Hình 2.5 : Diễn biến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
9. Kết cấu của đề tài
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC ỐNG DẦU
2.5.2. Những hạn chế tồn tại
Mặc dù trong giai đoạn 2013 – 2015, công ty đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn, song vẫn còn một số điểm hạn chế, ít được chú trọng. Cụ thể là:
2.5.2.1. Công tác thu hồi công nợ chưa thực sự hiệu quả
Qua các năm từ 2013 -2015, các khoản nợ phải thu tăng cao trong năm 2014 và giảm nhẹ năm 2015, tuy nhiên giá trị các khoản phải thu còn quá lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tỷ trọng các khoản công nợ phải thu khách hàng trên tổng vốn lưu động năm 2013 -2015 lần lượt là 35,23%; 48,32% và 66,40%. Diễn biến cùng chiều với giá trị các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân cũng tăng cao trong năm 2014 và giảm nhẹ năm 2015, song kỳ thu tiền bình quân vẫn còn quá dài. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và chứng tỏ công tác quản lý nợ phải thu chưa thật sự hiệu quả.
Bảng 2.21: Đánh giá khả năng thu hồi công nợ giai đoạn 2013 -2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Vốn lưu động 363.790 917.695 573.151
Các khoản phải thu ngắn hạn 128.166 443.448 380.552 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 86,563 158,835 141,579
Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2013 -2015
2.5.2.2. Công tác quản lý hàng tồn kho chưa hiệu quả
Đến năm 2015, khi công ty thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, khối lượng hàng tồn kho – chủ yếu là nguyên vật liệu vẫn còn giá trị rất lớn, điều này chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho của công ty còn nhiều vấn đề. Năm 2014, công ty đang trên đà sản xuất một số dự án lớn có trị giá hàng nghìn Đô la Mỹ, kéo dài sang năm 2015. Khi kết thúc năm 2015, công ty đã hoàn thành hết các dự án dang dở và kế hoạch năm 2016 thu hẹp sản xuất kinh doanh do tình hình kinh tế thế giới biến động, giá dầu thô sụt giảm nghiêm trọng, nhưng nhìn vào bảng 2.22 bên dưới ta thấy giá trị hàng tồn kho là nguyên vật liệu còn lại quá lớn. Điều này cho thấy công tác kế hoạch, dự toán, mua sắm nguyên vật liệu cho các dự án còn chưa sát sao, quá lãng phí, dẫn tới hàng tồn kho quá lớn, vốn dư thừa bị ứ đọng, mặc dù thời gian luân chuyển hàng tồn kho giai đoạn này đã được cải thiện đáng kể.
Bảng 2.22: Chi tiết hàng tồn kho giai đoạn 2013 -2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Hàng đang đi đường 28.783 22.488
Nguyên vật liệu 71.784 71.531 93.281
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 12.094 193.943
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2.533) (2.710) (7.331) Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng
tồn kho
117.375 292.925 97.588
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 -2015
2.5.2.3. Nguy cơ sụt giảm ROS, ROA
Năm 2015, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh thu và lợi nhuận Công ty giảm sút. Năm 2016 và một vài năm sau, dự báo thị trường dầu khí sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa, doanh thu và lợi nhuận có thể sẽ tiếp tục giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh dự báo sẽ bị ngưng trệ trong một vài năm gần kề.
Qua phân tích Dupont, có thể thấy một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm ROE năm 2015 của công ty là sự sụt giảm của ROS. ROS được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế giảm 35,76%, lớn hơn gấp nhiều lần so với mức giảm doanh thu là 3,72%. Điều này cho thấy chi phí năm 2015 giảm không tương xứng với mức giảm doanh thu, chi phí năm 2015 lớn và các nguồn vốn chưa được sử dụng tiết kiệm. Nếu ROS tiếp tục có sự sụt giảm ở các năm tiếp theo sẽ kéo theo sự sụt giảm tiếp tục của ROE, thậm chí là cả ROA. Doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến vấn đề này.
2.5.2.4. Chưa tận dụng được đòn bẩy tài chính
Trong năm 2014 và 2015, vay nợ ngân hàng của công ty có xu hướng giảm, mặc dù lãi suất giải ngân trong giai đoạn này rất hợp lý, công ty nên cân nhắc để tận dụng nguồn vốn này hơn nữa.