Hình 2.5 : Diễn biến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
9. Kết cấu của đề tài
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP BỌC
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Xét trên tình hình thực tiễn tại công ty, vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, và tỷ trọng này giảm dần qua các năm gần đây, nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
Một số giải pháp đặt ra để công ty có thể tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đó là: Công ty cần có kế hoạch quản lý, theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố
định, khai thác tối ưu tài sản cố định nhằm đảm bảo tài sản cố định có hoạt động, được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Hằng năm, công ty cần lập kế hoạch đầu tư mua sắm, kế hoạch khấu hao tài sản cố định: xác định rõ nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định, theo dõi sát sao danh mục, số lượng, giá trị từng loại tài sản cố định tăng giảm trong năm. Bên cạnh biện pháp sử dụng tài sản cố định đem lại hiệu quả cao nhất, phát huy hết hiệu suất sử dụng, cần có công tác sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định thường xuyên, giảm thiểu hư hỏng.
Định kỳ phải có công tác đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Đánh giá đúng tài sản cố định tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn, điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định, để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao tài sản cố định, không để mất vốn cố định.
Công ty cũng cần chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất nếu cần thiết, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp, kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức tài sản cố định chưa cần dùng. Công ty cũng phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi do trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước các chi phí dự phòng…