chưa có bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, tách biệt với bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán làm công tác ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh. Chính vì thế, công tác phân tích, tư vấn, dự báo tài chính vẫn thuộc về bộ phận kế toán. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự phù hợp về chuyên môn và trình độ cán bộ. Công ty có bộ phận theo dõi hàng tồn kho nhưng chưa thực sự hệ thống, khoa học, các phòng ban phối hợp chưa chặt chẽ trong công tác quản lý hàng tồn kho… Kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát – cơ cấu quản trị tài chính công ty

Nội dung khảo sát Tỷ lệ ý kiến khảo sát

Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Công ty có bộ phận quản trị tài

chính tách biệt bộ phận kế toán. 37% 2% 61% Nhiệm vụ ghi chép sổ sách do bộ

phận kế toán đảm nhiệm. 99% 1% 0%

Nhiệm vụ phân tích tài chính, tư vấn tài chính, dự báo tài chính thuộc về bộ phận kế toán.

45% 16% 39%

Công ty có bộ phận theo dõi hàng tồn kho riêng biệt, có hệ thống.

38% 3% 59%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Cơ cấu tổ chức quản trị tài chính cần phải được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của công ty để phát huy hết nội lực. Đây là thực tiễn còn tồn tại tại công ty.

- Công tác kế hoạch huy động và sử dụng vốn:

Công ty thường xuyên lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính. Các kế hoạch được lập dựa vào hai yếu tố chính là: tình hình thực tế thực hiện và dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế tại công ty, các kế hoạch được lập còn chưa sát sao, chưa cập nhật đúng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, dẫn đến kế hoạch tài chính còn chưa gần với thực tế thực hiện, dẫn đến nhu cầu huy động và sử dụng vốn chưa chính xác.

Công ty cũng thường xuyên xác định nhu cầu vốn lưu động, nhưng do kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty còn chưa được lập một cách sát với thực tế nên nhu cầu vốn lưu động cũng được xác định chưa đúng và phù hợp với tình tình thực tế.

Kết quả thu được khi khảo sát về công tác kế hoạch huy động và sử dụng vốn được thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát – công tác kế hoạch huy động và sử dụng vốn tại công ty

Nội dung khảo sát Tỷ lệ ý kiến khảo sát

Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Công ty thường xuyên lập kế

hoạch sản xuất kinh doanh. 99% 1% 0%

Công ty thường xuyên lập kế

hoạch tài chính. 97% 1% 2%

Các kế hoạch được lập dựa trên

tình hình thực tế thực hiện. 88% 6% 6%

Các kế hoạch được lập căn cứ vào dự báo tình hình sản xuất kinh doanh năm tiếp theo.

81% 9% 10%

Công ty thường xuyên xác định

nhu cầu vốn lưu động. 94% 0% 6%

Nhu cầu vốn lưu động được xác

định mang tính chất chủ quan. 54% 25% 21%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Công tác sử dụng nguồn vốn:

Công ty luôn sử dụng vốn cố định, vốn lưu động đúng mục đích, đúng theo tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty, luôn có bộ phận theo dõi, cập nhật mọi thay đổi về nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên, vì công tác lập kế hoạch chưa thật chính xác nên công tác sử dụng nguồn vốn còn xa rời kế hoạch nguồn vốn. Đồng thời, công ty còn có nhiều khoản chi lãng phí, chưa thật cần thiết. Các ý kiến phỏng vấn thu được được tổng hợp trong bảng 2.14.

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát – công tác sử dụng vốn tại công ty

Nội dung khảo sát Tỷ lệ ý kiến khảo sát

Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Công ty sử dụng vốn lưu động

đúng mục đích. 69% 9% 22%

Công ty sử dụng tài sản cố định

đúng mục đích. 61% 14% 26%

Công ty còn nhiều khoản chi phí

không thật cần thiết, lãng phí. 49% 13% 38% Công ty sử dụng nguồn vốn bám

sát theo kế hoạch đề ra. 33% 25% 41%

Bộ phận kế toán luôn ghi chép chi tiết mọi thay đổi của nguồn vốn.

80% 1% 20%

Công ty sử dụng nguồn vốn căn

cứ vào tình hình sản xuất thực tế. 48% 12% 40%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Công tác quản lý nguồn vốn:

Công ty thường xuyên theo dõi sự tăng giảm nguồn vốn, luôn chú trọng công tác thu hồi công nợ, quản lý hàng tồn kho. Công ty cũng đã sử dụng các ứng dụng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)