Kinh nghiệm tại Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 42)

9. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Kinh nghiệm tại Singapore

Theo Hoàng Trần Hậu - 2012, Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn Nhà nước trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam:

Chính phủ Singapore đã thành lập các công ty đầu tư tài chính nhà nước để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý phần vốn thuộc sở hữu của Chính phủ tại các doanh nghiệp như: Temasek Holding Limited, Health Corporation of Singapore….Temasek là tổ chức kinh doanh vốn đầu tư nhà nước hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp. Temasek được Chính phủ Singapore cấp vốn để đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Việc cấp vốn cho hai doanh nghiệp này được thực hiện thông qua Bộ Tài chính trên cơ sở dự toán đầu tư vốn đã được Quốc hội phê chuẩn. Ngoài đặc điểm là tập đoàn do Nhà nước đầu tư vốn, Temasek hoạt động như một tập đoàn tư nhân và được khẳng định là một nhà đầu tư và một cổ đông năng động. Những ưu thế về thể chế pháp trị minh bạch, cơ chế thị trường hiện đại, cộng với tính kỹ trị và tính chuyên nghiệp cao, đã tạo điều kiện cho Temasek phát triển, uy tín ngày càng cao trong cộng đồng kinh doanh và tài chính, không chỉ trong nước mà còn vươn ra toàn cầu. Phương thức đầu tư của Temasek chủ yếu thông qua mua cổ phần các công ty kinh doanh dựa trên tầm nhìn, năng lực thẩm định và kỹ năng giao dịch đàm phán chuyên sâu. Tổng danh mục vốn đầu tư của Temasek liên tục tăng. 31% số vốn được đầu tư tại Singapore, 41% tại các nước châu Á (riêng Trung Quốc là 25%) và 28% là tại các khu vực khác trên toàn thế giới.

Từ kinh nghiệm trong huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp ở các nước nói trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Nhà nước đóng vai trò phát triển thị trường tài chính là tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn, đa dạng hoá nguồn tài trợ, giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

- Đẩy nhanh quá trình thoái vốn, giảm vốn Nhà nước trên cơ sở lộ trình hội nhập WTO, tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp và giảm sức ép về vốn cho ngân sách Nhà nước.

- Giảm dần sự can thiệp quá sâu của Chính phủ, tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp trong việc huy động và tái cơ cấu nguồn vốn.

- Về quản trị doanh nghiệp: Cần tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình của các thành viên trong hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban kiểm soát của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá các lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, trong chương này, luận văn đã trình bày các tiêu chí trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

Về vốn của doanh nghiệp, mặc dù có nhiều quan điểm khi đề cập đến phạm trù này, tuy nhiên, với đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn xem xét vốn dưới hình thái tiền tệ, trên cơ sở đó, tiếp cận về các căn cứ trong phân loại, xem xét vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về hiệu quả sử dụng vốn và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghiên cứu đã xác định rõ nội dung về hiệu quả sử dụng vốn, qua đó, tổng hợp các nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như: hiệu quả sử dụng tổng vốn, hiệu quản sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Luận văn cũng đã nêu ra một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp quốc tế, rút ra bài học cho CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam.

Các nội dung được trình bày trong chương 1 là cơ sở lý luận cho những phân tích, đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam sẽ được thực hiện trong chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

Căn cứ vào lý thuyết đã hệ thống hóa ở chương 1, chương 2 tác giả sẽ nghiên cứu, phân tích cụ thể tình hình sử dụng vốn tại CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam, dựa trên dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đầu tiên là giới thiệu về công ty, tiếp theo là phân tích tình hình vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty giai đoạn 2013 – 2015, cuối cùng là đánh giá chung, xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

2.1. TỔNG QUAN VỀ CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam

CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khí Việt– trực thuộc Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam được thành lập ngày 31/08/2007. Trụ sở chính của công ty đặt tại đường số 2B, khu công nghiệp Phú Mỹ I, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ bọc ống và dịch vụ kiểm tra thử nghiệm vật liệu - sản phẩm bọc ống cho ngành công nghiệp dầu khí. Về hoạt động, đến nay, đã thực hiện dịch vụ bọc ống cho hơn 30 dự án của các chủ đầu tư trong và ngoài nước, với tổng chiều dài ống bọc lên đến 600 km. Với tiêu chí “Chất lượng sản phẩm là giá trị cốt lõi” giúp công ty khẳng định vị trí trên thị trường, công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế để đảm bảo luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, ổn định và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015

Năm 2013 - 2014 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới và khu vực vẫn còn tiếp diễn, giá cả các mặt hàng đầu vào phục vụ sản xuất nhiều biến động và tăng cao. Nhiều dự án đầu tư trong và ngoài ngành dầu khí chậm triển khai và giãn tiến độ. Trong bối

cảnh đó, CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn đối với các gói thầu bọc ống công ty đã nhận được trước đó, đảm bảo công ăn việc làm cho các cán bộ, công nhân viên Công ty, trả nợ vay đầu tư và hoàn vốn đúng kế hoạch. Sang đến năm 2015, giá dầu thô giảm liên tục và luôn ở mức thấp trong thời gian dài đã gây tác động tiêu cực đến các dự án khai thác dầu khí và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam. Trong bối cảnh khó khăn, công ty đã chủ động thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ đẩy mạnh công tác tìm kiếm việc làm, phát triển dự án mới, tiết giảm chi phí sản xuất, dừng và giãn tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản để tập trung nguồn vốn cho sản xuất, thu xếp sử dụng vốn với hiệu quả cao nhất. Giá trị sản lượng năm 2014 (hơn 1,138 tỷ đồng) bằng 260% so với giá trị sản lượng năm 2013 (hơn 432 tỷ đồng), đến năm 2015 giá trị sản lượng chỉ còn 70% so với năm 2014 (hơn 910 tỷ đồng). Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2014 cũng tăng so với năm 2013 và đến năm 2015, giá trị lại giảm đi so với năm 2014. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh được tóm tắt trong bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 -2015) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị sản lượng (tỷ đồng) 432,69 1.138,90 910,50 260% 70% Tổng doanh thu (tỷ đồng) 533,02 1.005,08 967,65 189% 96%

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

58,68 196,54 126,25 335% 64%

Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước giai đoạn 2013 -2015, tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam khá ổn định, lợi nhuận sau thuế đạt mức khá cao và ổn định.

2.2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.2.1. Tổng nguồn vốn kinh doanh

So với năm 2013, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty có diễn biến tăng trong năm 2014, từ hơn 706 nghìn tỷ đồng lên hơn1,120 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 58,51%. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm 2014, cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều có mức gia tăng đáng kể; nợ phải trả tăng 70,25% từ 395,953 triệu đồng năm 2013 lên 674,124 triệu đồng; vốn chủ sở hữu tăng 43,55% từ 310,706 triệu đồng năm 2013 lên 446,030 triệu đồng.

Năm 2015, nguồn vốn kinh doanh của công ty lại giảm đi so với năm 2014, từ 1,120,154 triệu đồng xuống còn 699,629 triệu đồng, tương ứng với mức giản 37,54%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2015, mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn tăng 16,14% từ 446,030 triệu đồng lên 518,000 triệu đồng, nhưng do công ty giảm mạnh các khoản nợ phải trả từ 674,124 triệu đồng năm 2014 còn 181,629 triệu đồng năm 2015, tương ứng với mức giảm 73,06%.

Như vậy, có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty diễn biến tăng khá ổn định nhưng các khoản nợ phải trả lại biến động mạnh dẫn đến tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng biến động mạnh. Tuy đến năm 2015, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm mạnh so với năm 2014 và 2013 nhưng mức biến động của nợ phải trả quá lớn nên vẫn làm cho tổng nguồn vốn biến động mạnh trong giai đoạn này. Trong giai đoạn 2013 - 2015, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc thậm chí phá sản do bối cảnh kinh tế khó khăn, sự sụt giảm tổng vốn ở năm 2015 so với các năm trước là hiện tượng bình thường, tình trạng phát triển có thu hẹp nhưng chưa đáng lo

ngại. Diễn biến tăng trưởng nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2013 -2015 được thể hiện trong hình 2.1.

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2013 – 2015 của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)

Chi tiết số liệu về tình hình nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2013 -2015 được thể hiện trong bảng 2.2:

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2013 -2015

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Mức tăng/giảm 2014 so với 2013 Mức tăng/ giảm 2015 so với 2014 1. Nợ phải trả 395.953 674.124 181.629 70,25% -73,06% Vay và nợ ngắn hạn 80.751 100.602 24.868 24,58% -75,28% Phải trả người bán 52.047 89.149 14.948 71,29% -83,23% Người mua trả tiền trước 60.066 287.096 377,97% -100%

706,659 1,120,154 699,629 395,953 674,124 181,629 310,706 446,030 518,000 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

4.478 12.029 2.606 168,62% -78,34%

Phải trả người lao động 3.533 7.911 10.663 123,92% 34,79% Chi phí phải trả 5.782 19.049 7.074 229,45% -62,86% Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác

5.702 19.138 10.718 235,64% -44,00%

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 643 9.607 3.301 -98,51% -65,64% Dự phòng phải trả ngắn hạn 41.382 53.165 28,47% Vay và nợ dài hạn 100.870 29.751 5.627 -70,51% -81,09% Dự phòng phải trả dài hạn 82.081 58.410 48.659 -28,84% -16,69% 2. Vốn chủ sở hữu 310.706 446.030 518.000 43,55% 16,14% Vốn điều lệ 216.000 216.000 216.000 0% 0% Thặng dư vốn cổ phần 9.850 9.850 9.850 0% 0% Quỹ đầu tư phát triển 750 16.882 42.133 -97,75% 149,57% Quỹ dự phòng tài chính 5.946

Lợi nhuận chưa phân phối 78.160 203.298 250.017 160,10% 22,98%

3. Tổng nguồn vốn 706.659 1.120.154 699.629 58,51% --37,54%

4. Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

56,03% 60,18% 25,96% 7,41% -56,86%

phải trả

6. Nợ dài hạn / Nợ phải trả

46,21% 13,08% 29,89% -71,70% 128,55%

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)

2.2.2. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Từ bảng 2.2, có thể thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2013, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm khoảng 43,97%; năm 2014 tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 39,82%; năm 2015 tỷ lệ này là 74,04% tổng nguồn vốn. Giá trị vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm: Năm 2013, vốn chủ sở hữu là 310,706 triệu đồng; năm 2014 là 446,030 triệu đồng và năm 2015 là 518,000 triệu đồng. Nợ phải trả của công ty lại có sự biến động mạnh: Năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 56,03%, năm 2014 là 60,18%, đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 25,96%. Giá trị nợ phải trả cũng biến động mạnh: năm 2013 nợ phải trả là 395,953 triệu đồng; năm 2014 nợ phải trả tăng 70,25% lên đến 674,124 triệu đồng; đến năm 2015 nợ phải trả giảm 73,06% còn 181,629 triệu đồng. Điều này cho thấy xu hướng của công ty là gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ phải trả.

Nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 2013, nợ ngắn hạn chiếm 53,79% tổng nợ phải trả; năm 2014 tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ phải trả là 86,92%; đến năm 2015 tỷ lệ này là 70,11%. Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Qua các năm, vay và nợ ngắn hạn và phải trả người bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn. Năm 2013 và 2014, giá trị người mua trả tiền trước lớn và chiếm chủ yếu trong nợ ngắn hạn. Nhưng đến năm 2015, bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty gia tăng khoản dự phòng phải trả ngắn hạn, lên đến hơn 41,75% nợ ngắn hạn. Công ty có xu hướng giảm tỷ trọng nợ dài hạn qua các năm. Năm 2013, nợ dài hạn chiếm 46,21% tổng nợ phải trả; năm 2014 tỷ trọng nợ dài hạn trên

tổng nợ phải trả là 13,08%; đến năm 2015 tỷ lệ này là 29,89%. Trong nợ dài hạn, năm 2013, vay và nợ dài hạn chiếm chủ yếu với giá trị là 100,870 triệu đồng; nhưng sang đến các năm 2014 và 2015, giá trị vay và nợ dài hạn giảm xuống còn 29,751 triệu đồng năm 2014 và 5,627 năm 2015; bên cạnh đó, dự phòng phải trả dài hạn giảm từ 82,081 triệu đồng năm 2013 lên 58,410 triệu đồng năm 2014 và giảm còn 48,658 triệu đồng năm 2015. Điều này có thể giải thích là do bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá dầu thô giảm không phanh, nên Công ty tập trung trả bớt nợ vay dài hạn ngân hàng mà không vay thêm để giảm bớt áp lực tài chính, bên cạnh đó giữ giá trị dự phòng dài hạn ở một mức ổn định, đảm bảo tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn trước mắt.

Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của Công ty giai đoạn 2013 -2015 được thể hiện trong hình 2.2, 2.3 và 2.4.

Hình 2.2: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần bọc ống dầu khí việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)