Hình 2.5 : Diễn biến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
9. Kết cấu của đề tài
2.2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG
2.2.2. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Từ bảng 2.2, có thể thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2013, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm khoảng 43,97%; năm 2014 tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 39,82%; năm 2015 tỷ lệ này là 74,04% tổng nguồn vốn. Giá trị vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm: Năm 2013, vốn chủ sở hữu là 310,706 triệu đồng; năm 2014 là 446,030 triệu đồng và năm 2015 là 518,000 triệu đồng. Nợ phải trả của công ty lại có sự biến động mạnh: Năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 56,03%, năm 2014 là 60,18%, đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 25,96%. Giá trị nợ phải trả cũng biến động mạnh: năm 2013 nợ phải trả là 395,953 triệu đồng; năm 2014 nợ phải trả tăng 70,25% lên đến 674,124 triệu đồng; đến năm 2015 nợ phải trả giảm 73,06% còn 181,629 triệu đồng. Điều này cho thấy xu hướng của công ty là gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ phải trả.
Nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 2013, nợ ngắn hạn chiếm 53,79% tổng nợ phải trả; năm 2014 tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ phải trả là 86,92%; đến năm 2015 tỷ lệ này là 70,11%. Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Qua các năm, vay và nợ ngắn hạn và phải trả người bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn. Năm 2013 và 2014, giá trị người mua trả tiền trước lớn và chiếm chủ yếu trong nợ ngắn hạn. Nhưng đến năm 2015, bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty gia tăng khoản dự phòng phải trả ngắn hạn, lên đến hơn 41,75% nợ ngắn hạn. Công ty có xu hướng giảm tỷ trọng nợ dài hạn qua các năm. Năm 2013, nợ dài hạn chiếm 46,21% tổng nợ phải trả; năm 2014 tỷ trọng nợ dài hạn trên
tổng nợ phải trả là 13,08%; đến năm 2015 tỷ lệ này là 29,89%. Trong nợ dài hạn, năm 2013, vay và nợ dài hạn chiếm chủ yếu với giá trị là 100,870 triệu đồng; nhưng sang đến các năm 2014 và 2015, giá trị vay và nợ dài hạn giảm xuống còn 29,751 triệu đồng năm 2014 và 5,627 năm 2015; bên cạnh đó, dự phòng phải trả dài hạn giảm từ 82,081 triệu đồng năm 2013 lên 58,410 triệu đồng năm 2014 và giảm còn 48,658 triệu đồng năm 2015. Điều này có thể giải thích là do bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá dầu thô giảm không phanh, nên Công ty tập trung trả bớt nợ vay dài hạn ngân hàng mà không vay thêm để giảm bớt áp lực tài chính, bên cạnh đó giữ giá trị dự phòng dài hạn ở một mức ổn định, đảm bảo tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn trước mắt.
Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của Công ty giai đoạn 2013 -2015 được thể hiện trong hình 2.2, 2.3 và 2.4.
Hình 2.2: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2013
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)
56.03% 43.97%
Hình 2.3: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2014
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)
Hình 2.4: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng vốn năm 2015
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (2013 – 2015)
60.18% 39.82% Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 25.96% 74.04% Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu