Hình 2.5 : Diễn biến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
9. Kết cấu của đề tài
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường sau:
Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return On Investment - ROI): Chỉ tiêu tỷ suất hoàn
nghiệp, không phân biệt vốn đầu tư hình thành từ nguồn nào, cho thấy một đồng vốn đầu tư vào tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROI = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Tổng vốn bình quân
ROI là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn khách quan và có thể được dùng để so sánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư ở các doanh nghiệp khác nhau.
ROI = EBIT
Doanh thu x Tổng vốn bình quânDoanh thu
EBIT / Doanh thu: phản ánh hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, chịu ảnh hưởng bởi đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Ở mức doanh thu càng cao, khả năng gia tăng lợi nhuận hoạt động càng cao, bởi vì lúc này phần doanh thu tăng lên chỉ dùng để bù đắp phần chi phí biến đổi gia tăng tương ứng và phần còn lại là lợi nhuận tăng thêm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu cao có nghĩa là doanh nghiệp có tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ giảm chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên, khi phân tích tỷ suất này cần cẩn trọng, vì sự gia tăng tỷ số này có thể mang lại từ những chính sách không tốt, như giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc hoặc giảm tỷ lệ khấu hao, giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai.
Hệ số vòng quay vốn = Doanh thu / Tổng vốn bình quân: cho thấy hiệu quả của việc tiết kiệm vốn. Hệ số vòng quay vốn cao thể hiện doanh nghiệp có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên một đồng vốn đầu tư.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Assets – ROA): Chỉ tiêu ROA đo
lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn (tài sản) để tạo ralợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt vốn chủ sở hữu hay vốn vay.
ROA= Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu ROA phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để những người đi vay hoặc cho vay cân nhắc liệu xem doanh nghiệp có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không, là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn. ROA có ý nghĩa tương tự ROI nhưng là suất sinh lời trên tổng vốn sau thuế, còn ROI là suất sinh lời trên tổng vốn trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào doanh nghiệp đem lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
ROE có liên quan đến chi phí lãi vay, liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính.